Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Tìm hiểu về sinh non

Tìm hiểu về sinh non

Trẻ được coi là sinh non nếu sinh ra trước 37 tuần thay vì ở giữa tuần 38-42. Trẻ bị sinh non sẽ dễ bị nhẹ cân hơn trẻ sinh đủ tháng và có thể gặp vấn đề về sức khỏe vì các bộ phận trong cơ thể chưa có đủ thời gian để hoàn thiện.

Cách tính tuổi thai

Việc sinh non, đặc biệt là khi cách ngày dự sinh quá xa là một trải nghiệm không vui vẻ gì đối với bố mẹ. Hệ lụy của nó cũng không phải là nhỏ. 

Việc sinh non có thể xảy ra với bất cứ ai, kể cả với những người vốn được coi là có nguy cơ sinh non thấp. Do đó việc nhận biết những dấu hiệu sinh non là vô cùng hữu ích. 

Tham khảo: Dấu hiệu sinh non

Khả năng sống sót khi trẻ bị sinh non

Rất may mắn là trẻ sinh non 8 tuần trước ngày dự sinh vẫn có khả năng sống sót và phát triển bình thường như trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sinh giữa tuần 24 và 25 cũng đủ khả năng phát triển để sống sót tuy là sẽ cần phải được chăm sóc đặc biệt với chế độ chăm sóc dành cho trẻ sinh non, kể cả khi đã ra viện. 

Tham khảo câu chuyện về Trẻ sinh non 6 tháng

Nguyên nhân gây sinh non

Khoảng 50% các ca sinh non là không thể xác định được nguyên nhân, dù cho các chuyên gia cũng đã chỉ ra những nhóm có nguy cơ sinh non cao hơn người khác như:

  • Mẹ có tiền sử sinh non.
  • Mẹ mang thai đôi, thai ba, hoặc nhiều hơn.
  • Mẹ có dị tật ở tử cung.
  • Mang thai khi quá trẻ.
  • Mẹ sinh con đầu lòng sau 37 tuổi.

Trẻ sinh non

Nguy cơ sinh non do một số bệnh

Một vài loại bệnh trong thời gian mang thai cũng khiến tăng khả năng sinh non như:

  • Nhiễm trùng đường tiểu, viêm âm đạo, bệnh lây qua đường tình dục hoặc một số các vấn đề nhiễm trùng khác.
  • Tiểu đường.
  • Huyết áp cao.
  • Rối loạn đông máu.
  • Chảy máu âm đạo.
  • Dị tật bẩm sinh của thai nhi.
  • Mang thai đơn sau khi thụ tinh ống nghiệm.
  • Quá gầy trước khi mang thai.
  • Béo phì.
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn (ít hơn 6-9 tháng giữa lần sinh này và lần mang thai kế tiếp).

Nguy cơ sinh non do lối sống

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số thói quen sống cũng gây nên việc chuyển dạ sớm như:

  • Không chuẩn bị tốt trước khi mang thai.
  • Hút thuốc – nguyên nhân gây ra khoảng 10% các ca sinh non.
  • Sử dụng quá nhiều bia rượu hoặc các chất kích thích khác.
  • Bạo lực gia đình, bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tình dục hoặc bạo hành tinh thần.
  • Căng thẳng.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Rủi ro khi trẻ bị sinh non

Rất nhiều em phát triển bình thường và khỏe mạnh nhưng nhiều em không được may mắn như thế. Mặc dù được chăm sóc đặc biệt nhưng trẻ sinh non có nguy cơ chịu hậu quả về sức khỏe suốt đời như bại não, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển thần kinh, bênh phổi mãn tính, mù lòa hoặc câm điếc. Khoảng 50% các ca khuyết tật về thần kinh ở trẻ em là liên quan đến sinh non.

Các em bé bị sinh non còn có nguy cơ nhiễm Virus hợp bào hô hấp (RSV) rất lớn, đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm đường hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và là một bênh rất dễ lây. Đối với trẻ sinh non, RSV có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Tham khảo: Virus hợp bào hô hấp

Sinh non ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

Làm gì để hạn chế sinh non?

Hãy yên tâm, dù bạn có một trong những yếu tố nói trên thì chỉ có nghĩa là bạn có nguy cơ hơn người khác, chứ không có nghĩa là bạn sẽ trở dạ sớm. Do đó, bạn nên biết những dấu hiệu sinh non để đề phòng.

Hãy chuẩn bị cho thời kỳ mang thai khỏe mạnh và an toàn của mình bằng việc bắt đầu chế độ dinh dưỡng đầy đủ và luyện tập hợp lý. Bỏ thuốc đi – nếu bạn nghiện thuốc, và đừng dùng bất kể loại chất kích thích nào.  Hãy đi gặp bác sĩ ngay khi phát hiện mình có thai để khám và có kế hoạch chăm sóc bản thân và em bé, bao gồm cả việc siêu âm thường xuyên.

Stress cũng là một nguyên nhân gây sinh non cho nên bạn hãy thư giãn, giảm bớt khối lượng, và tránh xa những công việc hoặc những cánh ân có khả năng gây stress cho bạn.

Mang thai là quãng thời gian tuyệt vời trong đời của một người phụ nữ, vì vậy hãy nghỉ ngơi, thư giãn và tận hưởng cảm giác này nhiều nhất có thể. 

Nếu có thắc mắc gì, xin tham khảo chuyên mục  Cách chăm sóc bé hoặc  Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

sinh ba khác trứng
Sinh con 30/11/2018

Sinh ba khác trứng

Có đa thai luôn luôn là một điều thú vị trong đó thì sinh ba cũng thu hút nhiều sự chú ý của các cá nhân quan tâm tìm hiểu. Nhưng làm thế nào để sinh ba? Liệu chúng có giống hệt nhau? Bạn sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp đó?

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
Bé tập đi 15/01/2019

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;