Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Mang thai 3 tháng đầu: Quá trình phát triển của thai nhi & Thay đổi ở mẹ
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Em bé đạp nhiều có sao không? Hướng dẫn cách cảm nhận thai máy

em bé đạp nhiều có sao không thumb

Em bé đạp nhiều có sao không là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ đang mang thai. Từ tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu có thể cảm nhận được những cử động của thai nhi. Thực tế, thai nhi đạp nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vào nhiều yếu tố khác nhau. Để biết em bé trong bụng đạp nhiều có sao không, bạn hãy theo dõi bài viết sau của Huggies.

Xem thêm:

Thai nhi biết đạp từ khi nào?

Trước khi giải đáp thắc mắc em bé đạp nhiều có sao không bạn cần biết rõ về thời điểm thai nhi biết đạp. Theo các bác sĩ chuyên khoa, từ tuần thứ 7 hoặc thứ 8 của thai kỳ, thai nhi đã có thể cử động. Tuy nhiên, lúc này thai còn nhỏ nên mẹ bầu chưa cảm nhận được.

Một số mẹ bầu có thể cảm nhận được cử động của em bé trong bụng từ tuần thứ 15- 16 của thai kỳ. Từ tuần 20 trở về sau, cử động của em bé trong bụng mẹ cũng rõ ràng hơn. Cử động của thai nhi lúc này giống như nhịp gõ nhẹ nhàng vào thành bụng.

Từ tuần 30 - tuần 38 của thai kỳ, em bé sẽ đạp nhiều hơn. Lúc này, mẹ bầu cần theo dõi cử động của thai nhi để biết sức khỏe của em bé tốt hay xấu. Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết em bé đạp nhiều hơn bình thường có sao không.

Xem thêm:

Thai nhi đạp trong bụng mẹ

Thai nhi bắt đầu cử động vào tháng thứ 3 của thai kỳ (Nguồn: Internet)

Em bé đạp nhiều có sao không?

Khi cảm nhận thấy em bé trong bụng đạp nhiều, chắc hẳn nhiều mẹ sẽ rất lo lắng. Vậy, em bé đạp nhiều có sao không? Thực ra, đạp nhiều trong bụng mẹ là dấu hiệu chứng tỏ em bé đang rất khỏe mạnh. Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 đến đầu tam cá nguyệt thứ 3, em bé còn nhỏ nên không gian tử cung vẫn đủ rộng nên bé hoạt động thoải mái hơn. Đến cuối thai kỳ, không gian tử cung thu hẹp nên bất kỳ cử động nào của bé cũng rất dễ dàng nhận ra.

Xem thêm: Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?

Mẹ cảm nhận em bé đạp

Thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu hoàn toàn bình thường (Nguồn: Internet)

Em bé trong bụng đạp như thế nào là bất thường?

Đếm cử động thai là điều cần thiết mà các mẹ bầu nên lưu ý. Theo đó, con số đến cử động thai quan trọng nhất mẹ phải ghi nhớ là số 10. Khi đếm cử động thai, mẹ cần ghi cụ thể giờ và ngừng lại khi đếm đủ 10 cử động. Trong 4 giờ liên tiếp, mẹ bầu đếm được trên 10 cử động chứng tỏ em bé đang rất bình thường. Ngược lại, nếu không đếm đủ 10 cử động thai thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Như vậy, theo dõi cử động thai nhi trong bụng sẽ giúp mẹ biết được em bé có khỏe mạnh hay không. Bé đạp nhiều là tín hiệu tốt nên mẹ không cần lo lắng. Từ sau tuần 28 của thai kỳ, mẹ bầu nên đếm cử động thai đều đặn 2 lần/ngày. Nếu thai nhi ít đạp, mẹ nên báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.

Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi tuần 28 và những thay đổi ở cơ thể mẹ

 

Mẹ bầu thăm khám định kỳ

Em bé trong bụng đạp ít hơn bình thường cần thăm khám kịp thời (Nguồn: Internet)

Cách cảm nhận và theo dõi thai máy chính xác

Bạn đã biết em bé trong bụng mẹ đạp nhiều có sao không để yên tâm hơn về sức khỏe thai kỳ. Điều quan trọng là bạn cần biết cách cảm nhận và theo dõi thai máy chính xác để biết được em bé có đang bình thường hay không. Đa phần, bước vào tuần 28 của thai kỳ, em bé sẽ cử động nhiều và đều đặn hơn. Thời điểm này các mẹ bầu cũng rất dễ cảm nhận được những cử động của em bé trong bụng.

Hơn nữa, khi đi khám thai, các mẹ bầu cũng được bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi thai máy. Mỗi cử động của em bé được xem là một lần thai máy, bao gồm các hành động như đạp, đá, vươn người, xoay người,... Tất nhiên, mẹ bầu cũng cần phân biệt thai máy với việc em bé đang nấc.

Để theo dõi thai máy chính xác, mẹ bầu nên chú ý:

  • Sau bữa ăn: Mẹ nên đếm cử động thai khoảng 1 giờ sau khi ăn.
  • Trong 60 phút: Nếu mẹ đếm được thai máy 4 lần trở lên chứng tỏ em bé hoàn toàn bình thường.
  • Nếu em bé đạp ít: Mẹ hãy uống một chút nước, đi dạo nhẹ nhàng rồi tiếp tục theo dõi, đếm số lần thai máy trong 4 giờ tiếp.

Trong trường hợp mẹ bầu cảm nhận thai máy ít, hãy làm theo hướng dẫn sau:

  • Nằm nghiêng về bên trái.
  • Ăn một ít đồ ngọt hoặc uống một chút đồ uống lạnh.
  • Nghe bản nhạc yêu thích.
  • Vỗ nhẹ 1 bên bụng.
  • Soi đèn pin 1 bên bụng.
  • Nói chuyện với bé.

