Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Dinh dưỡng cho mẹ khi cho con bú

Dinh dưỡng cho mẹ khi cho con bú

Lựa chọn thực phẩm phù hợp khi nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng. Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, chọn những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ khỏe, bé khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng nên để ý và quan sát những phản ứng sau khi cho con bú để biết bé có dị ứng với những thực phẩm bạn ăn hay không. 

Có rất nhiều ý kiến về chế độ dinh dưỡng cho bé khi cho con bú, thực phẩm nên và không nên ăn. Khoa học vẫn chưa chứng minh được rằng bạn cần một chế độ ăn uống kiêng khem trong thời kỳ cho con bú, trừ khi bạn có vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số trẻ phản ứng với các loại thực phẩm mà mẹ ăn. Rất mất thời gian để tìm ra đâu là thức ăn gây dị ứng cho bé.

Lần đầu tiên cho con bú là thời điểm tốt nhất để biết bé có bị dị ứng hay không. Trừ khi bạn có tiền sử nhạy cảm hoặc anh/chị của bé bị dị ứng hay nhạy cảm với thành phần nào đó, khuyến cáo chung là nên có một chế độ ăn uống cân bằng và không hạn chế hoặc kiêng khem bất kỳ loại thực phẩm nào. Thực phẩm giàu canxi, sắt và iốt rất tốt, vì những thành tố này sẽ chuyển thành chất dinh dưỡng thường bị thiếu trong thời kỳ cho con bú. Tương tự như vậy, carbohydrate và đạm rất hữu ích để duy trì năng lượng và tái tạo tế bào. Cùng Huggies tìm hiểu ngay chế độ dinh dương cho mẹ khi cho con bú. 

Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa cho con bú

Dinh dưỡng cho mẹ khi cho con bú

  • Không cần thiết phải "ăn cho hai người" cho dù bạn có thấy ngon miệng hay không. Cơ thể người mẹ luôn biết chuyển hóa lượng thức ăn của mình để sản xuất đủ sữa cho con.
  • Lượng calo dư thừa vẫn sẽ được tích trữ dưới dạng chất béo, và cho con bú không nên được xem như một cái cớ để ăn nhiều đồ ăn vặt. Có một thực tế rằng một số phụ nữ giảm cân trong thời kỳ cho con bú và không cần phải lo lắng quá nhiều về những gì họ ăn. Những người khác không may mắn như vậy và thấy rằng họ cần phải rất cẩn thận về chế độ ăn uống để có thể lấy lại vóc dáng trước đây trong vòng 6-12 tháng sau khi sinh.
  • Lượng chất béo tích lũy trong suốt quá trình mang thai được sử dụng như nguồn dự trữ năng lượng trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, bạn không tăng cân nhiều không có nghĩa là bạn sẽ không thể cho con bú mẹ.
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn uống kiêng khem. Điều này có thể có ảnh hưởng đến việc sản sinh sữa.
  • Uống nước đầy đủ là rất quan trọng. Uống trà, cà phê và nước ngọt đóng vai trò như thuốc lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu. Nước lọc, nước trái cây và trà không có caffeine cũng tốt.
  • Uống để đỡ khát và tập thói quen uống một ly nước mỗi khi bạn ngồi xuống để cho bé ăn. Đảm bảo lượng nước trung bình là 2,5-3 lít mỗi ngày. Lượng này có thể điều chỉnh tùy theo mức độ hoạt động và nhu cầu cá nhân. Nước lọc hoặc nước đóng chai có thể không chứa flour-chất rất tốt giúp ngăn ngừa sâu răng.
  • Tránh bỏ bữa. Thời gian đầu làm mẹ thường rất bận rộn và bạn sẽ không để ý đến thời gian biểu. Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và ăn nhẹ giữa bữa sẽ giúp bạn sản sinh sữa thật tốt.
  • Bà mẹ cho con bú có thể thèm đường và đồ ngọt. Hãy nhớ rằng, ăn gì cũng ở mức vừa phải và không ăn quá nhiều. Thỏa mãn cơn thèm của bạn và tránh phá vỡ thú vui ăn uống bằng cảm giác tội lỗi.
  • Chuẩn bị một bữa ăn nhẹ để bạn có thể vừa ăn vừa cho con bú. Hãy tranh thủ lúc này.
  • Một số trẻ nhạy cảm với sự thay đổi vị hoặc mùi sữa của mẹ khi mẹ ăn tỏi, hành hay các loại thực phẩm đậm đà hoặc cay. Nếu bạn thấy bé phản ứng không giống ngày thường, bạn nên xem lại những thức ăn bạn đã ăn ở bữa trước.

