Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Tìm hiểu cách tắm cho trẻ sơ sinh

cách tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho trẻ sơ sinh không phải là một công việc dễ dàng, vì trẻ vẫn còn rất lạ lẫm với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ và rất dễ bị nhiễm trùng. Điều này đòi hỏi ba mẹ cần tìm hiểu kỹ cách tắm cho bé và tắm bé thật tỉ mỉ và cẩn thận. 

Ngoài việc làm sạch, tắm trẻ cũng là một cách gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con. Bố mẹ cũng cần lưu ý em bé mới sinh có thể cần vài lần để làm quen với việc tắm và cảm thấy an toàn hơn với việc bị cởi hết quần áo ra. Cùng Huggies tìm hiểu ngay cách tắm cho con yêu đúng cách. 

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị: 2 thau nước ấm, 2 khăn sữa, 2 khăn lông trải sẵn, sữa tắm, áo quần sạch, tã

Hướng dẫn tắm cho bé:

  • Mẹ dùng khăn lông quấn quanh người bé từ vai trở xuống chân.
  • Tựa thân mình bé vào lòng mẹ, nằm ngữa giống tư thế bú mẹ, tay trái mẹ đỡ đầu và cổ bé.
  • Mẹ dùng tay phải dùng khăn sữa thấm nước vắt khô lau mi mắt của bé (từ trong ra ngoài mắt).
  • Rửa toàn bộ khuôn mặt của con bằng khăn ướt đã vắt khô. Cẩn thận không đưa bất cứ thứ gì vào tai hoặc mũi của bé.
  • Gội đầu cho trẻ, dùng tay thoa sữa tắm, gội đầu cho bé bằng khăn sữa, tránh để nước vào tai
  • Xả lại bằng nước ấm sạch trong thau 2.
  • Lau khô đầu, tai, mặt bé.
  • Cởi bỏ khăn lông, cho bé ngồi ngửa trong thau tắm, tay trái mẹ vòng qua lưng bé, bàn tay nắm giữ nách và cánh tay trái của bé
  • Tay phải mẹ thoa sữa tắm và tắm phần ngực, bụng và phần dưới cho bé, tựa lưng bé vào thành thau tắm và tay trái của mẹ.
  • Sau khi tắm sạch xong phần người trước, mẹ úp ngực bé vào bàn tay phải của mẹ, ngã người bé về phía trước, dùng tay trái mẹ tắm sạch phần lưng và mông trẻ.
  • Sau khi tắm sạch sẽ, nhấc bé lên và cho vào thau tắm 2, tắm sạch lại bé, xả hết xà phòng và kết thúc tắm.
  • Nâng đỡ đầu và cổ của bé, nhấc bé ra khỏi bồn tắm, sau đó đặt bé nằm ngửa trên một chiếc khăn mềm, sạch và khô. Lau khô người bé, chú ý đến các nếp gấp da, bao gồm nách, bẹn, dưới cằm, quanh cổ và sau tai.

Tham khảo: Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh lúc nào là tốt nhất?

Vệ sinh trẻ sơ sinh sau khi tắm

  • Vệ sinh mắt, mũi và lưỡi của bé bằng nước muối sinh lý. Hãy dùng miếng rơ lưỡi để rơ lưỡi cho bé và cho uống vitamin D nếu cần.
  • Lau khô vành tai của bé bằng tăm bông thật nhẹ nhàng, tránh để nước vào tai bé
  • Vệ sinh cuốn rốn bằng cách nhỏ 1 vài giọt nước muối sinh lý vào tăm bông hoặc bông gòn. Mẹ cần lưu ý nếu nhìn thấy dấu hiệu đỏ, chảy dịch hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng ở cuốn rốn, hãy xin lời khuyên của bác sĩ ngay.

Chăm sóc làn da trẻ sơ sinh sau khi tắm

  • Nếu da trẻ bị khô hoặc nếu trẻ bị hăm tã, mẹ có thể thoa kem dưỡng da hoặc chống hăm cho trẻ. Mẹ nên vừa thoa kem dưỡng da, vừa massage cho bé. Điều này sẽ giúp bé thư giãn và mẹ có thể tìm hiểu cơ thể và cảm xúc của bé.
  • Mẹ nên mặc tã cho bé trước, mặc quần áo sau và lưu ý tránh tã cọ sát vào rốn của bé

Vài điểm cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • Trong những tuần đầu của trẻ, mẹ không cần sử dụng xà phòng, cũng không cần bất kỳ sản phẩm "sữa tắm" hay "dầu gội" dành cho trẻ em nào. Nước sạch là đã ổn cho trẻ.
  • Mẹ cần tắm cho trẻ sơ sinh khoảng 2-3 lần một tuần.
  • Tránh tắm bồn cho trẻ cho tới khi cuống rốn đã rụng đi và liền lại, trước thời điểm đó, chỉ cần lau người cho bé là đủ. Tham khảo: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
  • Đặt một miếng vải ẩm lên ngực để giữ ấm cho trẻ khi tắm.
  • Nói chuyện, hát và chơi vài trò chơi với con để bé có thể học được cách vui thích vì được chia sẻ khoảng thời gian đặc biệt với mẹ.
  • Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ. Sử dụng cổ tay, vì vùng này luôn nhạy cảm hơn bàn tay hoặc sử dụng một nhiệt kế phòng tắm. Nên đổ nước lạnh trước, pha nước nóng vào sau.
  • Hãy nhớ cho nước lạnh chảy qua vòi nước nóng để chắc chắn rằng đầu vòi đã được làm nguội.
  • Ôm trẻ chắc chắn trong tay. Nếu trẻ tắm trong một cái bồn thuận tiện (không phải là một cái chậu ngồi) thì đỡ ở sau vai trẻ, để đầu trẻ dựa lên cánh tay của mẹ. Nếu ở trong chậu, mẹ nên dung một bàn tay để đỡ phần dưới cánh tay của trẻ. 

Lưu ý khi tắm trẻ sơ sinh

  • Nếu trẻ không thích thú và thể hiện dấu hiệu không thoải mái, mẹ chỉ nên làm nhanh hoạt động tắm cơ bản và đưa trẻ ra ngoài. Mẹ có thể thử lại trong một vài ngày sau đó, cũng có thể thử việc tắm ở những thời điểm khác nhau trong ngày.
  • Tránh việc tắm cho trẻ ngay sau khi ăn.
  • Thời điểm tốt nhất để tắm cho trẻ sơ sinh là vào khoảng 10 – 11 giờ sáng hoặc từ 15 – 16 giờ. Mẹ lưu ý không nên tắm trẻ quá lâu, chỉ nên từ 4 – 5 phút cho mỗi lần tắm.

Tham khảo: Những điều cần tránh khi tắm cho bé sơ sinh

Mẹ có thể tắm cho trẻ sơ sinh trong một chiếc bồn tắm nhỏ, điều này khá tiện lợi cho việc di chuyển và tắm bé ngay trong phòng. Bên cạnh việc tắm rửa, vệ sinh bé sạch sẽ, mẹ cũng đừng quên thường xuyên phơi nắng cho bé để xương bé khỏe mạnh hơn.

Hãy tham khảo thêm thông tin tại Chăm sóc trẻ hoặc đặt câu hỏi tại Góc chuyên gia để được tư vấn thêm về sức khỏe của bé, mẹ nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;