Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Trẻ 2 tháng tuổi mút tay có sao không và cách xử lý

trẻ 2 tháng tuổi mút tay có sao không thumb

Trẻ 2 tháng tuổi mút tay có sao không? Đây là thắc mắc của hầu hết bà mẹ khi thấy con mút tay nhiều. Thật ra, mút tay là phản xạ tự nhiên, cho thấy trẻ đang khám phá cơ thể. Bên cạnh đó, mút tay cũng là một cách để bé thể hiện tâm trạng hoặc cho biết trẻ đang bị đói bụng. Ngay bây giờ, Huggies sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân trẻ thích mút tay và cách giúp trẻ từ bỏ thói quen này.

Xem thêm:

Trẻ 2 tháng tuổi mút tay có sao không? Vì sao trẻ thích mút tay?

Mút tay là bản năng của trẻ ngay từ khi mới sinh ra. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ rất thích mút tay bởi hành động này khiến trẻ cảm thấy an toàn, thoải mái và dễ chịu hơn. Theo thời gian, mút tay trở thành thói quen khó bỏ của rất nhiều em bé. Vậy, trẻ 2 tháng tuổi mút tay có sao không? Đây là hành động bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, việc mút tay thường xuyên cũng không được khuyến khích bởi rất dễ đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào miệng trẻ.

Trẻ 2 tháng tuổi mút tay

Mút tay là hành động tự nhiên và bình thường ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Hầu hết, trẻ em sinh ra đều thích mút tay, thói quen này được hình thành ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Sau đây là những lý do để giải thích cho hành động mút tay ở trẻ:

Trẻ cảm thấy đói

Khi trẻ cảm thấy đói, trẻ sẽ có hành động đưa tay lên miệng và mút. Đây là phản xạ tự nhiên của trẻ, được xem như là cách báo hiệu cho người lớn biết mình đang đói và cần được bú sữa. Mút tay khiến trẻ có cảm giác như đang được bú mẹ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Vì thế, bạn có thể quan sát hành động này để biết trẻ có đang đói bụng hay không.

Xem thêm:

trẻ mút tay và quấy khóc

Trẻ mút tay là biểu hiện khi đói bụng (Nguồn: Internet)

Tự xoa dịu bản thân

Giống như bú mẹ, mút tay giúp trẻ có cảm giác quen thuộc, an toàn. Đặc biệt, khi không có mẹ bên cạnh, trẻ mút tay như một cách để xoa dịu bản thân. Một số em bé sơ sinh cũng có thói quen mút tay khi ngủ để cảm thấy an toàn, ngủ ngon hơn.

út tay giúp trẻ thấy thích thú

Mút tay giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn (Nguồn: Internet)

Khám phá thế giới xung quanh

Trẻ 2 tháng tuổi mút tay có sao không? Bạn nên vui mừng vì điều đó bởi hành động mút tay chứng tỏ trẻ bắt đầu có nhận thức. Bé khám phá thế giới xung quanh bằng cách đưa mọi thứ vào miệng, kể cả tay. Hành động mút tay giúp trẻ cảm nhận được bàn tay mình một cách chân thật nhất.

Trẻ 3 tháng tuổi mút tay có sao không? Ở giai đoạn này, trẻ mút tay cho thấy trí lực đang phát triển tốt. Hành động đưa tay vào miệng cũng cho thấy khả năng điều khiển các cơ quan vận động theo như ý muốn của trẻ.

Mút tay giúp trẻ phát triển nhận thức

Trẻ khám phá thế giới xung quanh thông qua hành động mút tay (Nguồn: Internet)

Bé mọc răng

Từ 4 tháng trở đi, trẻ bắt đầu mọc răng. Răng nhú lên khiến nướu bị sưng, đau nhức và khó chịu. Lúc này, trẻ thường có xu hướng mút tay nhiều hơn. Hành động mút, cắn tay sẽ giúp trẻ giảm cảm giác đau và dễ chịu hơn.

Xem thêm: Trẻ sốt mọc răng: Dấu hiệu và kinh nghiệm chăm sóc

Trẻ mút tay giảm đau mọc răng

Trẻ thường mút tay khi mọc răng (Nguồn: Internet)

Có nên cho trẻ mút tay không?

Như vậy, những chia sẻ trên đã giúp bạn đã trả lời được câu hỏi bé 2 tháng tuổi mút tay có sao không. Mặc dù thói quen này không xấu, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bạn cũng nên giúp bé từ bỏ thói quen này. Trường hợp để cho bé mút tay, bạn cần đảm bảo tay con đã được vệ sinh sạch sẽ và môi trường xung quanh an toàn, không có vật nhỏ, tròn hay sắc nhọn để tránh việc bé đưa vào miệng gây hóc dị vật.

