Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Virus hợp bào hô hấp

Virus hợp bào hô hấp

Virus hợp bào hô hấp RSV là gì? (RSV)

Virus hợp bào hô hấp RSV là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh và  trẻ em. RSV là căn bệnh rất dễ lây. Khoảng một nửa  các trẻ sơ sinh nhiễm RSV trong năm đầu tiên và gần như tất cả trẻ em đã bị nhiễm ít nhất một lần trước sinh nhật thứ hai. RSV gây ra các triệu chứng cảm lạnh gây khó thở mãn  tính nếu có sự liên quan đến phổi.

Tham khảo: Chăm sóc trẻ sơ sinh 

Các triệu chứng của RSV là gì?

Virus hợp bào hô hấp RSV bắt đầu bằng sốt nhẹ, chảy nước mũi, và đau họng, ho nhẹ, nghẹt mũi và viêm tai. Dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng hơn bao gồm thở khò khè, khó thở và khó ăn, uống hoặc ngủ.

Ở trẻ sinh non, trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mãn tính, hoặc hệ thống miễn dịch bị tổn hại, RSV có thể gây ra các biến chứng hô hấp nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản.

Ở người lớn khỏe mạnh và trẻ lớn hơn, RSV thường chỉ gây ra cảm lạnh nhẹ. Sau 3-5 ngày các triệu chứng có thể tồi tệ hơn khi virus lây lan đến phổi. Các triệu chứng này bao gồm khó thở, thở nhanh, thở khò khè và ho mạnh. RSV cũng có thể gây viêm thanh quản cấp tính  và viêm phổi.

Tham khảo: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

RSV lây lan như thế nào?

Virus hợp bào hô hấp RSV lây truyền dễ dàng từ người sang người qua tiếp xúc cơ thể, ho và hắt hơi. RSV có thể sống trong trong vòng 30 phút hoặc hơn trên bàn tay, và ở trên các bề mặt như tay nắm cửa, RSV có thể sống đến vài giờ.

Vì RSV lây lan một cách dễ dàng nên việc kiểm soát nhiễm khuẩn vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Cha mẹ có thể làm để ngăn chặn RSV?

Có những bước đơn giản cha mẹ có thể như:

  • Rửa tay với xà phòng và nước trước khi chạm vào em bé.
  • Tránh những người  đang cảm lạnh hay sốt.
  • Sử dụng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, và vứt ngay lập tức.
  • Giữ cho bé tránh xa những người đang ho và cảm lạnh, đặc biệt trong mùa RSV. Nếu con bạn có nguy cơ cao, hãy cố gắng tránh những chỗ đông người.
  • Rửa sạch những đồ chơi do trẻ đang có các triệu chứng cảm lạnh chơi. Virus có thể sống trên các bề mặt của bảng và đồ chơi trong nhiều giờ. Và chú ý Đừng để người khác hôn bé của bạn.
  • Không để con bạn tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá, ngay cả trong nhà của bạn, hoặc ở bên ngoài.
  • Đến khám bác sĩ nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Tham khảo: An toàn cho trẻ em

Cách phòng tránh và ngăn chặn virus RSV

Ai có nguy cơ nhiễm RSV?

Trẻ sinh non cũng như những người bệnh phổi mãn  tính hoặc bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ bị bệnh cao nhất và phải nhập viện do RSV. Trong khi người lớn và trẻ em khỏe mạnh bình thường có thể đối phó với các triệu chứng cảm lạnh nhẹ thì những trẻ có nguy cơ cao có thể sẽ phải nhập viện. Trong những em bé sinh non hoặc có biến chứng phổi hoặc tim, RSV có thể đe dọa tính mạng và đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt.

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Tại sao trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm RSV cao?

Trẻ sơ sinh non có nguy cơ nhiễm RSV cao nhất và có thể  sẽ phải nhập viện. Trẻ sinh non có phổi kém phát triển là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bệnh RSV và các biến chứng tim phổi.

Trẻ có bệnh tim bẩm sinh (khiếm khuyết về cấu trúc và chức năng ở tim bẩm sinh) hoặc bệnh phổi mãn tính cũng tăng nguy cơ nghiêm trọng sẽ nhiễm RSV, trẻ có thể phải nhập viện và thậm chí là tử vong.

