Tất cả các chuyên mục
Quá trình phát triển của bé
Thực đơn cho bé
Tập cho bé tự đi vệ sinh

Bé tập đi – Phải làm gì khi bé khóc ?

Bé tập đi – Phải làm gì khi bé khóc ?

Vào giai đoạn này bé hay khóc là điều bình thường và có thể vì đủ thứ lý do khác nhau. Cha mẹ cần phải hiểu cảm xúc của bé để dỗ bé nín nhanh hơn nhé.

Tại sao bé hay khóc? Khi bé bước vào giai đoạn tuổi tập đi, mọi thứ đều có thể làm bé khóc như ủ, đói, khó chịu. Bé có thể lo lắng vì bé không làm được việc gì hay là bạn không cho bé làm. Bạn nên nói với bé về những vấn đề có thể xảy ra nếu bé làm việc đó. Ba mẹ có thể dỗ bé bằng một trò chơi,hoạt động thú vị khác để làm bé quên đi, nín khóc và chơi tiếp tục.

Cố gắng đừng mặc kệ cảm xúc của bé vì bé có thể cảmnhận được đấy. Ở tuổi này bé đang học làm sao để đối phó với các tình huống khác nhau nên bé cần bạn giúp rất nhiều.

Bé có thể lăn ra khóc vật vạ và điều này có thể làm bạn phát cáu. Nhưng hãy nhớ bé chỉ là trẻ con!

Cảm xúc của bé

Hãy tưởng tượng khi bạn cố gắng lôi kéo sự chú ý, bạn có thể bị quá tải. Bạn đang có cảm xúc rất dạt dào nhưng lại không thể nói để diễn tả điều đó. Những người khác thì lớn và khoẻ hơn bạn, họ có thể làm mọi việc mà bạn không làm được. Mỗi ngày có nhiều việc xảy ra mà bạn không hiểu và bạn không thể làm rất nhiều thứ. Đó chính là cảm xúc của trẻ tập đi đấy! Nếu bạn bị đặt trong trường hợp đó, bạn sẽ thấy khó khăn như như thế nào!

Khi bé ở giai đoạn tập đi sẽ muốn khám phá rất nhiều thứ. Bé muốn chạm món gì đó hoặc chơi những trò thú vị - và người lớn không cho có thể không cho bé chơi. Họ lấy những thứ hấp dẫn cất đi mà bé thì chưa đủ lớn để hiểu còn nhiều thứ hấp dẫn lắm.

Là trẻ con, bé thấy thế giới xung quanh thật rộng lớn và hấp dẫn nhưng cũng có lúc nó làm bé choáng ngợp và mất kiểm soát nhưng lại không thể dừng la hét, đấm đá xung quanh. Và là ba mẹ, bạn sẽ phải giải quyết ra sao?

Hãy tham khảo một số cách  giải quyết vấn đề này:

  • Tỏ ra bình tĩnh.
  • Đảm bảo an toàn cho bé, cất những vật có thể gây nguy hiểm cho bé.
  • Cố gắng phớt lờ càng nhiều càng tốt.
  • Sau đó thì ôm bé và trấn an bé là bạn yêu bé.
  • Đừng bao giờ chịu thua trước sự đòi hỏi kiểu cáu giận của bé. Nếu bạn nói “không”, phải cương quyết “không”.

Tham khảo thêm ở mục “Phát triển cảm xúc”.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;