Tham khảo: Đau đầu ti khi cho con bú

Khuyến cáo hiện nay từ Hội Miễn dịch học và Dị ứng của Úc www.allergy.org.au là các bà mẹ không cần phải hạn chế bất cứ loại thức ăn nào khi họ đang cho con bú. Đối với những em bé có bệnh chàm và có dấu hiệu bị dị ứng, việc tránh một số loại thực phẩm có thể hữu ích, nhưng để xác định chính xác loại thực phẩm nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ. Không phải tất cả phản ứng ở trẻ đều do dị ứng thức ăn từ mẹ ăn vào.

Phụ nữ ăn kiêng trong thời kỳ cho con bú có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, nên cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý cân bằng. Nếu bạn không chắc chắn về những loại thực phẩm bạn nên ăn, hãy nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng. 

Phụ nữ ăn kiêng khi cho con bú có ảnh hưởng gì?

Lưu ý khi dị ứng

Một số trẻ có thể đặc biệt nhạy cảm hoặc dị ứng với các loại thực phẩm thông qua sữa mẹ. Các phản ứng phổ biến nhất là từ các loại thực phẩm như thủy sản, sữa bò và thực phẩm từ sữa, đậu phộng, các loại hạt và trứng. Nhìn chung, phản ứng của bé sẽ khác so với ngày thường, thay đổi giờ ăn giấc ngủ.

Một số bà mẹ thấy rằng nên ghi chép lại những gì họ đã ăn. Trung bình sau khoảng 4-12 tiếng, thức ăn sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa vào sữa mẹ.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Các triệu chứng dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm của các trẻ bú sữa mẹ

  • Quấy khóc, đau bụng.
  • Không thoải mái như bình thường.
  • Phát ban không phải do bệnh tật.
  • Thường xuyên đi phân lỏng.

Điều quan trọng là đừng quy kết rằng việc bé quấy khóc là do bé phản ứng với những gì bạn đã ăn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé khóc. Bạn có thể áp dụng các biện pháp thông thường như đu đưa, dỗ dành, tắm và mát-xa, cho bé ăn thêm hoặc đi dạo.

Mẹ nên ăn gì?

  • Bánh mì, ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt cũng như gạo, mì ống và mì sợi. Những thức ăn này sẽ cung cấp cho bạn năng lượng để duy trì hoạt động cả ngày và cả chất xơ.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát và các món tráng miệng có sữa. Các thực phẩm này sẽ cung cấp cho cơ thể canxi và phốt-pho, giúp xương và răng khỏe mạnh.
  • Thịt, cá, trứng và gia cầm. Đạm và sắt là những chất dinh dưỡng chính được tìm thấy trong các loại thực phẩm động vật.
  • Trái cây, rau, nước trái cây và các loại đậu sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất. Đây là những chất cần thiết để đảm bảo chức năng tế bào và phòng ngừa bệnh tật.
  • Một nằm các loại hạt mỗi ngày, một quả chuối, một bát ngũ cốc hoặc bánh mì nướng để bạn có thể ăn trên đường đi đâu đó.
  • Ăn khi nào bạn cảm thấy đói. Đừng để đói quá rồi ăn bất kỳ thức ăn nào bạn thấy. Nếu bạn không đi chợ để tích trữ lương thực, bạn có thể nhờ người bạn đời của mình, mua online hoặc nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình mua hàng cho bạn.

Có nên uống rượu để nhiều sữa hơn?

Chúng ta thường tin rằng khi các bà mẹ đang cho con bú uống rượu, họ sẽ sản sinh nhiều sữa hơn. Những lời khuyên hiện nay là không có mức độ rượu nhất định nào đảm bảo an toàn cho các bà mẹ đang cho con bú. Hàm lượng rượu trong sữa mẹ tương ứng với độ cồn trong máu của người mẹ. Rượu chuyển hóa vào sữa mẹ trong vòng 30-60 phút.

  • Tránh uống rượu thường xuyên hoặc uống nhiều khi bạn đang cho con bú. Nên vắt sữa trước và cho con bú sữa đó.
  • Nếu bạn uống rượu phải lưu ý nên cho con bú 2-3 tiếng sau khi uống.
  • Tránh uống rượu trong ba tháng đầu sau khi sinh do gan và đường ruột của bé vẫn còn non nớt.
  • Nếu bạn hoặc chồng bạn uống rượu thì không nên ngủ với bé.
  • Nếu bạn uống rượu, nên ăn trước khi uống,hoặc uống trong bữa ăn và chọn loại có nồng độ cồn thấp.
  • Nếu bạn uống rượu, hãy để bé cho người khác chăm sóc.

Tham khảo www.breastfeeding.asn.au để biết thông tin cụ thể hơn. 

Tìm hiểu thêm:  Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;