Yếu tố nguy cơ khác của bệnh RSV nặng bao gồm tỷ lệ sinh thấp (dưới 2500 gram hoặc 5,5 pounds) và một hệ thống miễn dịch kém.

Yếu tố khác là do tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá, có anh chị em đang trong độ tuổi đi học,  ở nhà trẻ và sống trong những môi trường đông người.

Thời gian nào là thời gian tồi tệ nhất nếu mắc phải RSV?

Virus hợp bào hô hấp RSV xảy ra như một loại bệnh dịch diễn ra theo mùa, kéo dài từ mùa thu đến mùa đông.

Tại sao trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm RSV cao?

Trẻ sơ sinh non có nguy cơ nhiễm RSV cao nhất và có thể  sẽ phải nhập viện. Trẻ sinh non có phổi kém phát triển là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bệnh RSV và các biến chứng tim phổi.

Trẻ có bệnh tim bẩm sinh (khiếm khuyết về cấu trúc và chức năng ở tim bẩm sinh) hoặc bệnh phổi mãn tính cũng tăng nguy cơ nghiêm trọng sẽ nhiễm RSV, trẻ có thể phải nhập viện và thậm chí là tử vong.

Yếu tố nguy cơ khác của bệnh RSV nặng bao gồm tỷ lệ sinh thấp (dưới 2500 gram hoặc 5,5 pounds) và một hệ thống miễn dịch kém.

Yếu tố khác là do tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá, có anh chị em đang trong độ tuổi đi học,  ở nhà trẻ và sống trong những môi trường đông người.

Nếu bé của tôi nhiễm RSV, tôi có cần phải đưa bé nhập viện?

Điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ của em bé như thế nào. Lý do các bé bị nhiễm RSV được nhận vào bệnh viện là rơi vào tình trạng khó thở. Trẻ sơ sinh, nếu không có khả năng thở, sẽ không ăn và hệ quả là mất nước trầm trọng. Đây là lý do chính để các bé cần phải vào phòng Điều trị nhi khoa tăng cường (PICU). Khi virus tiến triển thông qua phổi, sưng phổi mô và tróc ra khiến chặn đường hô hấp, dẫn đến khó thở và suy hô hấp. Trong một số trường hợp nghiêm trọng trẻ cần phải được đặt máy thở, nhiều lần trong nhiều ngày.

Nếu con tôi đã từng nhiễm RSV, liệu có thể bị nhiễm một lần nữa?

Nếu không may bị nhiễm một lần, bé của bạn vẫn sẽ có thể bị lây nhiễm RSV nếu không có biện pháp phòng ngừa.

Liệu có bất kỳ ảnh hưởng lâu dài do việc nhiễm RSV đối với trẻ sơ sinh?

Một số em bé nhiễm RSV liên tục sẽ có  triệu chứng về đường hô hấp, tái phát trong suốt thời thơ ấu. Người ta ước tính rằng, trong tất cả các trẻ sơ sinh nhập viện với căn bệnh này, 30% vẫn còn chứng bệnh thở khò khè tái phát 10 năm sau đó. Một số có thể phát triển thành bệnh hen suyễn.

Liệu có bất kỳ điều gì khác tôi có thể làm để bảo vệ em bé của tôi không nhiễm?

Hiện nay vẫn chưa có vacxin chống RSV. Có một vài lọai thuốc đã được đăng kí để ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp ở trẻ em có nguy cơ cao nhiễm RSV. Tuy nhiên chi phí còn khá đắt đỏ.

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ  để có được thêm những thông tin về các cách điều trị hiện tại.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® để được tư vấn thêm mẹ nhé!

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

sinh con năm 2024 hợp tuổi nào
Sinh con 10/05/2023

Sinh năm 2024 là năm gì, mệnh gì? Tuổi nào hợp để sinh con?

Sinh năm con năm 2024 là năm con gì và mệnh gì? Sinh con năm 2024 có tốt không? Năm 2024 hợp với bố mẹ tuổi gì? Tháng nào được mùa sinh năm 2024? Cùng tìm hiểu ngay!
Mẹ bế trẻ sơ sinh
Sinh con 25/11/2018

Hướng dẫn chi tiết chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách

Sau sinh, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, từ vết thương trên cơ thể tới các hormone nội tiết. Kể cả sinh thường hay sinh mổ, mẹ cũng cần được chăm sóc đặc biệt từ dinh dưỡng tới tinh thần.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;