Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Cách rặn thở khi sinh thường dễ dàng

hướng dẫn mẹ rặn thở khi sinh thường

 

Hành trình “mang nặng 9 tháng 10 ngày” của mẹ trôi qua với thật nhiều cảm xúc ngọt ngào xen lẫn lạ lẫm. Để chuẩn bị đón bé yêu chào đời, mẹ có đang đứng trước nỗi lo sợ với những cơn đau chuyển dạ kéo dài nhiều giờ đồng hồ liên tục? Để Huggies cùng san sẻ với mẹ nỗi lo này bằng cách phương pháp giúp quá trình chuyển dạ sinh nở dễ dàng hơn mẹ nhé!

Thời gian chuyển dạ thường kéo dài mấy tiếng?

Thời gian chuyển dạ của mỗi mẹ bầu là khác nhau, tùy thuộc vào sức khỏe và kinh nghiệm sinh bé của mẹ. Với mẹ sinh con so (con đầu lòng), thời gian chuyển dạ có thể kéo dài từ 12 – 24 tiếng. Thời gian chuyển dạ có thể rút ngắn từ 6 – 12 tiếng khi mẹ sinh bé thứ hai trở đi.

Quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào?

Quá trình chuyển dạ của mẹ sẽ diễn ra theo chu kỳ của cơn gò tử cung. Chu kỳ của cơn gò tử cung thường gồm 3 thì:

  • Thì co: Bụng mẹ bầu căng cứng, cơn đau bắt đầu xuất hiện và tăng dần.
  • Thì kéo dài: Cơn đau đỉnh điểm
  • Thì nghỉ: Cơn đau giảm dần và biến mất.

Hướng dẫn mẹ cách rặn thở khi có dấu hiệu chuyển dạ

Càng gần đến thời điểm sinh thì các thì diễn ra dồn dập hơn, mẹ bầu cần thở đúng cách để giảm mức độ đau, rút ngắn giai đoạn chuyển dạ, bé ra đời nhanh hơn và tiết kiệm được sức trong quá trình sinh bé. Mẹ cần dựa vào chu kỳ của tử cung để luyện tập thở đúng cách:

  • Thì co: mẹ hít bằng mũi, thở bằng miệng, nhịp thở nhanh dần.
  • Thì kéo dài: mẹ thở nhanh và nông, tạo tiếng rít như tiếng huýt sáo nhỏ.
  • Thì nghỉ: mẹ thở chậm và sâu để lấy lại sức.

Tham khảo: 10 Dấu hiệu sắp sinh con (chuyển dạ) trước 1 tuần cần đến bệnh viện

Một số “mẹo nhỏ” cho mẹ trong quá trình rặn thở khi sinh

Dù là lần thứ mấy đón bé yêu chào đời, mẹ đều sẽ mang một chút cảm giác hồi hộp, xen lẫn lo lắng khi chuẩn bị sinh con. Điều này cũng có thể khiến mẹ quên mất phương pháp rặn thở đã luyện tập. Huggies mách mẹ một số mẹo cho phương pháp rặn thở thêm hiệu quả nhé:

  • Hãy tập trung: Đừng lo lắng nếu mẹ sẽ đi tiêu hay đi tiểu trong quá trình rặn sinh bé, việc này là hoàn toàn bình thường. Việc mẹ cần làm là nên tập trung xác định các cơn gò chính xác mà thôi.
  • Xác định đúng chu kỳ của cơn gò tử cung: Xác định đúng các cơn gò tử cung sẽ giúp mẹ có thể điều hòa nhịp thở và tập trung dồn sức rặn để đẩy bé ra nhanh hơn.
  • Hóp cằm vào ngực: Nếu cảm thấy khó khăn trong việc lấy hơi, mẹ có thể đặt (tì) cằm vào ngực để tăng lực đẩy. Việc này còn giúp tầm mắt mẹ hướng về phía rốn, giúp mẹ tập trung hơn trong việc rặn thở.
  • Nghỉ ngơi giữa các lần rặn: Bác sĩ có thể hướng dẫn mẹ ngưng rặn trong vài cơn co thắt để giúp mẹ giữ sức cũng như giữ cho đầu em bé không bị đẩy ra quá nhanh.
  • Thay đổi vị trí: Ngoài việc tập trung rặn thở, nếu bé chưa đi đúng vị trí ống sinh, mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc đổi tư thế.