Từ 3 - 5 tuổi, nếu bé vẫn có thói quen mút tay thường xuyên sẽ kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và tâm lý. Ở độ tuổi này, bạn không nên cho bé mút tay mà hãy hỗ trợ trẻ từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách chữa

Bé không nên mút tay sau 2 tuổi

Nên cho bé mút tay không tuỳ thuộc vào độ tuổi (Nguồn: Internet)

Bé mút tay nhiều có sao không? Những bất lợi khi trẻ thích mút tay

Giải đáp được thắc mắc trẻ hay mút tay có sao không là cách giúp mẹ hiểu hơn về hành động này của con. Tuy nhiên, trẻ thích mút tay sẽ hình thành thói quen không tốt khi lớn lên. Bên cạnh đó, sở thích này có thể gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn:

Lây bệnh truyền nhiễm

Trẻ 2 tháng tuổi mút tay có sao không? Câu trả lời là nếu tay trẻ không được vệ sinh sạch sẽ. Tay trẻ có thể tiếp xúc với nhiều thứ xung quanh như tay người lớn, chăn, gối,... và là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Nếu tay chưa được rửa sạch, trẻ mút tay đồng nghĩa với việc đưa vi khuẩn vào miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng, bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm giun sán, cúm,...

Xem thêm:

Mút tay khiến bé nôn trớ

Khi mới ăn hoặc bú sữa no, nếu mút tay quá mạnh, quá sâu sẽ rất dễ khiến trẻ bị nôn trớ. Nôn trớ quá nhiều do mút tay cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Biến dạng ngón tay

Một số bé mút tay thường xuyên trong thời gian dài có thể gây biến dạng xương ngón nay. Điều này sẽ khiến ngón tay có hình dạng bất thường. Một số trường hợp khác, bé mút tay quá nhiều, quá mạnh kết hợp những hành động như cắn, nhai, dùng lưỡi đẩy có thể khiến ngón tay bị tổn thương, nứt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Tác động xấu đến sức khỏe răng miệng

Với những bé 5 - 6 tuổi đang trong giai đoạn thay răng, thói quen mút tay không hề tốt. Ngậm mút tay thường xuyên với lực mạnh có thể khiến răng và hàm bị tổn thương. Hậu quả để lại có thể là hàm hô, móm, lệch khớp cắn, răng giữa 2 hàm bị hở, phát âm không chuẩn,...

Ảnh hưởng đến tâm lý

Trẻ sơ sinh mút tay không sao nhưng thói quen này duy trì đến khi bé lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Bé trên 5 tuổi vẫn mút tay dễ bị bạn bè trêu chọc, gây mặc cảm, xấu hổ, tự ti, ngại giao tiếp.

Nhiều bất lợi khi mút tay thường xuyên

Bé lớn mút tay tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe và ảnh hưởng đến tâm lý (Nguồn: Internet)

Cách giúp trẻ từ bỏ thói quen mút tay hiệu quả

Trẻ 2 tháng tuổi mút tay có sao không? Giai đoạn đầu đời, trẻ mút tay là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, từ 2 tuổi, trẻ nên từ bỏ thói quen này. Làm cách nào để trẻ không mút tay? Sau đây là một số cách giúp bé hạn chế sở thích mút tay:

  • Với trẻ chưa biết nói, mẹ nên cho bé bú hoặc ăn đúng giờ, không để trẻ đói bụng
  • Cho trẻ sử dụng gặm nướu trong giai đoạn mọc răng để hạn chế mút tay. Bạn nên lựa chọn nướu gặm an toàn, chất lượng và vệ sinh thường xuyên.
  • Khi trẻ mút tay, bạn hãy đánh lạc hướng bằng những món đồ chơi khác thú vị hơn.
  • Với bé trên 2 tuổi, bạn có thể trò chuyện, cho bé biết những tác hại khi mút tay để bé tập bỏ thói quen này dần dần.

Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn biết được trẻ 2 tháng tuổi mút tay có sao không. Mặc dù điều này không xấu nhưng bạn cũng nên quan sát trẻ để biết nguyên nhân trẻ mút tay là gì. Nếu có thể, mẹ nên tập cho con từ bỏ thói quen này từ nhỏ. Bên cạnh đó, hãy tiếp tục theo dõi Huggies để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc con hữu ích nhé.

Xem thêm:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;