Tất cả các chuyên mục
Quá trình phát triển của bé
Thực đơn cho bé
Tập cho bé tự đi vệ sinh

Những hành vi của bé tập đi

Những hành vi của bé tập đi

Chúng ta cần có hiểu biết cơ bản về hành vi của bé tập đi để có cách xử trí phù hợp. Một số mẹo kiểm soát hành vi của bé có thể giúp bạn và bé cùng vượt qua độ tuổi này một cách êm thấm.

Con tôi có bình thường không

Điều khó nhất khi làm cha mẹ không phải là biết liệu con mình có "bình thường" hay không. Là một nhà tâm lý học và từng xử trí trẻ với tư cách một người mẹ, một cô giáo, tôi có thể nói rằng, không có thứ nào như vậy! Có “bình thường” không khi một bé tập đi  có thể nói hai thứ tiếng? Có "bình thường" không khi bé tập đi lại biết đi muộn? Có "bình thường" không khi bé tập đi có khả năng đọc phi thường? Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ nói đến những hành vi "thường gặp" - tức những hành vi mà phần đa trẻ thể hiện ở một độ tuổi nhất định trong sự phát triển của bé. Bạn có thể coi những thông tin này như một chỉ dẫn, nhưng hãy nhớ rằng phổ "thường gặp" rất rộng.

Nghiên cứu về hành vi ở bé tập đi

Nhà tâm lý học người Thụy Điển, Jean Piaget, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình phát triển nhận thức (tư duy) ở trẻ. Theo ông, đến độ tuổi lên 2, bé đang ở giai đoạn "giác quan vận động" (tức là, bé tìm hiểu thế giới thông qua các giác quan). Cũng theo ông (và ý kiến này rất được đồng tình), bé tập đi tự coi mình là trung tâm (các bé chỉ nhìn nhận thế giới bằng nhãn quan của mình).

Erik Erikson, một nhà nghiên cứu khác, cho rằng đến tuổi lên 3, bé phải trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là "giác quan vùng miệng", theo đó bé sẽ khám phá mọi thứ bằng cách đưa lên miệng. Ông tin tưởng rằng cách thức bé vượt qua giai đoạn này sẽ dẫn tới sự tin tưởng của bé đối với thế giới trong tương lai. Trong suốt giai đoạn tiếp theo, bé học đi, học nói và hiểu các cơ quan chức năng khác nhau trên cơ thể, và đây là thời gian phụ huynh có thể cảm thấy xấu hổ hoặc hoài nghi nếu bé không học được.

Nếu không xét đến các nghiên cứu, làm cha mẹ, chúng ta có thể thấy rằng, tuổi tập đi là khoảng thời gian mà bé đang cố gắng trở nên độc lập hơn. Bé muốn khám phá thế giới, và chúng ta là người quyết định có cho bé làm như thế hay không, đồng thời đưa ra một số ranh giới phù hợp. Đối với bé, lúc này mọi thứ đều mới mẻ và lý thú, và sự tò mò cũng như quan tâm bẩm sinh của bé có thể làm chúng ta thấy thú vị. Nhưng cũng sẽ có những khoảng thời gian mà cả cha mẹ và bé đều thất vọng, bực bội. Bé có khao khát tự nhiên là muốn tiếp nhận thông tin và đặt câu hỏi, nhưng đôi khi bé chưa có đủ năng lực ngôn ngữ để thể hiện khao khát của mình. Điều này khiến bé khó chịu, và có thể đẩy bé tới chỗ cáu gắt. Làm cha mẹ cũng trở nên bực bội vì bé cáu gắt, và họ không biết tại sao bé lại như vậy.

Các mẹo kiểm soát hành vi của bé

Chúng ta cần ghi nhớ một số điều quan trọng để vượt qua giai đoạn này một cách êm thấm nhất. Trước tiên hãy nhớ – đó là bé. Bé không có nhiều khả năng để suy luận, và không thể cố ý "hư" ở độ tuổi này.

Đó là hành vi nhất thời, chứ không phải là con người bé. Nếu bé có hành vi không phù hợp, hãy nhớ rằng điều bạn không chấp nhận là hành vi của bé, chứ không phải con người bé. Nhiều người trong chúng ta bỏ ra nhiều thời gian để nói bé không nên làm gì, nhưng có lẽ chưa dành đủ thời gian để cho bé biết bé nên làm gì. Hãy cụ thể và nói những câu ngắn gọn mỗi khi có thể.

Dùng cách động viên tích cực. Hãy chắc chắn bạn nhận ra khi nào bé làm việc đúng đắn và khen ngợi bé vì điều đó.

Đừng tranh cãi với bé tập đi! Những người làm cha mẹ thường hay quát mắng bé, nhưng chúng ta cần ra dáng người lớn. Những trận quát mắng sẽ chỉ vô ích vì điều chúng ta muốn là làm bé thay đổi suy nghĩ. Có thể bé đang lơ đãng không lắng nghe (hoặc không thể hiểu điều chúng ta nói), và chúng ta chỉ khiến mình thêm stress khi quát mắng bé.

Nói tóm lại, bé tập đi muốn được độc lập. Bé tò mò, háo hức học hỏi và thường có cảm giác thất vọng. Bé trông đợi chúng ta đặt ra những ranh giới phù hợp, và hướng dẫn bé cách sống an toàn và hạnh phúc. Chúng ta cần dạy cho bé những hành vi phù hợp với độ tuổi tập đi (ví dụ như, cách cư xử, hành vi tích cực), và cho bé cơ hội học cách tương tác với người khác. Bé cần chúng ta chăm lo đến các nhu cầu thể lý của bé (ví dụ, thay tã, cho bé ăn và nuôi nấng bé, ôm bé, v.v...). Bé có phản ứng tốt với các lề thói hàng ngày (ví dụ, ăn, ngủ, chơi, v.v...). Với tình yêu cũng như sự chú ý hướng dẫn của cha mẹ, bé sẽ trở thành những đứa bé, đứa trẻ, rồi người lớn khéo thích nghi.

Nếu ở một giai đoạn nào đó bạn băn khoăn về sự phát triển của bé, hãy tham vấn chuyên gia, hoặc bác sĩ, hoặc một nhà sư phạm giàu kinh nghiệm. Họ sẽ giúp bạn giải tỏa nỗi lo sợ, hoặc chỉ cho bạn nơi phù hợp để xin giúp đỡ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

trẻ mấy tháng biết đi
Bé tập đi 21/10/2020

Trẻ mấy tháng biết đi? Trẻ chậm biết đi phải làm sao?

Bé mấy tháng biết đi? Trẻ 13, 14 tháng chưa biết đi có sao không? Làm gì khi bé chậm biết đi? Mẹ hãy cùng Huggies theo dõi bài viết này nhé! 

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;