Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh, tránh lạm dụng

nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Nước muối sinh lý là loại dung dịch thường được sử dụng để vệ sinh mắt, tai, mũi, họng cho trẻ sơ sinh giúp trẻ khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, khi lạm dụng nước muối sinh lý để vệ sinh cho trẻ cũng sẽ dẫn đến những tác hại nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Hãy cùng Huggies tìm hiểu cách sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách nhất.

Nước muối sinh lý là gì?

Nước muối sinh lý hay còn gọi là dung dịch natri clorid 0.9%, là dung dịch chứa hỗn hợp nước và muối với nồng độ gần giống với các chất lỏng trong cơ thể người.

Vì có mức nồng độ ion (0.9 gram natri clorid trong mỗi 100 ml nước) tương tự trong máu và các dịch cơ thể, nên nước muối sinh lý là dạng dung dịch có sự cân bằng, ổn định cho cơ thể và được chọn để làm dung dịch vệ sinh cho trẻ sơ sinh.

Sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh có thể giúp loại bỏ các chất bẩn như ghèn mắt, giảm viêm và sưng mũi. Bác sĩ với các thao tác kỹ thuật cao, có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ sơ sinh.

Tham khảo:

Công dụng của nước muối sinh lý

Dưới đây là một số công dụng của nước muối sinh lý:

  • Bù dịch tuần hoàn: Trong trường hợp trẻ bị mất dịch tiêu chảy nhưng không uống nước, sữa bù lại đủ, các bác sĩ có thể thay thế bằng truyền nước muối sinh lý vô khuẩn qua đường tĩnh mạch. Nước muối sinh lý được sử dụng để bù dịch tuần hoàn khi cơ thể trẻ bị mất nước, tụt huyết áp do tiêu chảy, tiết nhiều mồ hôi, nôn ói.
  • Vệ sinh mắt, mũi, họng: Nước muối sinh lý có thể được sử dụng để vệ sinh mắt, mũi, họng, giúp loại bỏ bụi bẩn, mầm bệnh, ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Làm sạch ráy tai: Nước muối sinh lý có thể được dùng để làm sạch ráy tai do ô nhiễm không khí, tiếng ồn.
  • Súc miệng, vệ sinh răng miệng: Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, giúp vệ sinh răng miệng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh có nhiều công dụng làm sạch, giảm viêm

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh có nhiều công dụng làm sạch, giảm viêm (Nguồn: Internet)

Có nên dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh không?

Nước muối sinh lý là một sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người, tuy nhiên nó không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thay vào đó, dung dịch nước muối có thể hỗ trợ trong việc điều trị và phòng ngừa một số vấn đề liên quan đến tai, mắt và mũi ở trẻ em như làm sạch dịch nhầy trong mũi, loại bỏ bụi bẩn trong tai và rửa sạch ghèn trong mắt.

Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng môi trường niêm mạc và gây kích ứng, thậm chí có thể dẫn đến chảy máu và viêm nhiễm.

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh, cần tuân theo hướng dẫn về liều lượng và đối tượng sử dụng. Trước khi bắt đầu sử dụng cho trẻ em, hãy tham khảo ý kiến của một bác sĩ chuyên khoa nhi thay vì tự ý mua và sử dụng.

Sử dụng nước muối cho trẻ nhỏ cần lưu ý và tuân thủ hướng dẫn sử dụng

Sử dụng nước muối cho trẻ nhỏ cần lưu ý và tuân thủ hướng dẫn sử dụng (Nguồn: Internet)

Có thể mẹ cần: Hướng dẫn hút mũi và rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Dùng nước muối sinh lý cho trẻ hiệu quả bằng cách thực hiện các bước sau:

