Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh rất phổ biến và gây ảnh hướng tới 15% những người mới làm mẹ. Vậy trầm cảm sau sinh có những dấu hiểu nhận biết gì, và làm sao để cải thiện tình trạng này ở các bà mẹ mới sinh con. Cùng Huggies tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh
Theo Women's health, trầm cảm sau khi sinh thường biểu hiện qua những triệu chứng sau:
Suy nghĩ
- Khó khăn khi đưa ra quyết định, ngay cả với những việc đơn giản nhất.
- Giảm trí nhớ, hay bị nhầm lẫn.
- Giảm sự tập trung, chú ý.
- Có ý nghĩ thôi thúc hành vi tự sát, làm hại bản thân, con vừa sinh hoặc người thân.
- Có nhiều luồng suy nghĩ đan xen trong đầu nhưng đa phần đều mơ hồ, không rõ ràng.
Cảm xúc
- Cảm thấy trống rỗng, tuyệt vọng, chán nản.
- Cảm thấy buồn bã kéo dài, buồn không rõ nguyên nhân.
- Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và thiếu năng lượng.
- Cảm thấy bản thân xấu xí, bất tài, vô dụng, kém hấp dẫn, hối hận và tội lỗi.
- Cảm thấy lo sợ, lo lắng thái quá trong mọi tình huống.
- Mất giảm sự yêu thích, hứng thú và quan tâm với mọi thứ xung quanh, bao gồm hứng thú tình dục.
Triệu chứng khác
- Vã mồ hôi
- Hồi hộp
- Đau đầu
- Ăn uống quá mức hoặc chán ăn.
- Không quan tâm, chăm sóc bản thân.
- Rối loạn giấc ngủ (ngủ ngày, thức đêm, ngủ quá nhiều, mất ngủ, thường xuyên gặp ác mộng,…)
- Ngại gặp gỡ, không muốn tiếp xúc với những người xung quanh
Một số nguyên nhân phổ biến của nỗi buồn và chứng trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ
- Hormone thay đổi đột ngột: Sau khi sinh con, nồng độ hormone progesterone và estrogen trong cơ thể mẹ có thể bị sụt giảm một cách đột ngột, khiến mẹ dễ trở nên nhạy cảm, cáu gắt, buồn phiền,.... Ngoài ra, sự sụt giảm của hormone tuyến giáp trong giai đoạn này cũng góp phần cộng hưởng dẫn đến trầm cảm và các rối loạn cảm xúc cho mẹ.
- Rối loạn giấc ngủ (Mất ngủ/Thiếu ngủ): Trầm cảm có thể gây ra các triệu chứng rối loạn giấc ngủ và tình trạng mất ngủ kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mẹ sau sinh có thể mất ngủ do nhiều nguyên nhân: rối loạn hormone, rối loạn đồng hồ sinh học do phải chăm sóc con, lo âu, suy nghĩ quá nhiều, chất lượng giấc ngủ kém…
- Di truyền: Người thân trong gia đình hoặc tiền sử mẹ đã từng bị trầm cảm sau sinh ở những lần sinh trước cũng gia tăng nguy cơ làm mẹ mắc hội chứng này. Vì vậy, sản phụ có mẹ, chị/em gái bị trầm cảm sau sinh cần chủ động tầm soát để kịp thời phát hiện và điều trị.
- Sang chấn tâm lý: Mẹ sau sinh có thể bị kích động tâm lý từ: mâu thuẫn vợ-chồng, mâu thuẫn gia đình, trải qua quá trình sinh khó, con mắc bệnh bẩm sinh, nan y hoặc con chết ngay sau khi sinh, lo lắng quá mức về việc chăm sóc con, gánh nặng tự mình chăm sóc con cái,...
Tham khảo: Chăm sóc mẹ sau sinh
Một số cách để xác định nếu mẹ có nguy cơ hoặc đang bị trầm cảm sau sinh
Bệnh trầm cảm sau sinh là một trong những cảm xúc dễ dàng kéo đến sau khi sinh, ngay cả đối với những bà mẹ bình thường vốn rất khỏe mạnh.
