Tất cả các chuyên mục
Quá trình phát triển của bé
Thực đơn cho bé
Tập cho bé tự đi vệ sinh

Tình anh em ruột thịt trong gia đình

Các mối quan hệ trong gia đình

Khi quyết định mang bầu lần 2 cũng là lúc bạn phải bắt đầu chuẩn bị khá nhiều thứ để đón nhận thành viên mới. Một trong những thứ quan trọng là cảm xúc của bé lớn. Phải làm sao để bé không có cảm giác bị bỏ rơi và vui vẻ đón nhận em.

Một thiên thần nhỏ sắp ra đời

Bạn mới có tin vui, bạn sẽ đón nhận một thiên thần nhỏ, một đứa em cho bé lớn của bạn. Dù đây là món quà bất ngờ hay là bạn lên kế hoạch sẵn thì bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần cho bé lớn.

Chuẩn bị tinh thần cho bé khi có thêm em

Khi bạn bắt đầu sẵn sàng để thông báo tin vui với mọi người thì cũng là lúc bạn nên nói chuyện với con của bạn. Tùy thuộc vào tuổi của bé, bạn có thể nói trực tiếp cho bé hiểu hoặc dùng nhiều cách khác. Nếu bé nhỏ hơn 18 tháng tuổi, bé sẽ không hiểu việc có thêm em là sao đâu. Tuy nhiên, chuẩn bị tinh thần cho bé vẫn là cách làm hợp lý nhất. Đầu tiên, nếu bé đủ lớn, bạn có thể bắt đầu chuyển chỗ ngủ cho bé từ nôi qua giường. Như vậy sau này bé không nghĩ là bị em giành nôi. Cũng như bất cứ thứ gì bạn đang tính làm cho bé, đều phải tính kỹ để bé không thấy liên quan gì đến em của bé cả. Bạn hãy nói với bé về việc em sẽ nhỏ, chỉ biết khóc và ngủ chứ chưa thể chơi với bé ngay được. Giải thích với bé vai trò làm anh làm chị là quan trọng thế nào. Khi nói với bé bạn nên tỏ ra hào hứng. Ví dụ như: con sẽ là người quan trọng phụ mẹ thay tã cho em, ru em ngủ v.v...

Khi bé nhỏ ra đời

Bạn nên chuẩn bị đồ cho bé lớn khi đi sinh như là chuẩn bị những gói quà nhỏ cho bé. Bạn sẽ đặt lên giường trong bệnh viện và nói với bé đó là quà của em tặng bé. Hoặc có thể tặng quà bé mỗi ngày trong thời gian ở bệnh viện để bé không cảm thấy bị ra rìa. Cố gắng giữ cho bé luôn chú ý thích thú với một món đồ chơi hay việc gì đó để bé không chú ý việc mọi người hào hứng với em mới sinh. Bạn cũng có thể để bé chọn quần áo cho em mình. Cách này giúp bé cảm thấy bé cũng có đóng góp quan trọng trong việc chăm sóc em mình.

Hãy để bé giúp chăm sóc cho em

Các bé luôn thích giúp đỡ người khác, hãy cứ để bé tham gia chăm em. Bé có thể phụ cầm tả hay yếm cũng như bé rất thích làm trò dỗ cho em nín khóc. Khi bạn cho bé nhỏ bú thì hãy để bé lớn cho búp bê hoặc gấu bông ăn.

Dành thời gian riêng cho bé

Sự thật là Bé lớn sẽ thấy được rằng em bé còn quá nhỏ để có thể chơi cùng còn ba mẹ thì chỉ chăm sóc cho bé nhỏ mà không quan tâm bé nữa. Do đó việc dành thời gian chỉ cho riêng bé lớn là rất quan trọng. Đây là dịp tốt để bạn tranh thủ vừa chơi với bé vừa dạy bé về quan hệ anh chị em trong nhà. Bạn có thể chơi xếp hình, đọc sách, chơi game, ca hát hay vẽ tranh tô màu với bé. Bên cạnh đó, cả nhà cũng nên có những khoảng thời gian bên nhau. Bây giờ bạn đang có một gia đình lớn, bạn nên tìm cách để mọi người có thể gần nhau và hiểu nhau hơn.

Bạn nên suy nghĩ thực tế

Hãy nhớ rằng kể cả những bé thụ động và nhạy cảm nhất cũng đều có vẻ như đang chống chọi với sự ganh tỵ trong giai đoạn có thành viên mới trong nhà. Việc nghĩ bé nhỏ sẽ thay thế vị trí của mình trong long ba mẹ là thường gặp ở các bé lớn. Vì vậy khi bé càng lớn, bạn nên đọc thêm cho bé nghe chuyện về anh chị em trong nhà. Cách tốt nhất để bé học cách cư xử trong các mối quan hệ là từ môi trường thực tế. Là ba mẹ, không ai muốn thấy các con mình cãi nhau, nhưng bạn nên để các bé học cách giải quyết vấn đề với nhau. Dĩ nhiên ba mẹ sẽ can thiệp khi cần thiết. Nếu không, hãy cứ để các bé thử để hiểu nhau hơn. 

Lo lắng cho bản thân

Sau khi sinh bé, bạn vẫn nên nhớ chăm sóc bản thân mình. Có rất nhiều việc bạn cần lo (bé lớn, bé nhỏ, sự thay đổi hóoc môn, thu nhập đang ít đi do nghỉ sinh v.v...). Bạn đang phải chịu rất nhiều áp lực. Nên việc cần thiết là bạn phải biết tự chăm sóc mình. Khi nào con ngủ là lúc thích hợp nhất để nghỉ ngơi. Bé lớn cũng có thể ngủ theo. Nếu bé không chịu ngủ như em, bạn có thể chỉ bé đọc sách, cho bé tô màu hoặc xem DVD.

Có thêm thành viên mới trong nhà là một kinh nghiệm thú vị. Nó thay đổi hoạt động của cả gia đình và là trải nghiệm thú vị với mọi người. Các mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt là quan hệ anh chị em trong nhà có thể dạy cho con bạn cách cư xử, chia sẻ và cảm thông. Những điều này sẽ theo bé cho đến lớn. 

 

Mời bố mẹ tham khảo thêm thông tin về sản phẩm Huggies và các bài viết cùng chủ đề ở chuyên mục Phát triển cảm xúc Bé tập đi.

Phát triển lòng tự trọng ở trẻ

Vì sao trẻ nói dối?

Kỷ luật trẻ sao cho đúng?

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

trẻ mấy tháng biết đi
Bé tập đi 21/10/2020

Trẻ mấy tháng biết đi? Trẻ chậm biết đi phải làm sao?

Bé mấy tháng biết đi? Trẻ 13, 14 tháng chưa biết đi có sao không? Làm gì khi bé chậm biết đi? Mẹ hãy cùng Huggies theo dõi bài viết này nhé! 

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;