Tất cả các chuyên mục
An toàn cho bé
Cách quản lý thời gian
Lần đầu làm cha mẹ
Cha mẹ và con cái
Kế hoạch chi tiêu cho gia đình
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Mẹ ở công sở
13 Cách giảm mỡ bụng sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Phương pháp Steiner tạo dựng con người hạnh phúc, mẹ đã biết?

Dạy con theo phương pháp Steiner

Việc lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp cho con luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha làm mẹ. Bên cạnh các phương pháp phổ biến như Montessori, Glenn Doman, phương pháp Steiner cũng được nhiều phụ huynh quan tâm tại Việt Nam. Vậy phương pháp giáo dục Steiner có những đặc trưng gì? Hãy cùng Huggies tìm hiểu qua bài viết dưới đây, mẹ nhé!

Tham khảo: Dạy con theo phương pháp Montessori

Phương pháp giáo dục Steiner là gì?

Phương pháp này được sáng lập bởi Rudolf Steiner (1861-1925). Ông là nhà giáo dục, triết gia người Áo. Vào năm 1919, ông đã thành lập ngôi trường đầu tiên áp dụng phương pháp Waldorf tại nhà máy thuốc lá Waldorf Astoria tại Stuttgart, Đức. Sau giai đoạn Thế chiến I, Adolf Hilter cấm việc mở trường Waldorf b lo sợ ngôi trường này có thể đào tạo ra những cá nhân có đam mê, có lý tưởng, tự do. Giai đoạn này, một số các nhà giáo dục tiên phong đã di cư trường Waldorf sang Mỹ. Trường đầu tiên tại Mỹ - Rudolf Steiner School được thành lập vào năm 1928 ở New York và hoạt động cho đến nay. Hiện trên khắp thế giới có khoảng hơn 2.000 trường mầm non, hơn 1.000 trường học các cấp, 700 trung tâm chăm sóc trẻ em, vô vàn các bố mẹ và chương trình giáo dục tại nhà theo phương pháp của Steiner.

Phương pháp giáo dục Steiner không chỉ giúp trẻ phát triển trí óc mà còn chú trọng đến tính cách, niềm đam mê và sự sáng tạo của trẻ. Hướng người học trở thành những con người cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống.

Tham khảo: Nuôi dạy con theo phương pháp EASY

Triết lý giáo dục Steiner

Triết lý của phương pháp giáo dục Steiner nhấn mạnh và đặt trọng tâm vào ba yếu tố cơ bản của con người: Suy nghĩ, Cảm xúc, và Ý chí.

Tham khảo: Dạy bé học bảng chữ cái

Trong nền giáo dục Steiner, giáo viên được chỉ dẫn các phương pháp thực hành để phát triển ý chí cho trẻ qua các hoạt động học tập bằng trải nghiệm. Cấp mầm non hay tiểu học, trẻ sẽ chủ yếu tập trung các hoạt động về chân tay. Sang cấp 2-3, Steiner chủ trương nhắm đến các dự án khoa học và nghệ thuật.

Tham khảo: Các phương pháp dạy con thông minh

Triết lý giáo dục Steiner đơn giản nhưng rất thâm sâu:

  • Giáo dục không dựa vào thành tích
  • Đánh giá con người không qua thành công, địa vị, tiền bạc,…
  • Không áp đặt uy quyền, không thưởng – phạt
  • Không phán xét
  • Nuôi nấng trí tưởng tượng

Dạy con theo phương pháp Steiner

Lợi ích của phương pháp Stenier

Phương pháp giáo dục chống “bệnh thành tích”

Khác với phương pháp giáo dục truyền thống, thường quan trọng thành tích. Người lớn vẫn thường tập trung giảng dạy các lý thuyết khô khan mà bỏ qua sự tự do của trẻ. Phương pháp giáo dục Steiner sẽ hoàn toàn khác. Khi trẻ được học tập theo phương pháp giáo dục Steiner thì ngay từ đầu trẻ được chú trọng vào 3 yếu tố cốt lõi của con người: Suy nghĩ - Cảm xúc - Ý chí.

Tham khảo: Dạy bé học bảng chữ cái

Khuyến khích mỗi trẻ luôn có đam mê riêng biệt

Nhà triết học Steiner quan niệm rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đã có một ý chí riêng. Vì thế, hãy để trẻ lớn lên với khát vọng, quyết tâm, ý chí của riêng từng trẻ. Gia đình hay nhà trường chỉ là nơi nuôi dưỡng, phát triển ý chí đó bằng các hoạt động trải nghiệm phù hợp.

Học cùng với niềm vui

Điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp giáo dục này chính là việc khơi gợi sự sáng tạo, say mê có sẵn trong mỗi đứa trẻ. Cũng như một số phương pháp giáo dục nổi tiếng khác, nguyên tắc của giáo dục Steiner không nhồi nhét kiến thức, chỉ hướng tới việc gợi mở tư duy của trẻ chứ không phải học như một nhiệm vụ.

Tham khảo: Dạy bé học nói các con vật

Nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ

Triết lý giáo dục của phương pháp Steiner chính là việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ. Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục Steiner nhấn mạnh một điều rất lý thú rằng “một con người sẽ không được đánh giá qua sự thành công, tiền bạc hay địa vị” - điều mà dường như đi ngược với thế giới phù phiếm này.

