Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Dấu hiệu, Nguyên nhân và Mẹo chữa trẻ chậm nói dân gian hiệu quả bất ngờ

Mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà

Bất kỳ ba mẹ nào cũng mong muốn con của mình phát triển bình thường, tuy nhiên các mẹ sẽ cảm thấy khó khăn, lo lắng khi con gặp phải tình trạng chậm nói. Vấn đề này có thể là tạm thời hoặc do trẻ đang mắc bệnh lý nào đó. Việc tham khảo một số mẹo chữa trẻ chậm nói sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hỗ trợ con trong việc phát triển ngôn ngữ hơn. Vậy, nếu bé ít nói hay chậm nói thì đâu là cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả? Cùng Huggies tìm hiểu các phương pháp dạy trẻ chậm nói trong bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo: Trẻ mấy tháng biết nói?

Dấu hiệu trẻ chậm nói cần lưu ý

Lời nói là phương tiện giao tiếp được thể hiện qua âm thanh, cụ thể là hoạt động của giọng nói. Biểu hiện của trẻ chậm nói là khi đã đến tuổi nhưng không giao tiếp với người thân, bạn bè và thu mình vào thế giới riêng. Chậm nói là khi khả năng ngôn ngữ của bé phát triển chậm hơn so với các trẻ khác và các dấu hiệu cũng khác nhau ở từng lứa tuổi.

Dấu hiệu bé chậm nói ở 3-4 tháng tuổi

Trẻ chậm nói ở giai đoạn này thường có biểu hiện như không phản ứng khi có tiếng động, cũng như không phát ra âm thanh để giao tiếp với người thân.

Sau 6 tháng đầu đời, nếu con không thể giao tiếp với người thân, trong khi những bé khác đã có phản ứng ngôn ngữ thì các mẹ có thể xem xét liệu bé có phải chậm nói hay không. Các mẹ rất dễ phát hiện bé chậm nói khi con không bập bẹ, bi bô hay không phản ứng khi nghe gọi tên mình. Ngoài ra, con sẽ không hành động khi người khác nói những từ đơn giản như chào tạm biệt, không vẫy tay khi người đối diện chào. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng chậm nói giai đoạn này đó là không quan tâm đến thế giới xung quanh.

Tham khảo:

Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Dấu hiệu bé chậm nói ở 12-18 tháng tuổi

Để phát hiện con có chậm nói hay không, các mẹ hãy theo dõi bé có phản ứng gì khi ba mẹ nói không nhé. Bên cạnh đó nếu thích món đồ nào đó thì bé sẽ chỉ vào, nhưng đối với trẻ chậm nói thì bé không thể hiện bất kỳ thái độ nào.

Trẻ chậm nói ở giai đoạn này sẽ có các biểu hiện cho thấy mình không muốn giao tiếp ngay cả khi đang cần sự giúp đỡ. Ngoài ra, những từ đơn giản như “mẹ”, “ba” trẻ cũng không nói và khi có người thân hỏi bé không đáp lại.

Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi

Dấu hiệu bé chậm nói ở 18-36 tháng tuổi

Vào độ tuổi lớn hơn, trẻ chậm nói không thể tự nói ra điều mình cần mà chỉ bắt chước lại lời người khác. Khả năng giao tiếp của con lúc này đã cải thiện hơn nhưng bé chỉ nói khi thật sự cần thiết. Các mẹ có thể quan sát bé chỉ chơi một mình, không thích tiếp xúc với ai. Tuy nhiên tình trạng này lại không giống tự kỷ đâu nhé các mẹ. Lưu ý là có đến ⅕ trẻ ở độ tuổi này có dấu hiệu chậm nói, vấn đề này sẽ chấm dứt khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan mà hãy quan sát, theo dõi để kịp thời chữa trị cũng như tìm ra cách dạy trẻ chậm nói nhé.

Ở độ tuổi sắp lên 3, trẻ chậm nói không thể diễn đạt những câu, từ ngữ đơn giản. Ba mẹ khó mà hiểu được ý mà bé nói cũng như bé không tuân theo chỉ dẫn của ba mẹ. Vì thế các mẹ nên chú ý các biểu hiện của con để biết con có trong tình trạng chậm nói hay không.

