Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Hình ảnh thắng lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh

 lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh

Lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh trông như thế nào? Đặc biệt khi trẻ đã đến tuổi tập nói nhưng chưa thể phát âm. Và tình trạng dính thắng lưỡi gây ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ có thể bị ngọng, phát âm không chuẩn. Để xác định liệu trẻ có dính thắng lưỡi hay lưỡi của trẻ có phát triển bình thường hay không, hãy cùng Huggies tham khảo bài viết dưới đây!

Hình ảnh lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh

Khi trẻ đến tuổi tập nói nhưng không thể phát âm hoặc có biểu hiện nói ngọng, phụ huynh thường lo lắng về khả năng trẻ bị dính thắng lưỡi. Trong trường hợp của trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi có thể gây cản trở trong việc bú sữa. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh: 

  • Trẻ có khả năng di chuyển lưỡi sang hai bên một cách linh hoạt.
  • Trẻ có thể nâng lưỡi lên cao và chạm vào hàm trên.
  • Khi trẻ khóc có thể thấy đầu lưỡi hình chữ V.
  • Trẻ có thể đưa lưỡi ra ngoài miệng khoảng 1 - 2 mm.
  • Thắng lưỡi của trẻ không gây trở ngại trong việc bú mẹ.
  • Nếu cha mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc lo ngại về tình trạng phát triển của lưỡi bé, việc tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhi khoa là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ.

Hình ảnh lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh

Hình ảnh lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Dính thắng lưỡi là gì?

Dính thắng lưỡi là hiện tượng một dải dây nối từ đáy lưỡi đến sàn miệng bị ngắn hơn bình thường. So với lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh thì tình trạng dính thắng lưỡi gây ra sự khó khăn cho trẻ trong việc di chuyển lưỡi và ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. 

Theo các nghiên cứu, khoảng 5% trẻ sơ sinh mắc tình trạng này được phát hiện trong tháng đầu tiên sau sinh, thường là trong các cuộc khám sức khỏe định kỳ hàng tháng.

Các trường hợp còn lại thường được phát hiện muộn hơn khi xuất hiện dấu hiệu chậm phát triển, khó khăn trong việc bú mẹ và phát ra tiếng khóc. Cha mẹ nên theo dõi sự phát triển của trẻ và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghi ngờ có vấn đề.

Những mức độ của tình trạng dinh thắng lưỡi

  • Mức độ nhẹ: Trong trường hợp này, thắng lưỡi có độ dài từ khoảng 12 đến 16 mm.
  • Mức độ trung bình: Thắng lưỡi có độ dài trong khoảng từ 8 đến 11 mm.
  • Mức độ nặng: Ở mức độ này, chiều dài của thắng lưỡi chỉ từ 3 đến 7 mm.
  • Mức độ hoàn toàn: Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất, khi thắng lưỡi hầu như không tách rời được, với chiều dài chỉ khoảng 3 mm hoặc thậm chí ngắn hơn.

Dính thắng lưới gây cản trở quá trình bú sữa mẹ của trẻ

Dính thắng lưỡi gây cản trở quá trình bú sữa mẹ của trẻ (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu trẻ bị dính thắng lưỡi

Dính thắng lưỡi thường được phát hiện trong các kiểm tra sức khỏe định kỳ sau tháng đầu tiên của trẻ. Tuy nhiên nếu bước kiểm tra này bị bỏ qua, bố mẹ có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu sau:

  • Đầu lưỡi của trẻ không thể di chuyển linh hoạt ra phía trước đến môi trên, thay vào đó có hình dạng vuông vức chứ không nhọn như lưỡi bình thường.
  • Lưỡi của trẻ có xu hướng thụt vào phía sau do thắng lưỡi quá ngắn.
  • Khi trẻ khóc, lưỡi có thể có hình dạng giống như trái tim.
  • Trẻ gặp khó khăn trong quá trình bú mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển.
  • Răng cửa của trẻ thường không đều, có thể bị thưa và nghiêng.

Để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ, bố mẹ cần quan sát và theo dõi mọi thay đổi bất thường ở lưỡi của trẻ, có thể so sánh lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh với lưỡi của con. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trẻ bị sinh thắng lưỡi khi nào cần phẫu thuật?

Khi phát hiện trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong quá trình bú hoặc có vấn đề với việc phát âm và nghi ngờ tình trạng dính thắng lưỡi, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên ngành Răng Hàm Mặt hoặc Bệnh viện Nhi đồng để được chẩn đoán chính xác về mức độ dính thắng lưỡi, giúp xác định liệu có cần tiến hành phẫu thuật cắt thắng lưỡi hay không.