Sau khi áp dụng những cách trên, mẹ hãy theo dõi cử động của em bé. Nếu cảm thấy em bé đạp rất ít, cử động yếu, khó cảm nhận, tốt nhất mẹ hãy đi khám ngay.

Xem thêm:

Mẹ bầu ăn uống lành mạnh

Em bé thường đạp nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ (Nguồn: Internet)

 

Những thời điểm dễ theo dõi cử động thai

Mỗi mẹ bầu sẽ có một sức khỏe thai kỳ khác nhau. Vì thế, cử động của mỗi em bé trong bụng mẹ cũng không giống nhau. Những cử động của em bé, mẹ có thể cảm nhận giống như cánh bướm đang vỗ hoặc nghe tiếng lụp bụp. Ngoài ra, mẹ có thể cảm nhận rõ cử động thai trong những thời điểm sau:

  • Khi mẹ vừa ăn xong: Một phần năng lượng sẽ được chuyển vào thai nhi giúp bé đạp nhiều hơn.
  • Khi mẹ nghỉ ngơi vào buổi tối: Không gian yên tĩnh, mẹ nằm thư giãn sẽ cảm nhận rõ ràng những cử động của thai nhi.
  • Khi mẹ hồi hộp: Mẹ hồi hộp kích thích sản sinh Adrenalin. Hormone này cũng tác động thai nhi cử động nhiều hơn.
  • Khi có âm thanh lớn: m thanh lớn bên ngoài có thể khiến bé giật mình và cử động nhiều.
  • Khi mẹ nằm nghiêng bên trái: Mẹ nằm nghiêng bên trái sẽ giúp oxy và dưỡng chất chuyển đến bé nhiều hơn, kích thích bé đạp nhiều.

Xem thêm: Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt

Mẹ bầu nằm nghiêng trái

Mẹ bầu cảm nhận em bé đạp rõ hơn khi nằm nghiêng trái (Nguồn: Internet)

Bé đạp nhiều có ý nghĩa gì?

Em bé đạp nhiều có sao không? Từ những lý giải trên, có thể thấy bé đạp nhiều là biểu hiện bình thường. Hành động này của bé còn mang nhiều ý nghĩa mà các mẹ bầu có thể chưa biết:

Em bé đạp nhiều là dấu hiệu khỏe mạnh

Bé đạp nhiều trong bụng mẹ là một dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển rất bình thường, khỏe mạnh. Vì thế, khi cảm nhận bé đạp nhiều, mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng.

Bé yêu thích vị đồ ăn của mẹ

Những thực phẩm mẹ ăn sẽ được truyền đến thai nhi thông qua nước ối. Khi được nếm những vị đồ ăn yêu thích, bé sẽ có hành động đạp vào bụng mẹ như một cách thể hiện sự thích thú.

Xem thêm:

Em bé đạp nhiều là cách phản ứng với đồ ăn yêu thích

Em bé đạp nhiều là cách phản ứng với đồ ăn yêu thích (Nguồn: Internet)

Bé đã phát triển hơn trước

Càng về cuối thai kỳ, em bé càng phát triển. Không gian trong bụng mẹ cũng trở nên chật hẹp khiến bé không được cử động thoải mái. Lúc này, mẹ có thể cảm nhận những cú đạp của bé mạnh hơn và nhiều hơn.

Con đang lắng nghe và phản ứng với những câu chuyện của mẹ

Từ tuần thứ 20, em bé trong bụng mẹ đã có thể nghe và phản ứng lại âm thanh, tiếng trò chuyện bên ngoài. Hành động đạp vào bụng mẹ cũng là một cách giao tiếp của em bé, phản ứng với câu chuyện của mẹ.

Tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ

Đa phần, mẹ bầu sẽ cảm nhận được cử động của em bé trong bụng từ tuần 18. Tuy nhiên, mẹ bầu đã từng mang thai có thể cảm nhận được cú đạp của con từ tuần 16. Khi nhận thấy những cử động này có nghĩa là mẹ đã bước vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ.

Con đạp mạnh hơn ở những tháng cuối

Vào tháng cuối, bé thường đạp mạnh hơn do sự phát triển về kích thước. Hơn nữa, thời điểm này xương khớp của bé cũng đã hoàn thiện và cứng cáp hơn nên những cú đạp cũng mạnh hơn.

Mang thai tháng cuối thai kỳ

Em bé đạp nhiều vào tháng cuối của thai kỳ (Nguồn: Internet)

Con cũng có thể nhìn thấy

Trong bụng mẹ rất yên tĩnh và không có ánh sáng. Khi bị chiếu sáng đột ngột, em bé sẽ có phản ứng quẫy đạp trong bụng mẹ. Vì thế, em bé đạp khi được chiếu sáng có nghĩa là em bé đã có thể nhìn thấy.

Bé yêu đã tỉnh giấc

Khi mẹ bầu cảm nhận được những cử động trong bụng có nghĩa là em bé đã tỉnh giấc. Những cú đạp cho thấy em bé đang tương tác với mẹ.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc em bé đạp nhiều có sao không. Thai nhi đạp nhiều là điều rất bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cảm nhận em bé đạp ít, mẹ nên gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Đừng quên đồng hành cũng Huggies để học hỏi thêm nhiều kiến thức chăm sóc mẹ và bé nhé.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

How Much Should My Baby Move During Pregnancy?

Movement, Coordination, and Your 1- to 3-Month-Old (for Parents) | Nemours

When to Worry About Changes in Fetal Movement | Healthline

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;