Dấu hiệu trẻ chậm nói cần lưu ý

Ở những độ tuổi khác nhau bé sẽ đạt được kỹ năng ngôn ngữ nhất định (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân trẻ chậm nói thường gặp

Chậm nói là việc khả năng ngôn ngữ của bé vẫn phát triển nhưng với mức độ chậm hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi. Vấn đề này chỉ xảy ra tạm thời và rất cần sự quan tâm, chăm sóc của ba mẹ. Dành thời gian chơi với bé để kích thích khả năng ngôn ngữ của con là cách chữa trị chậm nói ở thể nhẹ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chậm nói là dấu hiệu của những nguyên nhân nghiêm trọng như

Trẻ chậm nói do bệnh lý

Nếu bé gặp vấn đề về tai, mũi, họng hoặc những căn bệnh như viêm màng não đều có ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển ngôn ngữ. Ngoài ra tự kỷ là dấu hiệu khá rõ ràng khi trẻ chậm nói, tuy nhiên không phải bé nào chậm nói cũng đều do tự kỷ gây ra mà đây là chứng bệnh của não bộ vì có gen bất thường.

Trẻ chậm nói do tâm lý

Nếu con được ba mẹ cưng chiều quá mức hay bé không được quan tâm đều ảnh hưởng đến tâm lý, từ đó vấn đề chậm nói sẽ xảy ra. Các mẹ không nên cho rằng bé còn nhỏ sẽ chưa có đủ nhận thức, thực tế lứa tuổi này là lúc khả năng tiếp nhận thế giới xung quanh của bé sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Hiện nay các bé chậm nói do nguyên nhân tâm lý gây ra, đang có dấu hiệu gia tăng do cuộc sống bận rộn khiến ba mẹ không có nhiều thời gian để chơi với con.

Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do tâm lý và bệnh lý

Trẻ chậm nói do vấn đề tâm lý đang có xu hướng gia tăng (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ chậm nói phải làm sao? Khi nào nên can thiệp?

Mỗi bé thường có những mốc phát triển khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của trẻ. Việc chậm nói cũng thế, cha mẹ cần xác định được mức độ chậm nói trước khi chính thức can thiệp.

Một cách đơn giản nhất để xác định là quan sát mức độ nhận thức của bé với lời nói, tiếng động. Nếu bé có khả năng hiểu được lời nói ngắn và đơn giản của bố mẹ như: “Sữa đâu”, “Bóng đâu”, “Chào đi”, “Bai bai nha”,... và thực hiện đưa mắt theo đồ vật đang được hỏi hoặc thực hiện theo hành động thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Khả năng ngôn ngữ của bé sẽ được cải thiện dần với sự giúp đỡ đúng cách từ cha mẹ và thầy cô.

Mặt khác, nếu bé không có phản ứng với bất kỳ lời nói nào, ngay cả khi gọi tên bé thì cha mẹ nên nhờ bác sĩ khám và tư vấn để có hướng chữa trị phù hợp nhất.

Dưới đây là 10 dấu hiệu sớm trẻ chậm nói cần được can thiệp:

  • Bé không phản ứng với âm thanh hay giọng nói khi 6 - 8 tuần tuổi.
  • Bé không quay đầu theo hướng có âm thanh từ 4 tháng.
  • Bé không cười tự phát lúc 6 tháng.
  • Bé không bập bẹ và bắt chước theo hành động đơn giản từ 8 tháng.
  • Bé không nói được từ đơn hoặc gọi ba mẹ từ 2 tuổi.

Bạn hãy chú ý quan sát bé từ sớm để phát hiện ra những dấu hiệu và có can thiệp kịp thời cho sự phát triển toàn diện của con nhé.

Xem thêm: Lợi ích và hạn chế khi trẻ nói song ngữ

5 mẹo chữa trẻ chậm nói dân gian và khoa học cực hiệu quả

Trò chuyện với bé nhiều hơn để bé nhanh nói

Để khuyến khích bé nói nhiều hơn, các mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với bé nhiều hơn ngay cả khi bé không hồi đáp lại nhé. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả nhất đó là hãy nói những từ đơn giản như “ba”, “mẹ” để bé ghi nhớ về âm thanh, giọng nói của người thân. Hãy khen ngợi mỗi khi trẻ nói được từ nào đó, nếu bé không nói thì hãy lặp lại và khuyến khích bé tiếp tục phát âm cho mẹ nghe nhé.

Mẹo dạy trẻ chậm nói đối với trẻ lớn là các mẹ nên nói chậm rãi và rõ ràng để bé dễ tiếp thu hơn. Không nên nói ngọng vì bé sẽ dễ bắt chước ba mẹ, điều này không tốt cho quá trình phát triển ngôn ngữ của con. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp động tác như vẫy tay khi nói tạm biệt để con học hỏi theo. Trò chuyện với con mọi lúc như trong khi ăn, trước khi ngủ để con cảm nhận sự yêu thương của ba mẹ và tự tin giao tiếp hơn.