Quyết định thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ sẽ dựa vào mức độ dính thắng lưỡi và mức độ ảnh hưởng đến khả năng bú hoặc phát âm của trẻ. Phương pháp này thường được khuyến nghị cho các trường hợp thắng lưỡi nặng, gây ra những khó khăn nghiêm trọng trong việc bú mẹ và phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ bị dính thắng lưỡi tùy vào mức độ để được chỉ định phẫu thuật

Trẻ bị dính thắng lưỡi tùy vào mức độ để được chỉ định phẫu thuật (Nguồn: Internet)

Hậu quả khi bị dính thắng lưỡi

  • Khó khăn khi bú sữa mẹ: Khả năng ngậm núm vú một cách chính xác bị hạn chế hơn, gây ra nhiều vấn đề trong quá trình bú mẹ. Lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ mút núm vú một cách tự nhiên, còn nếu bị dính thắng lưỡi thì trẻ có thể trở nên khó chịu và thậm chí cắn mẹ, dẫn đến việc trẻ không nhận được đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường. Điều này thường gây ra tình trạng trẻ quấy khóc nhiều hơn so với các trẻ khác.
  • Răng cửa dưới bị thưa: Tình trạng dính thắng lưỡi có thể tạo ra một khoảng trống giữa hai răng cửa ở hàm dưới, điều này dẫn đến việc các răng bị đẩy lệch và gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. 
  • Nói khó khăn hơn bình thường: Trẻ em bị dính thắng lưỡi có thể gặp khó khăn trong việc phát âm các âm như "t", "d", "s", "th", "r", "l" và "z". Điều này có thể dẫn đến hình thành một thói quen phát âm không chính xác trong dài hạn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp và cách nói của trẻ. 
  • Vệ sinh răng miệng khó khăn: Trẻ em mắc dị tật thắng lưỡi thường gặp khó khăn trong việc sử dụng lưỡi để làm sạch thức ăn còn sót lại trên răng. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nướu, …

Cách điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

Tùy thuộc vào tình trạng dính thắng lưỡi của trẻ mà các bác sĩ sẽ đề xuất những phương pháp điều trị khác nhau. Phương pháp cắt thắng lưỡi hiện được coi là cách điều trị hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, phương pháp cụ thể sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ:

Cách điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

  • Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Thường chỉ sử dụng dao điện để thực hiện cắt thắng lưỡi do trẻ còn nhỏ và yếu, đây là phương pháp nhanh chóng giúp trẻ có thể bắt đầu bú lại ngay sau khi điều trị.
  • Trẻ lớn hơn: Thực hiện gây mê và gây tê, sau đó sử dụng dao phẫu thuật hoặc máy đốt để cắt thắng lưỡi. Vết thương sau đó sẽ được khâu lại và phục hồi trong vài tuần.
  • Trường hợp thắng lưỡi quá dày: Các bác sĩ sẽ thực hiện tạo hình thắng lưỡi, sau khi thực hiện xong có thể xuất hiện một số biến chứng như nhiễm trùng hay chảy máu, do đó bố mẹ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp để đảm bảo sự phục hồi an toàn và nhanh chóng cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật cắt thắng lưỡi

Sau khi phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi thành công, việc chăm sóc sau phẫu thuật theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất quan trọng. 

  • Bố mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với các vật cứng để tránh làm tổn thương vùng vừa phẫu thuật vì vết thương có thể dễ dàng bị cào xước và gây chảy máu.
  • Đồng thời, mẹ nên khuyến khích bé uống nhiều nước và hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập di chuyển lưỡi hàng ngày để hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Đối với những trẻ lớn hơn, việc hướng dẫn trẻ cách phát âm chuẩn sau phẫu thuật cũng rất cần thiết. Điều này giúp trẻ không gặp trở ngại trong giao tiếp sau khi đã khắc phục tình trạng dính thắng lưỡi.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

bac si

Hiện nay, phẫu thuật cắt thắng lưỡi được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng. Trẻ sẽ được gây tê hoặc gây mê, sau đó bác sĩ dùng dao điện lưỡng cực (bipolar) cắt thắng lưỡi trong vòng 15 phút. Sau thủ thuật bệnh nhân có thể về ngay trong ngày. Vết mổ sẽ để lại mài trắng, sẽ hồi phục hoàn toàn sau 1-2 tuần.

bac si

Trên đây là những thông tin về tình trạng lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh và tình trạng dính thắng lưỡi. Việc quan sát và theo dõi lưỡi để nhận biết tình trạng bất thường là rất cần thiết để kịp thời phát hiện và điều trị. Nếu nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ bị dính thắng lưỡi, bố mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để điều trị. Đồng thời, bố mẹ có thể truy cập Huggies để tìm hiểu thêm về thông tin bổ ích của mẹ và bé. 

>>Nguồn tham khảo:

Xem thêm các Sản phẩm Huggies và các bài viết cùng chủ đề về Chăm sóc trẻ sơ sinh!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;