MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Chảy máu cam ở trẻ là gì?
- Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì?
- Nguyên nhân thường gặp gây chảy máu cam ở trẻ em
- Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam
- Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ em?
- Trường hợp chảy máu cam mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ
- Những sai lầm bố mẹ nên tránh khi xử lý trẻ bị chảy máu cam
- Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ bị chảy máu mũi
Chảy máu cam khá phổ biến ở trẻ em, theo thống kê, khoảng 30-40% trẻ em từng bị chảy máu cam ít nhất 1 lần. Tình trạng này thường diễn ra khi trẻ đang chơi đùa, cúi đầu hoặc chạm nhẹ vào mũi, một số trẻ có thể vô thức bị chảy máu mũi trong khi ngủ. Các bà mẹ trẻ thường sẽ khá lo sợ, bất ngờ khi gặp tình huống này, dẫn đến không dùng đúng phương pháp cầm máu, khiến tình trạng tệ hơn. Hãy cùng Huggies và bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh tìm hiểu các nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ và cách xử trí thích hợp khi trẻ bị chảy máu cam, cũng như các phương pháp phòng ngừa trong bài viết dưới đây nhé!
Chảy máu cam ở trẻ là gì?
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi, là khi có tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra phía mũi trước hoặc xuống họng. Mũi là cửa ngõ đầu tiên tiếp nhận không khí hít vào, nó chứa rất nhiều mạch máu nhỏ nằm sát bề mặt niêm mạc mũi để làm ấm không khí trước khi đi vào phổi. Vì đặc điểm này nên mạch máu mũi rất dễ bị tổn thương.
Có hai loại chảy máu mũi:
- Chảy máu mũi phía trước: bắt nguồn từ khoang mũi trước, khiến máu chảy ra ngoài qua lỗ mũi. Đây là loại chảy máu mũi phổ biến nhất (hơn 90%) và thường có thể kiểm soát tại nhà hoặc tại cơ sở y tế.
- Chảy máu mũi sau bắt nguồn từ phía sau của đường mũi, gần cổ họng. Chảy máu cam sau ít phổ biến hơn chảy máu cam trước, nhưng chúng có thể nghiêm trọng và có thể gây mất nhiều máu. May mắn là trẻ em không thường bị chảy máu mũi sau.
>> Có thể bạn quan tâm:
Chảy máu cam ở trẻ nhìn đáng sợ nhưng hầu hết có thể tự kiểm soát được tại nhà (Nguồn: Sưu tầm)
Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì?
Cơ thể thiếu hụt vitamin C, vitamin K hoặc các thành phần tham gia vào quá trình tổng hợp máu như sắt và Kali là nguyên nhân gây nên chảy máu cam ở trẻ. Ngoài ra, việc thiếu các chất này còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó bố mẹ cần lưu ý bổ sung lại lượng chất đã thiếu hụt này càng sớm càng tốt.
Mẹ có biết:
Ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp bé phát triển từ bên trong thì việc chăm sóc sức khỏe bên ngoài cũng cực kỳ quan trọng. Một trong số những sản phẩm tiếp xúc và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé trong những năm đầu đời chính là tã, bỉm. Do đó, mẹ cần lựa chọn cho bé một loại tã bỉm có khả năng thấm hút tốt, không chứa các hóa chất gây hại tới da bé. Huggies Skin Perfect là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Nguyên nhân thường gặp gây chảy máu cam ở trẻ em
- Môi trường: Không khí khô và nhiệt độ trong nhà cao sẽ làm tăng số lần chảy máu cam ở trẻ em trẻ.
- Chế độ ăn uống: Ở một số trẻ em có thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, chỉ thích ăn thịt chứ không ăn rau, lượng dinh dưỡng nạp vào không đầy đủ dẫn đến mạch máu dễ bị tổn thương.
- Thói quen xấu: như ngoáy mũi, véo mũi, dụi mũi mạnh có thể làm đứt các mạch máu nhỏ trong mũi.
- Bệnh: Chẳng hạn như sốt, ho, viêm mũi, bệnh về máu,...
- Sử dụng thuốc: Khi trẻ dùng các thuốc chống đông máu Warfarin, Dabigatran, Rivaroxaban, Apixaban, Edoxaban, Fondaparinux, Clopidogrel (biệt dược: Plavix), Aspirin thì sẽ có khả năng bị chảy máu cam và khó cầm máu. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bác sĩ theo dõi.
