Trẻ em nói dối không chỉ để đạt được điều gì đó hoặc tránh bị phạt, mà còn bởi sự sáng tạo của tâm trí trẻ. Mặc dù hành vi này có thể gây sốc và lo lắng cho phụ huynh, nhưng đôi khi nó chỉ là sự thể hiện của trí tưởng tượng đầy màu sắc ở trẻ.
Vì sao trẻ nói dối?
- Khám phá thế giới: Trẻ có thể nói dối để thử nghiệm quyền lực của lời nói và cách nó ảnh hưởng đến người khác. Đây thường là cách để trẻ khám phá thế giới xung quanh mà không nhất thiết muốn gây ra sự hiểu lầm.
- Sợ hãi và tránh trách nhiệm: Trẻ có thể nói dối khi sợ hãi về hậu quả của hành động của mình hoặc để tránh trách nhiệm. Lo lắng về việc bị trừng phạt có thể khiến trẻ nói dối để che đậy sự thật.
- Sự tưởng tượng: Một số trẻ ở độ tuổi này có thể kể những câu chuyện mà họ tưởng tượng là sự thật. Môi trường xung quanh, như trường hợp của mẹ Xuân với con gái Uyên, có thể tạo ra sự hiểu lầm từ cách trẻ hiểu và thể hiện sự sự kiện theo cách riêng của mình.
“Như trường hợp của mẹ Xuân, cô chết lặng khi cô giữ trẻ kể rằng cô con gái Uyên 3 tuổi long trọng tuyên bố: “Mẹ con sắp sửa lên thiên đàng". Bà của Uyên vừa qua đời và rõ ràng bé đã hiểu sự việc này theo cách riêng nó. Việc này không phải là lạ vì trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo đôi khi không phân biệt được giữa tưởng tượng và thực tế. Một số "lời nói dối" chỉ đơn giản là một phần trí tưởng tượng của trẻ.”
- Phát triển ngôn ngữ: Trẻ đôi khi không phân biệt giữa tưởng tượng và thực tế, đặc biệt khi mới bắt đầu học ngôn ngữ và khám phá khả năng biểu đạt.
Cách giúp trẻ hiểu và đối phó với hành vi nói dối
Điều quan trọng là cha mẹ không nên tức giận hay phản ứng khi trẻ nói dối. Ví dụ, nếu con bạn chối đã làm vỡ một vật khi bị bạn bắt quả tang, thay vì buộc tội con, bạn hãy quan sát diễn tiến sự việc và cho trẻ giải pháp: "Mẹ biết con không có ý làm đổ và vỡ ly sữa trên sàn. Lần sau con đừng đi lại khi đang cầm ly sữa nhé. Nào, bây giờ thì chúng ta cùng dọn sạch chỗ này nhé!”
Bạn cần nhận thức rằng con bạn chỉ mới bắt đầu phát triển khả năng ngôn ngữ và trình bày, do đó trẻ chưa hiểu được nói dối là như thế nào. Sau khoảng 3 tuổi rưỡi trẻ mới bắt đầu nhận ra trẻ có thể nói khác với sự thật, mặc dù khi đó trẻ vẫn chưa có ý niệm nói dối là xấu. Vì vậy, bạn cần bình tĩnh để giải thích cho việc trẻ nói dối là sai.
Việc nói cho con biết rằng bạn biết khi trẻ nói dối cũng khá quan trọng. "Điều đó nghe không đúng lắm. Con hãy nói thật cho mẹ nghe chuyện gì đã xảy ra?” Thông qua ngôn ngữ cơ thể của trẻ, bạn thường có thể đoán được khi nào thì trẻ thiếu trung thực. Tuy nhiên, không nên buộc tội con khi bạn không chắc chắn vì nó có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Tiến sĩ Brent Waters và Liz Kennedy, các tác giả sách về nuôi dạy con khuyên rằng: "Hãy chờ xem chuyện gì sẽ tiếp diễn khi bạn chưa chắc chắn. Và hãy đối xử công bằng nếu có hai trẻ liên quan mà bạn chưa xác định được thủ phạm”.
Có một mặt nhỏ tích cực khi trẻ nói dối: "Trẻ mẫu giáo có điểm IQ cao hơn có nhiều khả năng nói dối hơn, và kỹ năng nói dối sớm có thể có liên hệ với khả năng giao tiếp xã hội tốt vào lứa tuổi thiếu niên”, theo Angela Crossman, Tiến sĩ, Phó giáo sư tâm lý của Đại học Tư pháp hình sự John Jay tại New York. Mặc dù đó không phải là động lực để khuyến khích trẻ, nó chỉ củng cố rằng nói dối là rất bình thường ở trẻ nhỏ. Vai trò của cha mẹ là khuyến khích con trẻ không nói dối, và củng cố các hành vi tích cực và tầm quan trọng của nói thật. Cách tốt nhất để giúp trẻ là cha mẹ không phản ứng thái quá khi trẻ nói dối để giúp trẻ luôn nói sự thật.
- Tạo môi trường tin cậy: Tạo điều kiện cho trẻ cảm thấy an toàn để chia sẻ mà không sợ bị trừng phạt.
- Bình tĩnh và thông cảm: Phụ huynh cần bình tĩnh để xác định sự việc một cách rõ ràng, tránh buộc tội trẻ khi chưa chắc chắn, và giúp trẻ phân biệt đúng sai để khuyến khích trẻ trung thực.
- Hỗ trợ và hướng dẫn: Thay vì chỉ trách mắng, phản ứng của phụ huynh cần tạo ra môi trường giúp trẻ nhận ra sai lầm và tìm giải pháp tốt hơn.
- Giáo dục đạo đức: Thảo luận với trẻ về tầm quan trọng của việc nói sự thật và giúp họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc nói dối.
Sự nói dối ở trẻ em thường là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển. Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và hướng dẫn trẻ nhận biết và đối phó với hành vi nói dối một cách tích cực, tạo ra nền tảng cho sự trung thực và tự tin trong tương lai của trẻ.
Mời bố mẹ tham khảo thêm thông tin về sản phẩm Huggies và các bài viết cùng chủ đề ở chuyên mục Phát triển cảm xúc và Bé tập đi.