Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chăm sóc răng cho bé

Chăm sóc răng cho trẻ em

Chăm sóc răng miệng cho trẻ là một vấn đề quan trọng ba mẹ cần lưu ý, vì việc chăm sóc đúng thời điểm và đúng cách sẽ có ảnh hưởng tốt đến trẻ về lâu dài. Đặc biệt là khi bé bắt đầu ăn dặm thì việc vệ sinh răng miệng sẽ giúp răng của bé khỏe, đẹp và ít bị sâu răng hơn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bố mẹ một số thông tin cần thiết về việc chăm sóc răng miệng cho bé.

Tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho bé

Việc giữ gìn vệ sinh cho những chiếc răng đầu tiên của trẻ là hết sức quan trọng. Nếu không có răng, khả năng nói của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ không ăn được nhiều thức ăn bổ dưỡng và nụ cười cũng kém phần xinh xắn. Hàm răng đầu tiên giúp giữ khoảng cách chuẩn giữa các răng để thuận tiện cho việc thay răng sau này.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn cho thấy các bệnh về răng như sâu răng, viêm nướu có liên quan mật thiết đến các bệnh lý như tiểu đường, mạch máu não, xương thủy tinh, xơ cứng động mạch... Từ đó có thể nhận thấy rằng việc chăm sóc răng miệng cho bé không chỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi lớn lên.

Cách chăm sóc răng miệng cho bé theo từng độ tuổi

6 – 8 tháng tuổi:

Ở giai đoạn này bé bắt đầu mọc răng sữa, một số trẻ thì chỉ bú sữa mẹ nhưng có một số trẻ đã bắt đầu tập ăn dặm. Bố mẹ có thể chăm sóc răng sữa cho con bằng cách dùng gạc rơ lưỡi thấm nước muối sinh lý pha loãng để làm sạch răng, nướu và lưỡi của bé.

Trong trường hợp bé chưa nhú răng thì mẹ vẫn nên vệ sinh nướu và lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi thấm nước ấm, đặc biệt là sau khi cho bé bú.

1 – 2 tuổi:

Nếu bé từ 1 tuổi trở đi vẫn chưa có răng thì bố mẹ có thể áp dụng cách vệ sinh răng miệng cho bé bằng nước muối sinh lý. Nếu bé đã mọc răng thì bố mẹ có thể bắt đầu tập cho con làm quen với việc đánh răng.

Mẹ cần lưu ý ở độ tuổi này việc đánh răng cho bé chỉ nên đi cùng với nước muối pha loãng vì con vẫn chưa nhận thức được phải nhổ nước đánh răng ra. Hãy vừa giúp bé làm quen với bàn chải đánh răng, vừa hướng dẫn con nhổ nước súc miệng ra ngoài mẹ nhé.

3 – 6 tuổi

Ở độ tuổi này giai đoạn mọc răng sữa có thể đã kết thúc với hầu hết các bé, răng hàm bắt đầu mọc đầy đủ hơn. Đây là giai đoạn phù hợp để mẹ tập cho bé tự đánh răng bằng bàn chải của mình.

Mẹ hãy tập thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày cho con, và quan sát cách bé đánh răng để nhắc nhở con luôn đánh răng cẩn thận lẫn mặt ngoài và mặt trong.

6 – 9 tuổi

Bé đã có thể tự chải răng cho mình ở độ tuổi này, nhưng bố mẹ vẫn nên theo dõi và nhắc nhở con đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần đánh ít nhất 2 phút. Bên cạnh đó, vẫn hãy giữ thói quen quan sát cách con đánh răng nhằm đảm bảo con luôn vệ sinh hàm răng của mình đúng cách.

Tham khảo: Giải mã nguyên nhân bé chậm mọc răng

Lời khuyên giúp răng miệng bé luôn khỏe mạnh

Những thực phẩm cần tránh để giữ cho trẻ một hàm răng khỏe mạnh

Tránh các thực phẩm có nhiều đường, nhất là thực phẩm có thể ngậm lâu trong miệng như các loại kẹo, nước ngọt và nước trái cây trong bình sữa. Kẹo dẻo có chứa vitamin C cũng đã được khuyến cáo là có hại cho răng.

Một số loại thức ăn bổ dưỡng như trái cây khô cũng có nhiều đường. Vì thế, bạn nên cho trẻ súc miệng sau khi ăn những thực phẩm này.

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

“Sâu răng do bú bình” (“Bottle Mouth”) và cách phòng ngừa

Sâu răng do bú bình là hiện tượng sâu răng (thường là răng cửa) bởi axit tấn công men răng. Tình trạng này xảy ra do tiếp xúc với chất lỏng nào đó (trừ nước) trong thời gian quá lâu. Thường xảy ra ở trẻ bú bình trong khi ngủ. Tuy nhiên, hiện tượng này không chỉ xảy ra ở những trẻ bú bình mà còn gặp phải ở trẻ bú mẹ quá lâu.

Để phòng ngừa sâu răng do bú bình, hãy làm những việc đơn giản sau:

  • Chỉ cho trẻ bú bình hoặc bú mẹ khi đến bữa ăn và không cho trẻ bú trong khi ngủ.
  • Tránh cho trẻ uống nước trái cây, nước ngọt và những loại nước uống có đường khác trong bình sữa.
  • Dạy cho trẻ uống bằng ly hoặc bằng ống hút khi trẻ đã sẵn sàng (thường là khi trẻ được 1 tuổi).
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt và đánh răng thường xuyên.