- Do tác dụng phụ của thuốc xịt mũi:Các loại thuốc xịt mũi chứa Steroid là loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, thuốc xịt mũi cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ em. Nếu trẻ bị chảy máu mũi thì bố mẹ cần xin ý kiến bác sĩ về việc ngừng sử dụng thuốc xịt.
Chảy máu cam có thể chỉ bị vài lần, nhưng nếu trẻ chảy máu cam kéo dài thì nguyên nhân có thể do:
- Thường xuyên tiếp xúc với không khí khô, nhất là mùa hè thời tiết oi bức, ngồi phòng máy lạnh liên tục,...
- Sử dụng các loại thuốc xịt mũi có chứa Steroid để trị viêm mũi dị ứng, thuốc phòng ngừa hen suyễn trong thời gian dài.
- Cảm lạnh tái phát.
- Bên cạnh đó, chảy máu cam tái diễn có thể là dấu hiệu của rối loạn đông máu. Tuy nhiên các mẹ lưu ý, trẻ bị rối loạn đông máu sẽ kèm theo các triệu chứng như xuất huyết da gây bầm tím, xuất huyết khớp gây sưng khớp, xuất huyết tiêu hóa gây ói ra máu, đi tiêu phân đen, chảy máu khó cầm sau chấn thương nhẹ,...
>> Xem thêm: Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách điều trị
Thường xuyên tiếp xúc với không khí khô là nguyên nhân gây nên chảy máu cam ở trẻ em (Nguồn: Sưu tầm)
Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam
Chảy máu cam ở trẻ em đa số sẽ tự hết, không ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại biến chứng gì nghiêm trọng với điều kiện là mẹ và trẻ phải biết xử trí đúng cách. Các bước sơ cứu trẻ bị chảy máu mũi ban đầu như sau:
- Ngồi hoặc đứng và hơi hướng người về phía trước để máu chảy ra mũi trước. Không nằm xuống hoặc ngửa đầu ra sau vì tư thế này làm máu chảy ra mũi sau, có thể khiến bé nuốt phải máu và có thể dẫn đến nôn mửa.
- Dùng ngón tay ấn vào phần giữa mũi trong 5 phút, ngay trên cánh mũi (hoạc có thể chỉ ấn vào bên chảy máu để lỗ mũi bên kia có thể thở), hoạc nhét bông gòn khô đã tiệt trùng vào khoang mũi đang chảy máu rối ấn.
- Mẹ cũng có thể chườm lạnh hoặc chườm khăn ướt lên trán trẻ, nếu bé hợp tác thì tốt nhất mẹ nên chườm ngay sống mũi. Điều này có thể giúp các mạch máu co lại và làm chậm quá trình chảy máu.
- Ngoài ra, mẹ có thể nâng cao chi trên của con để tăng lượng máu hồi về tĩnh mạch chủ trên và giảm lượng máu cung cấp cho khoang mũi.
- Nếu mẹ làm theo các bước trên nhưng không thành công và mũi của trẻ vẫn tiếp tục chảy máu, hãy lặp lại tất cả các bước trên một lần nữa. Bóp kín mũi trong ít nhất 30 phút. Nếu mũi trẻ vẫn tiếp tục chảy máu, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay nhé! Tại bệnh viện, các bác sĩ trước tiên sẽ kiểm tra trẻ có bị nghẹt thở hay không, sau đó tiến hành cầm máu bằng thuốc adrenalin hoặc thiết bị điện (hiếm khi). Trong những trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ có thể nhét kín mũi bằng miếng bọt biển, gạc, xốp hoặc các vật liệu khác có thể giúp cầm máu. Những trẻ bị chảy máu cam nghiêm trọng có thể cần phải đặt bóng vào sâu trong mũi và bơm căng bóng để cầm máu. Một số bệnh nhân bị chảy máu nhiều, kéo dài có thể cần được truyền dịch hoặc máu.
- Sau khi cầm máu, các bác sĩ sẽ kiểm tra mũi để phát hiện các khối u hoặc các dị dạng mạch máu, dị vật bỏ quên.... và điều trị theo nguyên nhân.
Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam (Nguồn: Sưu tầm)
Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ em?
Nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, các biện pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ bị chảy máu cam mà mẹ có thể áp dụng tại nhà bao gồm:
- Trước hết, trả phải sửa hói quen xấu như ngoáy mũi, ngoáy lỗ mũi và học cách xì chất bẩn trong mũi ra ngoài.
- Ngăn ngừa và điều trị các bệnh viêm mũi, cảm lạnh và các bệnh khác của bé để đảm bảo mũi luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
- Giữ ẩm cho mũi bằng cách sử dụng gel hoặc xịt mũi có chứa nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu.