 

Mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà theo dân gian và khoa học hiệu quả

Bố mẹ nên nói chậm rãi và rõ ràng để bé dễ tiếp thu hơn (Nguồn: Sưu tầm) 

Trao đổi với trẻ những điều mẹ làm

Một phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả là giải thích cho con biết mẹ đang làm gì giúp bé mở rộng vốn từ và biết cách gọi tên các đồ vật trong nhà. Ví dụ các mẹ có thể nói mẹ lấy cơm cho con ăn nhé, hoặc đôi giày này của con/của ba/của mẹ. Lặp lại hành động này mỗi ngày sau một thời gian mẹ sẽ thấy hiệu quả đáng kể đấy.

Tham khảo: Các phương pháp dạy con thông minh

Tạo môi trường phát triển ngôn ngữ cho con nhanh nói

Trò chuyện với bạn bè đồng trang lứa cũng là mẹo chữa trẻ chậm nói hiệu quả vì giúp con có điều kiện nói nhiều hơn, tự tin giao tiếp hơn. Do đó, ba mẹ cần cho con tiếp xúc với nhiều người xung quanh hơn như cho con đi nhà trẻ, ra công viên chơi hoặc chơi cùng bạn bè hàng xóm. Khi có cơ hội chơi với bạn bè, trẻ sẽ tự tin hơn và dễ phát triển ngôn ngữ.

Mẹo chữa chậm nói bằng màu sắc trẻ thích

Quan sát và ghi nhớ màu sắc con thích cũng là một mẹo chữa trẻ chậm nói. Việc dạy bé học những thứ chúng yêu thích sẽ tạo hứng thú và khả năng ghi nhớ nhanh hơn. Với những bé còn quá nhỏ, chưa có cách thể hiện rõ ràng khiến bố mẹ khó khăn trong việc xác định màu sắc bé thích nhưng chỉ cần chịu khó quan sát, để ý một chút sẽ nhận ra ngay.
Thông thường, các bé gái sẽ có xu hướng để ý những gam màu ấm, bắt mắt như đỏ, hồng, cam, vàng,... Ngược lại, các bé trai thường chú ý đến những đồ vật có tone màu trung tính, cảm giác mát mẻ như xanh da trời, xa nước biển, xanh đen, xám,... Dựa vào đó, bố mẹ cũng có thể đoán được phần nào màu sắc yêu thích của con mình.
Việc tiếp xúc với màu sắc, hình ảnh là cách nhanh nhất giúp bé hình thành tư duy, khơi gợi trí tưởng tượng cũng như hứng thú tìm hiểu mọi điều xung quanh. Do đó, bố mẹ có thể mua các tranh ảnh, đồ chơi nhiều màu sắc hay dẫn con đến những khu vui chơi giải trí, cho con trải nghiệm cảm giác “vừa học, vừa chơi” thông qua các màu sắc đa dạng ở đó. Đặc biệt, khi bắt đầu, bố mẹ hãy cho con học cách phát âm với những từ ngữ đơn lẻ, không dấu trước rồi mới đến các từ phức tạp hơn.  

Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng bảng màu trẻ yêu thích

Cho trẻ quan sát màu sắc sẽ giúp khơi gợi trí tưởng tượng hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh (Nguồn:Sưu tầm) 

Cho trẻ chậm nói đi học

Nhiều người thường cho rằng, việc cho con đi mẫu giáo quá sớm sẽ không tốt bằng việc tự chăm sóc bé. Tuy nhiên, việc quá bảo bọc, săn sóc mà không tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài có thể khiến trẻ trở nên rụt rè và ít nói hơn, đặc biệt chúng còn có cảm giác sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ.
Mặt khác, việc cho con đi học sớm tưởng chừng đơn giản nhưng sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Hầu hết những đứa trẻ được cho đi mẫu giáo sớm thường lanh lợi và mạnh dạn hơn hẳn khi ở nhà.
Tại trường mầm non, các bé sẽ được tiếp xúc với bạn bè cùng tuổi, biết học cách giao tiếp, lắng nghe và bày tỏ cảm xúc. Đồng thời, trẻ cũng được học cách tự lập trong việc sinh hoạt thường ngày như ăn, chơi, ngủ, nghỉ,... biết cách tự chăm sóc bản thân, quan tâm và giúp đỡ người khác. Từ đó, khả năng ngôn ngữ và tư duy của con cũng được cải thiện đáng kể.

Tham khảo thêm: 9 cách dạy bé nói chuyện hiệu quả và dễ thực hiện

Cách dạy bé chậm nói bằng các hoạt động thú vị cho ba mẹ

Đọc sách cùng con thúc đẩy khả năng giao tiếp cho trẻ chậm nói

Sách là phương thuốc hữu hiệu chữa trị cho bé chậm nói. Mỗi buổi tối hoặc cuối tuần các mẹ hãy dành thời gian đọc truyện cho bé nghe. Cách làm này giúp kích thích khả năng ngôn ngữ của con, hiểu rõ về cách mọi người nói với nhau như thế nào. Bên cạnh đó, thảo luận về nội dung câu chuyện còn là cách thúc đẩy khả năng giao tiếp của con. Lưu ý là các mẹ hãy chọn sách có hình ảnh và màu sắc bắt mắt cho con nhé.