Mẹ nên tập rặn thở để sinh thường từ khi nào?

tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ), mẹ bầu có thể cảm thấy cơ thể trở nên nặng nề, mệt mỏi, nhưng cũng đừng vì vậy mà mẹ quên tập cách rặn thở để chuẩn bị đón bé chào đời suôn sẻ, mẹ nhé. Một lưu ý là mẹ nên tập trước tuần thai thứ 37 sẽ dễ dàng tạo thói quen cho mẹ hơn, giúp mẹ thêm tự tin khi bước vào quá trình chuyển dạ.

Tham khảo Tập yoga Pilates cho bà bầu

Khi nào mẹ có thể được chỉ định sinh thường?

Bên cạnh việc phải chịu những cơn đau trong quá trình chuyển dạ, sinh thường có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, để được chỉ định sinh thường, mẹ cần:

Có tình trạng sức khoẻ phù hợp để sinh thường

  • Mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt: Mẹ không gặp vấn đề bệnh lý, nhiễm trùng trong quá trình mang thai bé.
  • Mẹ không có tiền sử bệnh nền như: bệnh tim,tiền sản giật, rối loạn đông máu,…
  • Đường sinh thai nhi không gặp cản trở: Mẹ không có khối u hay nhau bám không thuận,…

Còn tuỳ theo tình trạng của thai nhi trong bụng

  • Ngôi thai thuận: Bé quay đầu nằm đúng ngôi thai thuận sinh.
  • Sức khỏe tốt: Bé không gặp vấn đề về dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút,…
  • Cân nặng đạt chuẩn: Bé có cân nặng đạt chuẩn, không quá to (trên 4kg), sẽ dễ dàng sinh thường hơn.
  • Đường kính lưỡng đỉnh (Vòng đầu) đạt chuẩn: Đường kính lưỡng đỉnh quá to cũng sẽ khó lọt qua cổ tử cung của mẹ để ra ngoài hoặc cổ tử cung của mẹ không thể co giãn quá nhiều.

Cách sinh thường không đau cho mẹ bầu

cách sinh thường không đau

Bên cạnh việc tập rặn thở đúng cách, mẹ bầu có thể luyện tập những cách sau, giúp mẹ giảm bớt cơn đau khi vượt cạn.

Giúp mẹ sinh thường dễ dàng không dùng thủ thuật y khoa

  • Tạo thói quen vận động tốt: Nhiều nghiên cứu cho thấy, 30 phút vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp mẹ giảm cơn đau do xương và cơ giãn trong quá trình chuyển dạ. Mẹ có thể đi bộ hoặc thực hiện những động tácyoga nhẹ nhàng trong thời gian mang thai bé, mẹ nhé!
  • Tập thở: Bên cạnh việc tập rặn thở vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu cần học cách thở sâu ngay từ trong thai kỳ. Việc này giúp mẹ lưu thông máu tốt hơn và không bị hụt hơi trong quá trình vượt cạn.
  • Massage bụng: Trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu có thể nhờ người thân hoặc y tá, điều dưỡng massage nhẹ nhàng bụng mình để kích thích quá trình sinh bé nhanh chóng và bớt đau hơn.
  • Ăn và uống đủ nước trước khi lên bàn sinh: Sinh bé là một quá trình kéo dài nhiều tiếng đồng hồ kể từ lúc xuất hiện những cơn gò đầu tiên. Việc ăn uống đầy đủ giúp mẹ có sức vượt cạn, tránh tụt huyết áp sau sinh. Mẹ nên ăn một ít thực phẩm chứa carbohydrate và đạm như: bánh mì, bánh quy, cơm, ngũ cốc, tôm,… Đồng thời, mẹ có thể dùng một ít nước trái cây để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất. Các loại nước ngọt, nước có ga trong thời điểm này có thể làm mẹ bầu mệt thêm. Trong quá trình vượt cạn, mẹ bầu có thể yêu cầu bác sĩ hỗ trợ uống nước nếu thấy khát, mẹ nhé!

