Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Cách hạ đường huyết khi mang thai cho mẹ đơn giản, hiệu quả

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối

Hạ đường huyết khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Bên cạnh việc hạ đường huyết thì còn nhiều trường hợp bị tăng đường đột ngột. Đây chính là biểu hiện của rối loạn đường huyết. Vậy rối loạn đường huyết là gì và cách hạ đường huyết khi mang thai như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết này với Huggies nhé!

>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối

Đường huyết và rối loạn đường huyết là gì?

Đường huyết là biểu hiện của khả năng chuyển hóa lượng đường trong cơ thể của chúng ta. Ngoài chất đạm và chất béo thì đường chính là một trong những thành phần còn lại của bộ ba hợp chất hữu cơ quan trọng đối với cơ thể. Quá trình chuyển hóa và điều hòa của đường (glucose) trong cơ thể thông qua hoạt động hai hormone glucagon và insulin do tuyến tụy tiết ra. Nếu chẳng may xuất hiện sự mất cân bằng giữa 2 hormone này sẽ gây ra tình trạng rối loạn đường huyết.

>> Tham khảo thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào & chi phí và quy trình?

Rối loạn đường huyết là gì? 

Rối loạn đường huyết là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Biểu hiện của việc rối loạn đường huyết khi mang thai

Rối loạn đường huyết có 2 triệu chứng cơ bản đó là tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết. Nếu tình trạng rối loạn này diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ làm ảnh hướng đến sức khỏe. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, việc hạ đường huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Nếu trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu bị hạ đường huyết thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ có thể tham khảo những biểu hiện của rối loạn đường huyết khi mang thai sau đây, để nhận biết và có phương pháp chữa trị kịp thời.

>> Tham khảo: Tại sao nên xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh? 

Biểu hiện của tăng đường huyết khi mang thai

  • Thường xuyên khát nước và uống nhiều nước
  • Tiểu nhiều và đi tiểu nhiều lần
  • Đau đầu 
  • Dễ mệt mỏi, cơ thể yếu
  • Khó tập trung
  • Nhìn mọi thứ mờ mờ
  • Dễ nhiễm bệnh, nhiễm trùng, nhiễm máu,...

Biểu hiện của hạ đường huyết khi mang thai

  • Đau đầu
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Choáng váng, chóng mặt, chân tay run rẩy
  • Đói bụng.
  • Có biểu hiện lú lẫn.
  • Da dẻ xanh xao.
  • Dễ mệt mỏi.
  • Lo lắng, dễ cáu gắt
  • Tim đập nhanh.

>> Tham khảo thêm: Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm? 

Các biểu hiện của việc rối loạn đường huyết khi mang thai thường gặp 

Các biểu hiện của việc rối loạn đường huyết khi mang thai thường gặp (Nguồn: Sưu tầm)

Cách hạ đường huyết khi mang thai ngay tại nhà

Đối với ai thường xuyên bị rối loạn đường huyết khi mang thai, đặc biệt là tăng đường huyết, thì có thể tham khảo những cách hạ đường huyết cho bà bầu tại nhà sau đây.

Thông qua chế độ dinh dưỡng

  • Mẹ nên thực hiện chia nhỏ các bữa ăn của mình, không nên ăn một bữa quá nhiều mà là ăn nhiều bữa trong 1 ngày. Không nên ăn quá no trong mỗi bữa ăn và mỗi bữa nên cách nhau thời gian khoảng từ 2-3 tiếng, không nên cách quá xa. Tốt nhất mẹ nên thực hiện ăn nhỏ bữa đều đặn 2-3 tiếng ăn 1 lần, ngoại trừ ban đêm. (Tìm hiểu thêm: Bà Bầu Bị Tiểu Đường Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì? 
  • Khi chế biến món ăn, nên chọn những loại thực phẩm với hàm lượng đường ít, hạn chế ăn nhiều chất béo. Mẹ có thể chọn dùng các món như đậu hũ, cá, nấm, sữa tách béo không đường, khoai lang, gạo lứt, các loại rau xanh, yến mạch, trái cây tươi và chọn loại ít ngọt.
  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Nếu uống đủ 2 lít nước/ngày để lượng đường trong máu được cân bằng, hỗ trợ thải độc tố. 
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm làm tăng đường như: Trái cây ngọt nhiều đường, bánh kẹo, kem, chè, trà sữa,,,,
  • Hạn chế ăn nhiều các loại thực phẩm với hàm lượng chất béo cao như: Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,....
  • Không dùng các loại đồ uống có ga, đồ uống có cồn như bia rượu hay các loại nước ép trái cây quá ngọt.
  • Không nên ăn quá mặn, hạn chế dùng các loại đồ ăn đóng hộp, các loại thức ăn chế biến sẵn, mì gói,...

>> Tham khảo thêm: Tiểu Đường Thai Kỳ Có Được Uống Nước Dừa Không? 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh hạ đường huyết khi mang thai

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh hạ đường huyết khi mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

Bằng các bài tập vận động

Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng đầy đủ thì mẹ cũng nên kết hợp với một lối sống lành mạnh. Ví dụ như mẹ nên vận động nhẹ nhàng, thường xuyên tập luyện thể dục với các bài tập nhẹ nhàng cho mẹ bầu để làm giảm đường huyết hiệu quả. 

Một số bài tập vận động dành cho mẹ bầu giúp hạ đường huyết khi mang thai được các chuyên gia sức khỏe khuyên làm: 

  • Đi bộ: Việc đi bộ thường xuyên, nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho mẹ bầu. Đi bộ sẽ hạn chế bệnh tim mạch, giúp ổn định đường huyết, hệ cơ săn chắc và giúp tử cung co bóp tốt, thuận lợi cho việc sinh nở.
  • Chạy bộ nhẹ nhàng: Cách vận động này sẽ giúp làm giảm nguy cơ viêm tĩnh mạch chân, kiểm soát đường huyết, tránh tăng huyết áp. Bên cạnh đó, chạy bộ nhẹ nhàng còn giúp củng cố cơ cột sống của mẹ hiệu quả.
  • Yoga: Đây là một bộ môn giúp mẹ bầu luyện tập hơi thở. Yoga tốt cho hệ hô hấp, hỗ trợ trong quá trình trao đổi oxy và thải ra khí carbonic của cơ thể. d
  • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên: Mẹ bầu nên chuẩn bị cho mình một dụng cụ đo lường đường huyết tại nhà. Dụng cụ này sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi lượng đường trong máu. Nếu thấy lượng đường tăng hoặc giảm so với mức cho phép thì mẹ nên điều chỉnh là chế độ ăn uống cũng như tập luyện của mình. 
  • Sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết: Ngoài những cách trên, mẹ bầu cũng có thể sử dụng loại thuốc kiểm soát đường huyết đó là Insulin. Tuy nhiên, khi tiêm Insulin cần phải có sự tư vấn của bác sĩ và có sự theo dõi theo phác đồ phù hợp.

>> Tham khảo thêm: Biến chứng thai kỳ thường gặp khi mang thai 

Trên đây là những điều mẹ bầu cần biết về đường huyết và hạ đường huyết khi mang thai. Nếu trong thai kỳ bị rối loạn đường huyết thì mẹ có thể áp dụng các cách hạ đường huyết trên. Hoặc cách an toàn và tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra và bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng thể trạng của mẹ bầu. Nếu mẹ còn thắc mắc thì đừng quên gửi ngay câu hỏi đến Góc chuyên gia để được giải đáp nhé! Hoặc mẹ có thể đọc thêm các bài viết liên quan tại mục Mang thai của Huggies.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;