Việc trở thành mẹ không dễ dàng chút nào, quá nhiều những vất vả và đặc biệt là việc thiếu sót về mặt kiến thức chăm con. Chưa nói đến việc xã hội đang đánh giá chưa đúng về vai trò của một người mẹ trong gia đình. Một số dấu hiệu cho thấy mẹ có nguy cơ hoặc đang bị trầm cảm sau sinh:
- Cảm thấy cô đơn: đây là cảm giác phổ biến nhất của chứng trầm cảm sau sinh. Mẹ thường cảm thấy khó khăn hơn để đi ra ngoài hoặc giữ liên lạc với bạn bè khi có em bé. Thậm chí, khi ra ngoài mẹ cũng thường tự so sánh mình với những người khác.
- Cảm thấy tội lỗi và thất vọng: Mẹ có thể sẽ cảm thấy mình thật tệ vì không yêu thương con mình đủ nhiều, không phải là một người mẹ tuyệt vời hoặc cảm thấy mình không đủ sức đương đầu với vai trò làm mẹ.
- Tâm trạng buồn, trống rỗng: mẹ thường thấy buồn nhưng không rõ lý do, đôi khi cảm thấy mọi thứ xung quanh thật trống rỗng, vô vọng
- Thường cáu kỉnh, lo lắng, bất an
- Có thể ăn rất ít hoặc ăn rất nhiều
- Đau nhức cơ thể, nhức đầu, đau cơ..
Nếu mẹ cảm thấy bất cứ cảm xúc nào trong những cảm xúc ở trên, hãy tìm sự giúp đỡ cần thiết. Đây không phải là những trạng thái có thể kéo dài hay là một “căn bệnh” cần phải dung thuốc để điều trị. Một sự giúp đõ đúng lúc cũng có thể giúp mẹ vượt qua được cơn khủng hoảng.
Tham khảo: Tâm lý phụ nữ sau sinh
Một số cách chữa trầm cảm sau sinh thông qua đối phó tình huống hàng ngày
- Cố gắng tìm cho mình một giấc ngủ. Gắng đi ngủ sớm hơn nếu mẹ phải thức dậy nửa đếm cho bé bú. Vào buổi trưa, 30 phút chợp mắt cũng có thể giúp mẹ lấy lại năng lượng. Hay bất cứ khi nào em bé đã ngủ say, hãy cố gắng đặt lưng nằm nghỉ một chút trước khi thiên thần nhỏ lại trở mình khóc đòi mẹ.
- Nói chuyện và chia sẻ với bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia tâm lý để trút bỏ những cảm giác mệt mỏi trong người.
- Hãy hỏi bạn bè và gia đình về kinh nghiệm chăm sóc em bé của họ.
- Sống tích cực, suy nghĩ lạc quan, đừng để những điều buồn chán làm ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ. Hãy nhớ rằng mẹ luôn là người mẹ tốt nhất cho con của mình, đừng bao giờ so sánh mình hay con mình với người khác, đừng để áp lực đè nặng lên đôi vai của mẹ.
- Nếu mẹ đang cảm thấy chán nản, xoa dịu chính mình và tập trung vào những gì mẹ đang tốt . Sự tập trung đem lại hiệu quả cao cho việc mẹ đang làm, nó sẽ đem lại cảm giác vui vẻ khi hiệu quả công việc được rõ rang.
- Nếu mẹ đang cảm thấy lo lắng bất an, viết những việc cần phải làm ra giấy, suy nghĩ đánh dấu thứ tự ưu tiên rồi làm từng việc một. Ví dụ:
1. Cho con bú.
2. Cho con ngủ.
3. Mẹ đi tắm.
4. Mẹ nghỉ ngơi 20’.
…
Tham khảo: Trầm cảm sau sinh
Mỗi khi xong một việc, hãy đánh dấu tích vào danh sách. Mẹ sẽ mỉm cười hài lòng khi thấy nhiều dấu tích trên tờ danh sách vốn rất dài của mình.
Nếu mẹ đang cảm thấy thất vọng hay tức giận, tập trung vào thực tế là chỉ có mẹ có thể thay đổi cảm giác tức giận, điều này thật sự không tốt cho mẹ.
Làm mẹ hẳn là một trải nghiệm mới và mẹ cần thời gian để làm quen. Để giúp mẹ có thêm thông tin chăm sóc bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng có thể tham khảo các vấn đề sau sinh với chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc gửi câu hỏi về các Chuyên gia Huggies® để được tư vấn thêm về trường hợp của mình.