Thái độ sống tích cực

Khi áp dụng phương pháp giáo dục Steiner, học sinh, con cái sẽ học được thái độ sống, nhân cách từ chính những người dạy. Đây cũng là chuẩn mực về đạo đức, hình thành nên lối sống cho trẻ khi trưởng thành.

Tham khảo: 8 cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý

Môn học đa dạng, phong phú

Không phân chia “môn chính, môn phụ”, trẻ được học nhiều bộ môn thú vị như ngoài toán, khoa học,… trẻ sẽ được học thêm hội họa, kịch, thủ công,…

Khác biệt giữa Montessori và Steiner là gì?

• Montessori là một khái niệm về giảng dạy được Maria Montessori bắt đầu vào năm 1907. Steiner là một khái niệm về giảng dạy được bắt đầu bởi Rudolf Steiner vào năm 1919.

• Phương pháp Montessori tin vào việc cho phép một đứa trẻ chọn những gì nó muốn học. Vì vậy, đứa trẻ thể hiện sự quan tâm đến một cái gì đó và được giáo viên hướng dẫn để hiểu khái niệm. Mặt khác, phương pháp Steiner nhấn mạnh vào việc giáo viên sẽ chọn những gì trẻ cần học hoặc hiểu.

• Các trường Montessori không chú ý nhiều đến nhu cầu tâm lý và triết học của trẻ em, trong khi các trường Steiner có triết lý là hiểu được bản chất và hiện tượng tự nhiên, học sinh phải có hiểu biết về loài người.

• Các trường Steiner hướng đến sự sáng tạo của trẻ, khuyến khích trẻ phát triển đồ chơi của riêng chúng với bất cứ thứ gì chúng có trong tay. Mặt khác, các trường Montessori tin rằng đồ chơi có vai trò rất lớn trong việc hình thành hành vi của trẻ và nên sẽ được thiết kế đặc biệt khi giảng dạy.

• Cả hai trường Montessori và Steiner đều cho rằng các kỹ thuật hiện đại của máy tính và internet phải được sử dụng để giúp trẻ học môi trường xung quanh, nhưng có giới hạn.

• Người ta sẽ thấy trẻ em ở độ tuổi nhỏ chơi nhiều hơn theo kiểu trường học Steiner so với trường học theo phong cách Montessori.

• Ở Steiner, người ta chú trọng nhiều hơn vào việc nuôi dưỡng sự sáng tạo của chính trẻ em, trong khi ở Montessori, phần lớn những gì trẻ học được đến từ những nỗ lực của giáo viên.

• Hoàn toàn không có sách giáo khoa trong giai đoạn đầu tại các trường Steiner, trong khi các trường Montessori sẽ có giáo trình từ rất sớm.

Tham khảo: Cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời và thông minh

Phương pháp giáo dục Steiner cho trẻ nhỏ như thế nào?

Theo ông Rudolf Steiner, giai đoạn mầm non là giai đoạn phát triển bền vững cho cơ thể vật chất. Trẻ phát triển dựa trên sự bắt chước mà không hề có ý thức/suy nghĩ. Giai đoạn này chính là nền tảng vững chắc để trẻ có thể phát huy tính sáng tạo của mình sau này.

Các đồ chơi và vật dụng trong trường Steiner thường là những khúc gỗ, những tấm vải bằng cotton 100% hoặc lụa, những vỏ sò, vỏ ốc, những trái cây khô từ thiên nhiên, những con búp bê được làm từ vải cotton 100% hoặc lụa, … Tất cả những đồ chơi này giúp cho trẻ có thể tự do sáng tạo theo ý muốn. Sự tưởng tượng bắt đầu được hình thành từ đây.

Tham khảo: Cách tăng sức đề kháng cho bé

Ở giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ có thể chơi với một miếng vải và hôm nay miếng vải đó có thể là một em bé bế trên tay nhưng ngày mai cũng miếng vải đó, nó là áo choàng của hoàng tử.

Ở giai đoạn 4-5 tuổi, trẻ có thể bắt đầu gom nhiều đồ chơi lại để tưởng tượng ra việc xây dựng một ngôi nhà, thông qua 1 miếng vải làm túp lều, ghế hoặc kệ xếp lại gần làm tường, rồi trẻ sẽ tưởng tượng và tự đóng vai ba, rồi sau đó làm vai mẹ.

Để từ đó, khi trẻ bước vào độ tuổi 5-6, trí tưởng tượng của trẻ phát triển hơn thông qua việc khi nghe kể chuyện, thông qua ngôn từ về câu chuyện, trẻ có thể tưởng tượng nhân vật trong truyện theo cách của riêng mình. Thế giới tưởng tượng và sáng tạo trong giai đoạn này tạo nền tảng vững chắc cho trẻ phát triển tư duy sáng tạo sau này.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Nhiệm vụ của một người lớn được chăm sóc một đứa trẻ cần nhận thức trẻ em là một món quà quý giá, cần bảo vệ để trẻ được phát triển đúng cách. Hãy cho trẻ thời gian, không gian hợp lý cho sự phát triển đúng cách của trẻ. Đây là những điều mà phương pháp Steiner nhắm đến.

Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác tại chuyên mục Bé tập đi hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;