Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không

Nhiều người truyền tai nhau rằng uống nước dừa sẽ sinh được con trắng trẻo và sạch sẽ. Nước dừa là loại thức uống khá tốt cho phụ nữ mang thai. Vậy những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không? Bài viết hôm nay sẽ cho mẹ bầu biết được những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Tham khảo thêm:

  • Bầu mấy tháng uống được nước dừa? Nên uống lúc nào, lưu ý quan trọng
  • Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? 10+ loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh
  • Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

    Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) khi mang thai là một trong những biến chứng thường gặp ở các mẹ bầu. Nguyên nhân do các hormone của nhau thai làm rối loạn quá trình sản xuất insulin từ tuyến tụy để điều hòa glucose máu. Tình trạng rối loạn này khiến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, dẫn đến glucose trong máu tăng cao kéo theo lượng đường trong máu cũng tăng theo. Vậy tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa hay không ?

    Theo nhiều chuyên gia, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể tiêu thụ nước dừa bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ được uống một lượng nước dừa vừa đủ và không uống liên tục mỗi ngày.

    Tham khảo thêm:

  • Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối
  • Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm đến mẹ và bé ra sao?
  • Người bị tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không

    Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không (Nguồn: Sưu Tầm)

    Tác dụng của nước dừa đối với bà bầu bị đái tháo đường

  • Nước dừa có chứa nhiều protein và chất xơ, cả 2 đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu bị đái tháo đường.
  • Nước dừa còn có tác dụng lớn trong việc cải thiện quá trình lưu thông máu nên rất có lợi cho bệnh nhân bị đái tháo đường thai kỳ. Khi bà bầu dùng nước dừa, các khoáng chất có trong dừa làm giãn nở huyết mạch, giảm hình thành các cục máu đông giúp máu lưu thông tốt.
  • Nước dừa chứa nhiều kali và axit lauric giúp điều hòa huyết áp, tăng cường sản sinh cholesterol tốt, hỗ trợ tim mạch.
  • Chỉ số calo và chất béo trong nước dừa rất thấp, do đó sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng tốt hơn.
  • Nước dừa còn chứa nhiều khoáng chất giúp giãn huyết mạch, thúc đẩy lưu thông máu và hạn chế tình trạng máu đông.
  • Các thành phần dinh dưỡng khác như chất xơ, axit amino có trong nước dừa cũng giúp cải thiện tính nhạy của insulin, ngăn ngừa cơ thể hấp thu đường quá mức.
  • Tham khảo thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: quy trình, khi nào, chi phí?

    Tác dụng của nước dừa đối với người mắc tiểu đường thai kỳ

    Nước dừa chứa rất ít calo và chất béo giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cân nặng (Nguồn: Sưu Tầm)

    Uống nước dừa như thế nào cho tốt đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ?

    Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng nước dừa để kiểm soát tốt bệnh của mình. Theo đó, mẹ nên chú ý đến những điều sau đây:

    Hạn chế uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ

    Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng nước dừa. Bởi vì nước dừa có tính hàn, nếu mẹ bầu uống vào có thể làm cơ thể bị lạnh, rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu.

    Hơn nữa, lượng chất béo trong nước dừa cũng không tốt cho thai phụ đang ốm nghén, vậy nên các bác sĩ khuyên mẹ bầu không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu. Do đó tốt hơn hết, qua giai đoạn 3 tháng, cơ thể ổn định rồi mẹ hãy uống nước dừa nhé.

    Tham khảo thêm:

  • Bà bầu bị tiểu đường nên ăn và kiêng ăn gì?
  • Dinh dưỡng trong thai kỳ: Điều cần biết và tránh
  • Không nên uống nước dừa quá nhiều

    Trong nước dừa chứa một đường đường nhất định, tuy không nhiều nhưng không vì thế mà các mẹ lạm dụng thức uống này. Mẹ bầu chỉ nên sử dụng 1-2 quả mỗi ngày. Đặc biệt, không ăn cùi dừa vì nó chứa nhiều axit béo không tốt cho tình trạng bệnh.

    Không thêm đường vào nước dừa

    Mẹ bầu lưu ý khi uống nước dừa không nên pha thêm đường, không sử dụng nước dừa đóng lon có chất tạo ngọt để tránh làm tăng lượng đường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, hãy chọn loại dừa non (loại dừa có màu xanh lá) vì thành phần đường ít hơn.

    Tham khảo thêm:

  • Cách chọn sữa tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
  • Những mốc khám thai quan trọng nhất
  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối

    Nước dừa có tác dụng lợi tiểu, ngăn ngừa viêm đường tiết niệu nhưng nếu uống quá nhiều vào buổi tối sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đêm, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu nên uống nước dừa vào buổi sáng, thay vì buổi tối.

    Xem thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong thai kỳ an toàn

    Người tiểu đường thai kỳ nên uống nước dừa vào buổi sáng

    Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên uống nước dừa vào buổi sáng (Nguồn: Sưu Tầm)

    Bài viết trên của Huggies đã giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu về vấn đề tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không. Nhìn chung, mẹ bầu có thể tiêu thụ nước dừa nhưng chỉ với liều lượng vừa đủ và không uống thường xuyên. Nếu có vấn đề gì trong quá trình mang thai, mẹ đừng quên ghé Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp nhé!

    Tham khảo thêm:

  • Bà bầu bị tiêu chảy, nên ăn gì và có đáng lo?
  • 20 Cách nhận biết mang thai con trai hay con gái đơn giản
  • BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Bà bầu và bệnh thiếu máu
    Mang thai 10/12/2018

    Bà bầu và bệnh thiếu máu

    Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

    Thai ngoài tử cung
    Mang thai 18/11/2020

    Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

    Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
    Sinh con 30/11/2018

    Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

    Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;