Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ chậm tăng cân và chiều cao: nguyên nhân, cách khắc phục

Trẻ chậm tăng cân và chiều cao là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Trẻ thấp bé nhẹ cân không chỉ khiến bố mẹ lo lắng, mà còn khiến bé tự ti và rụt rè hơn so với những bạn cùng lứa. Vậy nguyên nhân của việc trẻ chậm tăng cân và chiều cao là gì? Hãy cùng Huggies giải đáp câu hỏi đó và tìm hiểu về cách khắc phục qua bài viết sau đây!

Tham khảo thêm: Biểu đồ tăng trưởng của trẻ: Cân nặng, chiều cao

Trẻ chậm tăng trưởng là gì?

Chậm tăng trưởng, hay chậm tăng trưởng chiều cao là trường hợp chiều cao của bé không đạt được các mốc tăng trưởng theo từng độ tuổi. Đối với những bé đang trong tình trạng này, bác sĩ khuyên bố mẹ nên đưa bé đến thăm khám sớm để tầm soát các yếu tố chậm tăng trưởng, từ đó có thể đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời. 

Trẻ chậm tăng trưởng sẽ có các dấu hiệu như lùn, chậm tăng trưởng chiều cao… Đối với những trẻ có cân nặng đạt chuẩn sẽ có dáng vẻ mập mạp hơn, vẻ mặt cũng “non” hơn so với tuổi. Khi quan sát thấy trẻ có các dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu can thiệp kịp thời, trẻ sẽ đạt được mốc chiều cao bình thường khi trưởng thành.

Tham khảo thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chuẩn WHO

Chậm tăng trưởng chiều cao là gì

Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao là trẻ có chiều cao không đạt mốc tăng trưởng theo độ tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào cha mẹ cần lo lắng chiều cao của bé?

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI - Hoa Kỳ), trẻ có tầm vóc thấp là khi chiều cao của trẻ <-2 SD (theo Z-score) hoặc < 3rd (theo bách phân vị) so với các bạn cùng tuổi, cùng giới. Hoặc nếu bé có chiều cao nằm đạt mốc bình thường, nhưng đường cong tăng trưởng chiều cao luôn nằm dưới 25th bách phân vị trong khoảng 6 - 12 tháng quan sát. Bố mẹ không nên chỉ đánh giá tình trạng của bé dựa theo chiều cao tại một thời điểm nhất định, mà phải kết hợp sự tăng trưởng chiều cao qua các giai đoạn để nhận định. 

Tham khảo: Chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ 5 tuổi

Những dấu hiệu trẻ chậm tăng cân các mẹ cần nắm rõ

Tùy theo giới tính và lứa tuổi, ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ có tiêu chuẩn về chỉ số cân nặng và chiều cao khác nhau. Ví dụ như: 

  • Giai đoạn 3 tháng đầu trẻ tăng trung bình khoảng 600 - 800g mỗi tháng, hoặc có tháng tăng 1kg. 
  • Giai đoạn từ 4 - 6 tháng, trẻ tăng trung bình 500 - 600g mỗi tháng. 
  • Giai đoạn từ 7 - 12 tháng, trẻ tăng trung bình từ 400 - 500g mỗi tháng. 

Nếu cân nặng của bé nhẹ hơn 20% so với mốc tiêu chuẩn và chiều cao thấp hơn 10% so với chiều cao trung bình, thì đây là dấu hiệu cho thấy bé đang chậm phát triển. Bố mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao, cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi sau đây để hiểu rõ hơn:

Dấu hiệu trẻ chậm tăng cân và chiều cao mẹ cần nắm rõ

Bảng chiều cao - cân nặng chuẩn (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

1. Thiếu hormone tăng trưởng

Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm phát triển chiều cao là do cơ thể bé sản xuất hormone tăng trưởng không đủ, dẫn đến thiếu hụt hormone. Tình trạng này có thể là do bẩm sinh, do tổn thương tuyến yên, do chấn thương đầu, do u não hoặc do nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não,... và có một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Theo ước tính, tỷ lệ thiếu hormone tăng trưởng chiếm khoảng từ 1/4000 đến 1/10000 bé. 

Đối với những trường hợp chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng, bé cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tốt nhất là trước độ tuổi dậy thì để mang lại hiệu quả tối ưu. Trẻ cần được điều trị đúng thời điểm, đúng liều lượng, độ tuổi phù hợp là 4 - 13 tuổi. Nếu qua độ tuổi này, các sụn xương của trẻ sẽ đóng lại, hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng nữa.

Chậm tăng trưởng do thiếu hormone

Nếu trẻ chậm tăng cân và chiều cao do thiếu hormone, bé cần chẩn đoán sớm việc điều trị mang lại hiệu quả tối ưu (Nguồn: Sưu tầm)

2. Do yếu tố di truyền

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 23% chiều cao của trẻ thừa hưởng từ gia đình, bố mẹ cao lớn thì con sẽ có chiều cao vượt ngưỡng trung bình và ngược lại. Tuy nhiên, đời sống ngày càng hiện đại, chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý ngay từ nhỏ sẽ khiến con có được chiều cao lý tưởng, dù bố mẹ có thấp lùn.

