Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Nhận biết nhịp thở trẻ sơ sinh bình thường và bất thường

Nhận biết nhịp thở trẻ sơ sinh bình thường và bất thường

Em bé mới sinh thường thở không đều, lúc nhanh lúc chậm và đôi khi tạm ngưng thở. Vì vậy, phân biệt nhịp thở bất thường và bình thường là bao nhiêu nhịp/phút là điều mà bố mẹ lo lắng nhất. Cùng Huggies tìm hiểu về nhịp thở trẻ sơ sinh trong bài viết sau để hiểu và xử lý kịp thời khi có vấn đề. 

Xem thêm:

Nhịp thở trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường?

Nhịp thở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thay đổi tùy theo độ tuổi và thường được tính khi trẻ đang ngủ hoặc nghỉ ngơi: 

Độ tuổi Nhịp tim mỗi phút
Từ 0 đến dưới 6 tháng tuổi 30 - 60
Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng 24 - 30
Từ 1 tuổi đến 5 tuổi 20 - 30
Từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi 12 - 20
Từ 12 tuổi trở lên 12 - 20

 

Cách kiểm tra nhịp thở trẻ sơ sinh

Để kiểm tra nhịp thở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể đếm, đo tần suất thở của bé trong một phút. Cách thực hiện:

  • Đặt tay lên ngực hoặc bụng của bé và quan sát số lần bụng hoặc ngực nhô lên trong vòng 60 giây.
  • Để tay gần mũi bé khoảng vài cm để cảm nhận và đếm số lần bé hít thở trong một phút.

Cần lưu ý rằng trẻ sơ sinh thường có nhịp thở không đều, nếu trường hợp bé bị suy hô hấp thì nhịp thở sẽ không được bình thường.  

Nhịp thở bình thường ở trẻ sơ sinh

Nhịp thở bình thường ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Nhịp thở khi trẻ ngủ và thức

Trong lúc ngủ nhịp thở của trẻ nhỏ thường chậm lại, với tần suất khoảng 30 nhịp mỗi phút. Trẻ có thể thở không đều trong khi ngủ, có lúc sẽ thở rất nhanh rồi ngưng thở trong vài giây, đây là hiện tượng bình thường và cũng có thể xảy ra khi trẻ còn thức. 

Tuy nhiên trong trường hợp trẻ mắc các vấn đề về hô hấp như nhiễm trùng đường hô hấp hoặc rối loạn tim phổi, trẻ có thể gặp phải các rối loạn hô hấp khi ngủ. Bố mẹ nên chú ý và nếu có bất kỳ bất thường nào hãy đưa trẻ đến bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị thích hợp.

Nhịp thở của trẻ khi ngủ sẽ chậm lại so với khi thức

 

Nhịp thở của trẻ khi ngủ sẽ chậm lại so với khi thức (Nguồn: Internet)

Nhịp thở khi trẻ bị suy hô hấp

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu cho thấy nồng độ oxy trong máu thấp, điều này gây nguy hiểm vì thiếu oxy có thể gây tổn thương não và các cơ quan khác. Nếu phát hiện nhịp thở trẻ sơ sinh không bình thường cùng với các dấu hiệu suy hô hấp, bố mẹ cần nhanh chóng tìm kiếm sự can thiệp y tế.

Các dấu hiệu nhận biết suy hô hấp ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Tiếng thở bất thường như rên rỉ, khò khè hoặc tiếng thở rít.
  • Nở cánh mũi khi bé cố gắng hít vào, một dấu hiệu của việc gặp khó khăn trong việc thở.
  • Co kéo lồng ngực ở khoảng giữa xương sườn, dưới xương ức hoặc trên xương đòn, cho thấy bé đang vật lộn để thở và cần nhiều oxy hơn.
  • Thay đổi màu da, da nhợt nhạt, môi, lưỡi, ngón tay hoặc móng tay có thể trở nên trắng hoặc xanh lam. 

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp thở của trẻ sơ sinh

Trường hợp trẻ sơ sinh thở nhanh hơn bình thường rất hay gặp, vì khi lượng oxy không cung cấp đủ thì trẻ phải thở nhanh hơn để bù cho lượng oxy còn thiếu. Có nhiều yếu tố có thể gây thiếu oxy cho trẻ sơ sinh như:

  • Sinh non, khi phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
  • Trẻ sinh mổ.
  • Trẻ hít phải phân su, khi trẻ hít chất bẩn trong túi ối có thể gây viêm phổi.
  • Thiểu ối, khi lượng nước ối quá ít có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của thai nhi.
  • Nhiễm trùng ối hoặc màng ối, khi có vi khuẩn xâm nhập vào túi ối, có thể gây sốc nhiễm khuẩn cho trẻ
  • Đái tháo đường thai kỳ, khi mẹ bị tăng đường huyết có thể gây béo phì cho trẻ.

Những yếu tố bất thường về nhịp thở

Nhịp thở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khác người lớn nhưng vẫn có chu kỳ. Vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu bất thường dưới đây, thì bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán ngay: 

  • Nhịp thở của trẻ sơ sinh vượt quá 60 lần mỗi phút.
  • Trẻ có biểu hiện gằn mình khi thở.
  • Khi hít thở, lỗ mũi của trẻ phình lớn.
  • Trẻ ho khan và có tiếng thở rít.
  • Cơ bụng của trẻ co thắt lâu hơn bình thường trong khi thở.
  • Trẻ có tình trạng ngừng thở kéo dài trên 10 giây.
  • Da quanh vùng trán, môi, mũi của trẻ có màu tím tái hoặc xanh. 

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp thở trẻ sơ sinh

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp thở trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Khi nào thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi trẻ sơ sinh bị suy hô hấp, cha mẹ cần chú ý theo dõi nhịp thở của bé. Nếu nhận thấy nhịp thở quá nhanh hoặc quá chậm, cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, có một số dấu hiệu khẩn cấp khác mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Nhịp thở bất thường kéo dài trong vài phút.
  • Nhịp thở không bình thường kèm theo sốt, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi.
  • Dấu hiệu thở bất thường xuất hiện sau khi bé tắm hoặc ngâm nước.
  • Thở không bình thường sau khi bị nghẹt thở hoặc trong tình trạng gần nghẹt thở.

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể phát triển đột ngột và nguy hiểm hơn nhiều so với người lớn. Do đó, việc theo dõi sức khỏe và phản ứng nhanh chóng khi có vấn đề là cực kỳ quan trọng. 

Trên đây là những thông tin về nhịp thở trẻ sơ sinh và hướng dẫn cha mẹ cách đo nhịp thở của bé để quan sát và theo dõi. Hy vọng qua những thông tin mà Huggies chia sẻ ở trên, cha mẹ có thể theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho bé đúng cách và đảm bảo được sự phát triển tốt nhất cho bé. 

>>Nguồn tham khảo:

Xem thêm các Sản phẩm Huggies và các bài viết cùng chủ đề về Chăm sóc trẻ sơ sinh!

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;