- Trong mùa khô, đối với trẻ có tiền sử chảy máu cam, gia đình nên chuẩn bị thuốc mỡ, có thể bôi đều ở khoang mũi hàng ngày để giữ ẩm cho niêm mạc mũi.
- Chú ý thông gió trong nhà, thường xuyên mở cửa sổ để thông gió vào mua đông nhằm duy trì độ ẩm trong nhà. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ khi ngủ, đặc biệt là khi không khí quá khô.
- Uống nhiều nước hơn và ăn nhiều tráu cây và rau quả tươi như cà chua, cần tây, củ cải, củ sen, dưa hấu, cam, quýt,... Tránh ăn quá nhiều đồ cay và chiên có thể gây ra nhiệt bên trong.
>> Có thể bạn quan tâm:
Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng khi ngủ sẽ hạn chế được tình trạng chảy máu cam ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
Trường hợp chảy máu cam mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Đa số các chảy máu cam sau xử trí đúng cách đều tự cầm. Một số trường hợp đặc biệt sau, mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay nếu:
- Chảy máu cam ồ ạt hoặc gây khó thở.
- Chảy máu cam kèm da xanh xao, mệt mỏi hoặc mất phương hướng.
- Không ngừng chảy máu sau khi đã cầm máu đúng cách như hướng dẫn trên.
- Sau cuộc phẫu thuật mũi gần đây hoặc trẻ có một khối u mũi đã biết.
- Chảy máu cam kèm các triệu chứng nghiêm trọng khác như đau ngực.
- Chảy máu cam sau chấn thương, chẳng hạn như trẻ bị đánh vào mặt và mẹ lo ngại rằng con có thể bị các chấn thương khác (ví dụ gãy xương).
- Chảy máu cam ở trẻ đang dùng các thuốc ngăn đông máu như Warfarin, Dabigatran, Rivaroxaban, Apixaban, Edoxaban, Fondaparinux, Clopidogrel (biệt dược: Plavix), Aspirin.
- Chảy máu cam khó cầm và trẻ có nhiều vết bầm tím da, chảy máu nơi khác hoặc trẻ đã bị chảy máu cam nhiều lần.
>> Tham khảo thêm: Sốt siêu vi ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc bé nhanh khỏi
Trẻ bị chảy máu cam nên đưa đến bác sĩ khi kèm các triệu chứng khác (Nguồn: Sưu tầm)
Những sai lầm bố mẹ nên tránh khi xử lý trẻ bị chảy máu cam
Cho trẻ nằm hoặc ngả đầu ra sau khi bị chảy máu mũi
Khi trẻ bị chảy máu mũi bố mẹ thường cho con nằm xuống hoặc ngửa đầu ra sau. Tuy nhiên đây lại là sai lầm phổ biến và cực kỳ tai hại. Cách làm này sẽ khiến máu chảy nhiều xuống cổ họng, làm cho bé khó chịu, bị ngạt và sặc do máu chảy qua lỗ thông khí. Thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây khó thở và ngộ độc máu.
>> Tham khảo thêm: Bổ sung vitamin A cho trẻ như thế nào là đủ?
Cầm máu mũi ở trẻ bằng bông, gạc hoặc giấy
Theo quán tính, khi các bậc phụ huynh thấy trẻ bị chảy máu cam sẽ cầm máu cho con bằng cách lấy gạc, bông hoặc giấy thấm nhét vào mũi. Tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo các vật dụng cầm máu này đều được vô khuẩn. Chính vì vậy, khi chúng tiếp xúc với niêm mạc mũi có thể sẽ gây nhiễm trùng.
Cầm máu mũi cho trẻ bằng khăn giấy, bông gạc chưa chắc đã được vô trùng (Nguồn: Sưu tầm)
Lạm dụng nước muối sinh lý khi bé bị chảy máu cam
Nhiều người quan niệm rằng, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên sẽ tạo độ ẩm cho mũi, giúp niêm mạc không bị khô và không bị chảy máu cam. Tuy nhiên, việc nhỏ muối sinh lý quá nhiều có thể chỉ tạo độ ẩm lúc đó, nhưng lâu dài sẽ khiến mũi của trẻ bị khô hơn do phụ thuộc vào nước muối sinh lý.
>> Tham khảo thêm: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?
Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ bị chảy máu mũi
Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì?