Bước Tiến Hành Dụng Cụ/Liều Lượng Cách Thực Hiện
Rửa tay sạch Xà phòng và nước Rửa tay thật sạch để ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng cho trẻ.
Chuẩn bị dụng cụ Ống tiêm hoặc ống nhỏ giọt, Dung dịch nước muối sinh lý, Dụng cụ hút mũi Chuẩn bị ống tiêm hoặc ống nhỏ giọt với liều lượng nước muối sinh lý là 2-3 giọt/bên mũi.
Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa - Giữ trẻ nằm ngửa với đầu hơi ngửa ra sau. Nếu trẻ quấy khóc, giúp trẻ bình tĩnh bằng cách cho bú hoặc cho xem đồ chơi.
Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý Nước muối sinh lý Sử dụng tay thuận để giữ ống nhỏ giọt và nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi của trẻ.
Chờ 1-2 phút cho dung dịch thấm - Chờ 1-2 phút để dung dịch nước muối thấm và làm mềm dịch mũi, sau đó sử dụng dụng cụ hút mũi.
Lặp lại cho bên mũi còn lại - Lặp lại bước nhỏ nước muối và hút dịch mũi cho bên mũi còn lại của trẻ.

Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh (điều trị dứt bệnh)

Lưu ý: Đây là cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh chỉ được thực hiện bởi các Bác sĩ hoặc Y tá có tay nghề cao. Trường hợp tự ý rửa mũi ở nhà có thể gây viêm tai giữa, bị sặc, nghẹt thở và nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Bố mẹ không được tự ý thực hiện tại nhà.

Một số trường hợp, trẻ hay bị tái bệnh ho, sổ mũi đàm vì nguyên nhân đường hô hấp của trẻ còn sót vi khuẩn ký sinh. Khi miễn dịch của trẻ vừa giảm, lượng vi khuẩn còn lưu lại trong đàm nhớt này sẽ tấn công, nhân số lượng lên và khiến trẻ tái bệnh.

Vì thế, những trẻ thường xuyên bị ho khan nặng đờm, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được Bác sĩ và Y tá thực hiện rửa mũi chuyên sâu để đẩy sạch đàm nhớt bên trong cuốn họng, khoang mũi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 2 - 4 ống bơm xilanh chuyên dụng đầu tròn nhỏ hoặc chai nước muối sinh lý nhỏ, một cái khăn để lau.
  • Đặt trẻ nằm nghiêng 1 bên: Việc đặt trẻ nằm nghiêng sẽ tránh làm trẻ bị sặc nước, hoặc giảm thiểu gây nguy hiểm cho bé.
  • Bơm nước muối sinh lý rửa mũi: Dùng 1-2 ống bơm thẳng nước muối sinh lý liên tục vào một bên mũi.
  • Dịch mũi sẽ chảy ra hết ở bên mũi còn lại: Nước sẽ từ 1 bên mũi vào khoang mũi, cuốn sạch hết dịch mũi bên trong và chảy hết ra ngoài ở bên mũi còn lại.
  • Lau khô và vỗ về trẻ: Khi thực hiện rửa mũi như vậy sẽ khiến bé bị bất ngờ và sợ hãi. Hãy lau khô và vồ về trìu mến cho trẻ để an ủi và làm dịu cảm xúc cho con trẻ.

Cách lựa chọn nước muối sinh lý tốt cho trẻ sơ sinh

  • Chọn theo mục đích sử dụng: Khi lựa chọn nước muối sinh lý, cần lưu ý chọn đúng loại theo nhu cầu sử dụng. Với trẻ sơ sinh chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt mũi để vệ sinh mắt, mũi. Tuyệt đối không dùng các loại nước muối sinh lý rửa vết thương và súc miệng, tiêm truyền để vệ sinh cho trẻ.
  • Phù hợp với độ tuổi: Để vệ sinh, rửa mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lựa chọn nước muối sinh lý dạng ống, đơn liều, đầu tròn nhỏ. Loại nước muối này phù hợp với khoang mũi của trẻ, dễ sử dụng và không làm tổn thương niêm mạc mũi. Không nên sử dụng nước muối sinh lý dạng phun sương vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi của trẻ.
  • Thành phần an toàn: Khi lựa chọn nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh, cần kiểm tra kỹ bảng thành phần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nước muối sinh lý chuẩn có nồng độ natri clorua là 0,9%. Ngoài muối ăn và nước tinh khiết, không nên chọn những loại nước muối sinh lý có chứa chất bảo quản. Nên ưu tiên chọn loại đã được vô trùng, vô khuẩn, đóng gói kín để không bị nhiễm khuẩn.
  • Xuất xứ rõ ràng: Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất và cung cấp nước muối sinh lý trên thị trường. Vì vậy khi lựa chọn sản phẩm cần kiểm tra kỹ các thông tin có trên bao bì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra bạn cũng nên chọn mua nước muối sinh lý ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Lưu ý cách lựa chọn nước muối sinh lý cho trẻ phù hợp