Tìm hiểu Cách mát xa cho bà bầu

Giúp mẹ sinh thường không đau nhờ dùng thủ thuật y khoa

Phương pháp gây tê màng cứng: Đây là phương pháp “mới nổi” gần đây và rất được lòng nhiều mẹ bầu. Gây tê màng cứng là phương pháp gây tê cục bộ giúp mẹ tạm mất cảm giác đau nửa dưới cơ thể trong quá trình sinh nhưng vẫn cảm nhận được những cơn co tử cung.

Thủ thuật này sẽ đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng vùng thắt lưng qua một ống thông nhỏ. Sản phụ sẽ tự kiểm soát việc dùng thuốc tê nhiều lần qua máy bơm tiêm điện, tác dụng sau 15-20 phút tiêm thuốc. 

Lợi ích của gây tê ngoài màng cứng: Giảm đau sản khoa sẽ giúp sản phụ không bị mất sức trong quá trình chuyển dạ, giúp sản phụ giảm stress hay trầm cảm sau sinh do quá đau. Tuy nhiên, giảm đau ngoài màng cứng có thể gặp một số tác dụng phụ như tụt huyết áp với một số triệu chứng như mệt, lạnh tay chân, buồn ói, tim thai trên monitor thì có những cơn nhịp giảm không theo tính chất cơn gò tử cung. Sản phụ không nên quá lo lắng vì những triệu chứng trên thường thoáng qua và hồi phục nhanh chóng, không để lại di chứng về sau.  

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý thêm: 

bac si

Với các sản phụ sau gây tê ngoài màng cứng và không cảm nhận được cơn đau, có thể sức rặn sẽ giảm so với trước. Do đó, các nhân viên y tế cần túc trực theo dõi sát chuyển dạ và tim thai từ giai đoạn I chuyển dạ. Sang giai đoạn II, thai bắt đầu xuống và sổ thì nhân viên y tế sẽ hướng dẫn sản phụ rặn theo cơn gò để cuộc chuyển dạ được tiến hành suôn sẻ. 

bac si

Huggies hy vọng một số thông tin về sinh thường cũng như một số bí quyết giúp mẹ sinh không đau sẽ giúp mẹ có thêm tự tin trong quá trình sinh thường. Chủ động chăm sóc sức khỏe ngay từ trong thai kỳ là một trong những việc làm mà mẹ lúc nào cũng nên ưu tiên, mẹ nhé.

Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.

Tìm hiểu thêm Sinh con dưới nước

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

sinh con năm 2024 hợp tuổi nào
Sinh con 10/05/2023

Sinh năm 2024 là năm gì, mệnh gì? Tuổi nào hợp để sinh con?

Sinh năm con năm 2024 là năm con gì và mệnh gì? Sinh con năm 2024 có tốt không? Năm 2024 hợp với bố mẹ tuổi gì? Tháng nào được mùa sinh năm 2024? Cùng tìm hiểu ngay!
Mẹ bế trẻ sơ sinh
Sinh con 25/11/2018

Hướng dẫn chi tiết chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách

Sau sinh, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, từ vết thương trên cơ thể tới các hormone nội tiết. Kể cả sinh thường hay sinh mổ, mẹ cũng cần được chăm sóc đặc biệt từ dinh dưỡng tới tinh thần.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;