- Vitamin C: Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chảy máu cam là do thiếu hụt vitamin C. Bản thân vitamin C được sử dụng để ngăn ngừa bệnh chảy máu chân răng, bệnh Scurvy (scorbut),... Ngoài ra, vitamin C không chỉ giúp tăng cường mạch máu mà còn giúp các mạch máu ít bị tổn thương và khỏe hơn kể cả khi có tác động mạnh. Bố mẹ có thể cho trẻ bổ sung vitamin C từ các loại thực phẩm tự nhiên như: cam, quýt, ổi, chanh, quất, dâu tây, bưởi, việt quất,...
- Vitamin K: Những người thường hay bị chảy máu cam cũng cần cung cấp đủ vitamin K. Người có nguy cơ thiếu hụt vitamin K gồm các bệnh về gan mật, bệnh celiac hay mắc chứng ợ nóng. Các thực phẩm giàu vitamin K như: súp lơ, cải bó xôi, cải xoăn, măng tây, húng quế, bắp cải,...
- Kali: Đây là chất khoáng vi lượng có vai trò điều chỉnh khí huyết lưu thông. Người thiếu Kali máu, nhất là trẻ em sẽ có nguy cơ bị mất nước, các mô trong cơ thể cũng bị thiếu nước theo và mao mạch tại mũi bị khô rát sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu cam. Bố mẹ có thể cho trẻ bổ sung Kali bằng các loại thực phẩm như cà chua, cà rốt, nghêu, cá, sữa chua, rau xanh, bơ, chuối,...
- Sắt: Thiếu sắt ở trẻ em không những dẫn đến chảy máu cam ở trẻ mà còn tăng nguy cơ thiếu máu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa chảy máu cam không thể thiếu việc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như ngũ cốc nguyên hạt, thịt bò, thịt vịt, tôm, ngao, sò huyết,...
Trẻ bị chảy máu cam nên tránh những thực phẩm gì?
Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thì người hay chảy máu cam cùng nên tránh những thực phẩm sau:
- Đồ ăn có tính cay, nóng: Các đồ ăn cay nóng như mù tạt, ớt, hành, hạt tiêu,... có thể làm nóng trong người, tăng khả năng phá hỏng cấu trúc niêm mạc mạch máu. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm dễ gây nóng cũng cần hạn chế như vải, xoài, nhãn,...
- Thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ: Chất béo bão hòa trong thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào rất cao. Chúng có thể làm giảm hệ miễn dịch và khiến vết thương khó lành.
- Các loại chất kích thích: Trẻ bị chảy máu cam nên tránh các loại chất kích thích như nước ngọt, cà phê, thuốc lá, rượu, bia,...
Chảy máu cam ở trẻ em có nguy hiểm không?
Chảy máu cam ở trẻ em là hiện tượng bình thường khi cơ thể của bé quá nóng hoặc thiếu các loại vitamin và khoáng chất. Trong trường hợp bé bị chảy máu mũi thường xuyên thì các bậc phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế để khám kịp thời. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm như rối loạn đông máu hoặc khối u mũi và bệnh bạch cầu.
Trẻ bị chảy máu cam nên uống thuốc gì?
"Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì?" là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Trả lời cho vấn đề này, bố mẹ cần phải đảm bảo cung cấp đủ vitamin K cho trẻ. Bởi vitamin K giúp cho quá trình đông máu được diễn ra bình thường. Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin K chính. Do đó bố mẹ có thể bổ sung cho trẻ bữa ăn nhiều rau xanh với: rau bina, cải xoăn, măng tây,...
Trẻ bị chảy máu mũi 1 bên có sao không?
Hầu hết các trường hợp chảy máu cam ở một bên mũi đều không nghiêm trọng lắm. Bố mẹ chỉ cần cầm máu và chăm sóc cho bé thì tình trạng này sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, trẻ cần được bổ sung những thực phẩm tốt cho người bị chảy máu cam. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu cam một bên diễn ra nhiều lần và lượng máu chảy ngày càng nhiều, trẻ rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như:
U xơ vòm mũi họng (Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, thường gặp ở trẻ trai hơn trẻ gái), viêm xoang mạn tính. Để chẩn đoán chính xác, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được thực hiện xét nghiệm và cho kết quả chính xác.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em. Hy vọng, qua bài viết Huggies chia sẻ các bậc phụ huynh về biết được nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa chảy máu mũi ở trẻ em hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu bố mẹ muốn tìm kiếm những thông tin hữu ích khác thì có thể xem qua chuyên mục Chăm sóc bé, Chăm sóc sức khỏe của bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies.
Bài viết cùng chuyên mục:
Trẻ bị sốt và nôn: cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm
8 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà an toàn hiệu quả