Lưu ý cách lựa chọn nước muối sinh lý cho trẻ phù hợp (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ khi lạm dụng sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Theo tư vấn của Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà là bác sĩ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM có hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực sản phụ khoa:

Cơ thể người rất diệu kỳ có khả năng tự điều hòa và tự vệ. Niêm mạc mũi họng có thể tự tiết ra chất nhầy để làm ấm, làm ẩm luồng khí hít vào và làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn. Như vậy khi sử dụng hay lạm dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh thường xuyên gây ra tác hại:

  • Trẻ sơ sinh bị mất phản xạ tự nhiên của cơ thể, mất khả năng tự điều hòa của niêm mạc mũi họng.
  • Nếu sử dụng không đúng cách, nước muối sinh lý có thể gây nhiễm trùng cho trẻ
  • Khi ngừng sử dụng đột ngột sau thời gian dài, niêm mạc mũi họng có thể bị khô, dễ viêm nhiễm

Vì vậy, bố mẹ hãy lưu ý rằng nước muối sinh lý chỉ thực sự cần thiết khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp, tăng tiết đờm nhầy. Lúc đó mới nên sử dụng để hỗ trợ đẩy đờm, kháng viêm, khử trùng.

Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý

Không nên tự pha dung dịch nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ nhỏ vì nước pha thường không đảm bảo độ sạch và khó pha đúng nồng độ 0,9%. Thay vào đó, nên sử dụng các lọ nhỏ mũi sinh lý đã được sản xuất và bán tại nhà thuốc, vì chúng đảm bảo điều kiện vô trùng và pha đúng nồng độ 0,9%.
Cần lưu ý rằng có nhiều loại dung dịch nước muối bán tại nhà thuốc. Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% (có bao bì in hình con mắt) để nhỏ mũi hoặc nhỏ tai. Tuy nhiên, không bao giờ sử dụng thuốc chuyên dùng nhỏ mũi hoặc nhỏ tai NaCl 0,9% để nhỏ vào mắt.

Câu hỏi thường gặp

Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Để đạt được hiệu quả lâu dài, nên tuân thủ việc nhỏ nước muối 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi mũi không còn tắc. Sử dụng nhiều hơn 3 lần mỗi ngày có thể gây đau mũi.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho biết:

bac si

Một trẻ sơ sinh khỏe mạnh, bình thường không cần nhỏ mũi, nhỏ mắt, nhỏ tai bằng nước muối sinh lý mỗi ngày vì bản thân cơ thể đã tự có cách bảo vệ niêm mạc và làm sạch các chất bụi bẩn. Chỉ khi trẻ bị các bệnh lý như viêm kết mạc, viêm mũi họng, viêm tai… các chất nhầy nhớt dính đặc gây tắc nghẽn đường hô hấp, vùng tai mắt thì nước muối sinh lý mới cần thiết để làm loãng và nhầy nhớt được hút dễ dàng ra ngoài. Do đó, các mẹ chỉ nên dùng nước muối sinh lý theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng nó nhé.

bac si

Hy vọng thông qua bài viết trên của Huggies, bố mẹ đã biết cách sử dụng nước muối sinh lý một cách an toàn và hiệu quả cho con. Chúc các con luôn khỏe mạnh, vui vẻ! Mẹ đừng quên tham khảo thêm Sản phẩm Huggies các bài viết cùng chủ đề tại chuyên mục Chăm sóc trẻ sơ sinh!

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;