Những nguyên tắc cơ bản trong việc chăm sóc răng miệng của trẻ

Tổ chức nha khoa của Úc đã đưa ra những hướng dẫn chăm sóc răng miệng như sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, ít axit và đường.
  • Ăn những món ăn vặt có nhiều dinh dưỡng như phô mai hay trái cây.
  • Uống nhiều nước.
  • Đánh răng nhẹ nhàng và kỹ càng với kem đánh răng có ít flour từ lúc 2-7 tuổi.
  • Dùng bàn chải có lông mềm và đầu bàn chải nhỏ.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày (tốt nhất là sau khi ăn sáng và ngay trước khi đi ngủ).
  • Khám răng định kỳ và đừng đợi cho đến khi răng có vấn đề.
  • Tập thói quen khám nha khoa từ nhỏ hoặc ít nhất là khi trẻ được 3 tuổi.

Những câu hỏi về việc chăm sóc răng miệng cho bé

Những câu hỏi thường gặp về việc chăm sóc răng cho bé

Sau đây là những câu hỏi thường gặp và giải đáp về vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ.

Khi nào nên bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ?

Thời điểm răng nhô lên khỏi nướu (thường khi trẻ được 5-9 tháng tuổi) báo hiệu bạn nên bắt đầu việc giữ gìn vệ sinh răng và nướu cho trẻ.

Tham khảo: Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Nên làm sạch răng và nướu trẻ như thế nào?

Hãy dùng một miếng vải mềm và ẩm hoặc gạc rơ lưỡi trẻ em để làm sạch nướu. Khi bạn cảm thấy trẻ đủ cứng cáp để dùng bàn chải đánh răng, hãy dùng loại bàn chải lông mềm và đầu bàn chải nhỏ. Có thể thay bàn chải thường xuyên (khoảng 3 tháng 1 lần) hoặc khi bàn chải đã có dấu hiệu bị tưa.

MẸO VẶT: mua 2 bàn chải, 1 cho bạn và 1 cho trẻ. Sau đó, bạn có thể đánh răng trước rồi giúp trẻ hoặc ngược lại.

Có nên dùng kem đánh răng cho trẻ hay không?

Khi trẻ được 3 tuổi, bạn có thể cho trẻ sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ em và chỉ nên dùng một ít thôi. Kem đánh răng dành cho trẻ em có ít chất flour và đặc biệt bổ sung nhiều canxi hơn cho răng trẻ.

Khi nào nên dẫn trẻ đi nha sĩ?

Thời gian thích hợp nhất là vào khoảng thôi nôi. Bạn nên cố gắng dẫn trẻ đi nha sĩ trước khi trẻ được 3 tuổi. Trong lần khám đầu tiên, nha sĩ sẽ đánh giá vị trí hàm của trẻ, kiểm tra xem các răng có dấu hiệu bị sâu hay không và hướng dẫn bạn làm sao để chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất cho trẻ.

Có cách nào để giúp trẻ không thấy sợ khi đi nha sĩ hay không?

Hãy trang bị cho con bạn trước khi đi nha sĩ bằng cách đọc cho trẻ những câu chuyện về nha sĩ hay chơi trò chơi “Cùng đi nha sĩ” với gấu bông hoặc búp bê. Giải thích cho trẻ nghe vì sao nha sĩ thích đeo khẩu trang, dạy cho trẻ há miệng thật to như một chú ếch để cho nha sĩ khám. Hãy nhớ là đừng nhắc đến những từ ngữ tiêu cực như “sợ”, “kim tiêm”, “đau”, hay “máy khoan”.

Thói quen ngậm tay có hại cho răng của trẻ sau này hay không?

Chắc chắn rằng nếu thói quen này kéo dài sau giai đoạn sơ sinh có thể dẫn đến răng trẻ bị lệch, hô răng, và có thể làm biến đổi hàm trên của trẻ.

Nếu uống nước lọc không có chất flour, có nên bổ sung thêm chất flour cho trẻ không?

Chất flour rất tốt cho việc giữ gìn hàm răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, trước khi bổ sung chất flour cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ.

Làm sao để nhận biết trẻ đang mọc răng?

Một số hiện tượng thường gặp khi trẻ chuẩn bị mọc răng như sau:

  • Nướu hơi sưng, đỏ và có thể u lên
  • Bạn có thể thấy được một chút màu trắng của răng đang mọc ngay dưới nướu
  • Trẻ hay bị chảy nước miếng, thích cắn hay ngậm đồ vật
  • Trẻ dễ cáu kỉnh và có dấu hiệu bị đau

Để giảm tình trạng khó chịu của trẻ, bạn có thể dùng paracetamol, loại gel không chứa aspirin, và cho trẻ nhai vòng ngậm lạnh

Tham khảo: Sốt mọc răng

Trẻ có bị bệnh liên quan đến hiện tượng mọc răng hay không?

Rất nhiều bà mẹ cho rằng khi mọc răng, trẻ có những triệu chứng sau: hăm tã, sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ, đau và hay cáu kỉnh. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy những hiện tượng trên liên quan đến quá trình mọc răng. Bạn không nên tự cho rằng mọc răng gây nên những triệu chứng trên mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tham khảo: Cách hạ sốt khi trẻ mọc răng

Khi nào trẻ có thể tự đánh răng được?

Thông thường khi được 5 tuổi, trẻ sẽ tự đánh răng được. Tuy nhiên, bạn nên giúp và theo dõi trẻ cho đến khi trẻ được 7-8 tuổi.

Tham khảo: Florit

Để biết thêm nhiều thông tin liên quan đến sức khỏe và cách chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ hãy ghé thăm Góc chuyên gia của nhà Huggies nhé!

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;