Phương pháp dạy trẻ chậm nói ghi nhớ qua bài hát

Thường xuyên hát cho con nghe những bài hát thiếu nhi vui nhộn là phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả để con ghi nhớ từ ngữ. Thông qua nhịp điệu của bài hát, bé sẽ dễ học từ mới hơn và các mẹ lúc này hãy khuyến khích con hát cùng ba mẹ. Nếu trẻ thể hiện thái độ không thích thì mẹ đừng nên ép bé làm theo những gì mình muốn nhé, điều này sẽ khiến tâm lý của bé ảnh hưởng nhiều hơn và tình trạng chậm nói sẽ nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm: 4 trò chơi dạy bé tập nói con vật thú vị và hiệu quả

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

"Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói, vì vậy cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói bằng cách:

1. Thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích và khen ngợi trẻ khi trẻ nói.

2. Tập theo phương pháp đa giác quan: giới thiệu về 1 vật có trước mặt, cho trẻ nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy, chơi với nó, nếm nó...để trẻ phát triển toàn diện, dễ ghi nhớ

3. Không ép trẻ nói, nhưng khen ngợi khi trẻ nói

4. Cho trẻ cơ hội để nói, không quá nuông chiều trẻ: ví dụ khi trẻ đòi đồ chơi, trẻ chỉ vào đồ chơi, là ba mẹ đưa liền thì trẻ sẽ mất cơ hội diễn tả món đồ chơi đó. Hãy để trẻ tập diễn tả món đồ chơi trước khi nhận được nó.

5. Tập cho trẻ từ dễ đến khó, khi tập, nên lặp đi lặp lại để trẻ ghi nhớ, tốt nhất chọn những vật và tình huống quen thuộc hàng ngày

6. Không cho trẻ xem tivi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chọn lọc chương trình tivi phù hợp với thiếu nhi. Ba mẹ nên cùng xem các chương trình hoạt hình, ca nhạc với trẻ, khi xem có thể bình luận, nhận xét với trẻ để trẻ tập phản xạ ngôn ngữ.

Tóm lại, bé tuổi này đang học tập và bắt chước, ba mẹ cần theo sát và làm gương mẫu cho bé!"

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng trí thông minh không?

Thực tế, theo nhiều nghiên cứu thì trung bình mười trẻ sẽ có một trẻ bị chậm nói. Tình trạng này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là điều bình thường và rất phổ biến. Tuy nhiên, trẻ chậm nói lại khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng rằng “Liệu con mình chậm nói thì có bị ảnh hưởng đến trí thông minh hay không?”. Bố mẹ nên hiểu rằng khả năng phát triển ngôn ngữ của mỗi bé là khác nhau. Chính vì vậy, việc con biết nói sớm hay muộn đều không ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. 
Tuy vậy, bố mẹ cũng không nên quá chủ quan và cần tìm hiểu để phân định rõ ràng về việc con chậm phát triển hay chỉ chậm nói. Nếu là chậm phát triển thì bé sẽ không chỉ chậm nói mà còn kèm theo các biểu hiện khác nữa.
Cụ thể, nếu bé đã 18 tháng tuổi những vẫn không thích nói chuyện, không có phản ứng lại khi được gọi tên hay chỉ có thể giao tiếp bằng cử chỉ, khó khăn trong việc phát âm hay có giọng nói bất thường,... thì nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện thăm khám. Đặc biệt, bố mẹ phải thường xuyên theo sát con nhằm có thể phát hiện được các triệu chứng bất thường và cho con đi điều trị kịp thời. 

Xem chi tiết: Trẻ chậm nói có kém thông minh không?

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng trí thông minh không?

Mẹ cần phân biệt được trẻ chậm với với chậm phát triển (Nguồn:Sưu tầm) 

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp ba mẹ có thêm các mẹo chữa trẻ chậm nói, dễ dàng hỗ trợ con trong việc phát triển ngôn ngữ hơn. Đừng quá lo lắng khi bé nói ít vì tình trạng này có thể tự hết nếu ở thể nhẹ. Tuy nhiên, các mẹ cần theo dõi quá trình phát triển của bé để kịp thời nhận biết vấn đề chậm nói và tìm ra cách chữa trị sớm nhé.

Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác tại chuyên mục Chăm sóc sức khỏe của bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Xem thêm:

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ theo chuẩn WHO

Quá trình phát triển của trẻ từ 1 - 3 tuổi

Nguồn tham khảo:

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/Pages/language-delay.aspx

https://www.healthline.com/health/language-delay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;