Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Trẻ chậm nói có kém thông minh?

Nguyên nhân trẻ chậm nói

Trẻ biết nói khi nào luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Có những trẻ biết nói rất sớm, nhưng ngược lại có những bé chưa biết nói. Vậy trẻ chậm nói có kém thông minh hay đang gặp vấn đề sức khỏe gì? Bài viết sau đây chuyên gia sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này nhé!

Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ

Nguyên nhân trẻ chậm nói

Để biết trẻ chậm nói có kém thông minh, trước hết cần biết nguyên nhân trẻ chậm nói. Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ chậm nói. Bé có thể gặp vấn đề do lưỡi hoặc hàm ếch, dây hãm ngắn làm ảnh hưởng đến cử động lưỡi. Ngoài ra, trẻ có vấn đề về thính giác thường cũng ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ.

Hội chứng tự kỷ, tăng động giảm chú ý cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ chậm nói hơn bình thường. Bên cạnh đó, các chuyên gia nhi khoa cũng khuyến cáo việc cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử sớm cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Không có thời gian trò chuyện với ba mẹ cũng là nguyên nhân làm trẻ chậm nói

Không có thời gian trò chuyện với ba mẹ cũng là nguyên nhân làm trẻ chậm nói

Mỗi đứa trẻ có một cột mốc phát triển khác nhau, nhưng quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường sẽ trải qua các giai đoạn sau:

  • Trẻ nói được các nguyên âm đơn giản khi được 3-6 tháng tuổi
  • Trẻ nói được 2 âm khác nhau như “mama, dada” khi được 6-9 tháng tuổi
  • Từ 9-12 tháng, bé có thể phát âm “ê” “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ.
  • Từ 12-15 tháng, bé có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.
  • Trẻ từ 15-18 tháng có thể nói được 4 từ, thường là tên con vật
  • Bé từ 18 -24 tháng có thể biết khoảng 25 từ, biết chào hỏi, từ chối
  • Bé từ 2-3 tuổi đã có thể tự nói chuyện khi chơi đùa

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh đưa ra lời khuyên như sau:

bac si

Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói, vì vậy cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói bằng cách:

  1. Thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích và khen ngợi trẻ khi trẻ nói.
  2. Tập theo phương pháp đa giác quan: giới thiệu về 1 vật có trước mặt, cho trẻ nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy, chơi với nó, nếm nó...để trẻ phát triển toàn diện, dể ghi nhớ
  3. Không ép trẻ nói, nhưng khen ngợi khi trẻ nói
  4. Cho trẻ cơ hội để nói, không quá nuông chiều trẻ: ví dụ khi trẻ đòi đồ chơi, trẻ chỉ vào đồ chơi, là ba mẹ đưa liền thì trẻ sẽ mất cơ hội diễn tả món đồ chơi đó. Hãy để trẻ tập diễn tả món đồ chơi trước khi nhận được nó.
  5. Tập cho trẻ từ dễ đến khó, khi tập, nên lặp đi lặp lại để trẻ ghi nhớ, tốt nhất chọn những vật và tình huống quen thuộc hàng ngày
  6. Không cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chọn lọc chương trình ti vi phù hợp với thiếu nhi. Ba mẹ nên cùng xem các chương trình hoạt hình, ca nhạc với trẻ, khi xem có thể bình luận, nhận xét với trẻ để trẻ tập phản xạ ngôn ngữ.

Tóm lại, bé tuổi này đang học tập và bắt chước, ba mẹ cần theo sát và làm gương mẫu cho bé.

Tham khảo: Bé 9 tháng chưa biết ngồi

Trẻ chậm nói có kém thông minh?

Trẻ nói nhanh hay chậm không phải là dấu hiệu bé thông minh hay không. Mẹ cần phân biệt giữa việc chậm nói và chậm phát triển. Những bé chậm phát triển có thể chậm nói và chậm biết đi. Tuy nhiên, bé chậm nói không có nghĩa trẻ bị chậm phát triển.

bac si

Thời gian trẻ nói nhanh hay chậm không phải là thước đo sự thông minh của trẻ

Thời gian trẻ nói nhanh hay chậm không phải là thước đo sự thông minh của trẻ

Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ chậm nói rất phổ biến. Trung bình cứ 10 bé sẽ có một bé chậm nói hơn bình thường. Và trong phần lớn các trường hợp bé chậm nói không phải do chậm phát triển. Bé con chỉ có cách thể hiện khác các bé khác, hoặc bé cảm thấy hứng thú với điều khác hơn là ngôn ngữ nên ba mẹ đừng quá lo lắng nha.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Trẻ chậm nói: Khi nào cần lo?

Mặc dù hầu hết các trường hợp chậm nói ở trẻ em đều không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ có các biểu hiện sau, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám ngay.

- Bé không có phản ứng khi được gọi tên. Đồng thời, bé cũng không có hành động cụ thể, thậm chí là vẫy tay.

- Bé 18 tháng không thích nói chuyện. Phần lớn giao tiếp bằng cử chỉ. Thỉnh thoảng, bé cũng gặp khó khăn trong việc lặp lại từ.

- Bé 2 tuổi chỉ bắt chước lời nói và hành động. Bé không thể tự tạo ra câu hoặc cụm từ cùng một lúc.

- Không thể nghe những chỉ dẫn đơn giản từ cha mẹ hoặc người lớn.

- Bé có giọng nói bất thường.

Những trường hợp trẻ chậm nói trên đây, một khi cha mẹ phát hiện được việc điều trị nên tiến hành càng sớm càng tốt. Từ 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Càng lớn, việc điều trị trẻ chậm nói càng khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần tham khảo ý kiến chuyên gia Huggies, mẹ có thể đặt câu hỏi tại chuyên mục Góc chuyên gia để được tư vấn và trả lời ngay.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;