3. Do thể tạng cơ thể của trẻ

Thể tạng cơ thể trẻ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao. Trước độ tuổi dậy thì, có thể cơ thể bé sẽ chậm phát triển chiều cao và nhỏ bé hơn so với bạn bè. Nhưng mẹ đừng lo lắng, bởi bé sẽ sớm đạt được chiều cao bình thường sau khi giai đoạn dậy thì kết thúc.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

4. Do trẻ chậm tăng trưởng trong tử cung

Theo thống kê, các bé không bắt kịp mốc chiều cao tiêu chuẩn lúc 2 tuổi chiếm đến 10%, đặc biệt là với những bé sinh non, nhẹ cân. Nếu đến giai đoạn 2 tuổi mà bé vẫn chưa đạt được chiều cao bình thường, bố mẹ nên bé đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và can thiệp kịp thời.

5. Suy dinh dưỡng

Yếu tố dinh dưỡng cũng chiếm đến 23% chiều cao của trẻ. Đối với những trẻ suy dinh dưỡng, thông thường trẻ chậm tăng cân và chiều cao, hoặc thậm chí là không phát triển. Vậy nên, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho từng bữa ăn để chiều cao của bé nhanh chóng cải thiện.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng

6. Cơ thể chứa bệnh mãn tính

Nếu những yếu tố trên không phải là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao, thì nguyên nhân có thể là do các bệnh lý về gan, thận. Các bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, mà còn tác động đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng của bé. Nếu những bệnh lý này được phát hiện và chữa trị kịp thời, chiều cao của bé sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao

Các bệnh mãn tính cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao (Nguồn: Sưu tầm)

Cách điều trị cho bé chậm tăng trưởng chiều cao

Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao cần được phát hiện và điều trị sớm để trẻ có thể đạt được chiều cao bình thường khi tới độ tuổi trưởng thành. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp sau đây để cải thiện chiều cao cho bé:

1. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Giấc ngủ của bé rất quan trọng, bởi các hormone tăng trưởng thường được tiết ra vào giấc ngủ đêm của bé, vậy nên nếu bé ngủ đủ giấc sẽ kích thích sự sản sinh của hormone và tránh tình trạng thiếu hụt hormone. Từ 10h tối đến 6h sáng hôm sau là thời gian lý tưởng cho giấc ngủ của bé, vậy nên bố mẹ nên cho bé đi ngủ trong khung giờ này để giúp bé phát triển chiều cao ổn định hơn.

Tham khảo thêm:

Cách điều trị cho bé chậm tăng trưởng

Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt hơn (Nguồn: Sưu tầm)

2. Tăng cường cho bé vận động khoa học

Vận động và tập luyện không chỉ giúp bé có sức khỏe, mà còn giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn. Mẹ nên cho bé tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời, đặc biệt là vào sáng sớm. Bởi vì ánh sáng mặt trời sẽ hỗ trợ tổng hợp vitamin D trong cơ thể, từ đó nâng cao khả năng hấp thụ canxi và thúc đẩy phát triển xương của bé.

Tham khảo: Các bài tập vận động giúp con tập đi

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho bé, tránh tình trạng bé bị thiếu chất. Nếu mẹ không có thời gian để phân chia khẩu phần ăn hợp lý cho con, mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng để giúp bé cải thiện chiều cao. Lưu ý, mẹ nên chọn lựa cho bé những dòng sản phẩm uy tín và chất lượng, để vừa giúp bé phát triển chiều cao vừa đảm bảo sức khỏe của bé.

Tham khảo thêm: 

4. Tâm trạng và môi trường sống xung quanh của trẻ

Cảm xúc và tâm trạng của bé cũng là một yếu tố giúp trẻ cải thiện chiều cao. Những bé luôn có tâm trạng thoải mái, vui vẻ sẽ giúp bé ăn uống và sinh hoạt điều độ hơn, đảm bảo chiều cao được phát triển toàn diện. 

Môi trường sống lành mạnh, văn minh cũng sẽ là một tiền đề giúp bé phát triển hoàn thiện. Bố mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với các môi trường bị ô nhiễm, tránh cho trẻ dùng các sản phẩm có chứa estrogen sẽ tác động đến sự phát triển xương của trẻ nhỏ.

Phương pháp giúp trẻ tăng chiều cao

Luôn giữ cho bé tâm trạng thoải mái và vui vẻ sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ chậm tăng cân và chiều cao là vấn đề phổ biến nhưng vẫn khiến rất nhiều ông bố bà mẹ lo lắng. Hy vọng với những thông tin mà Huggies cung cấp, các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng của con mình cũng như cách khắc phục để giúp bé phát triển bình thường. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bố mẹ có thể truy cập Góc Chuyên gia của Huggies để được giải đáp!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;