Tất cả các chuyên mục
Quá trình phát triển của bé
Thực đơn cho bé
Tập cho bé tự đi vệ sinh

Hành vi trong sự phát triển của trẻ – Việc hình thành nếp sinh hoạt

Hành vi trong sự phát triển của trẻ – Việc hình thành nếp sinh hoạt

Lúc mới sinh, đồng hồ sinh học và thói quen của bé chưa theo một thời gian biểu nào. Mọi sự phát triển của trẻ lúc này đều là tự nhiên, bé có thể ăn, ngủ bất kỳ lúc nào bé thích. Nhưng dần dần trong quá trình chăm sóc bé bạn sẽ dạy cho bé phân biệt được ban ngày và ban đêm, thời gian chơi, thời gian ăn và thời gian ngủ.

Làm cha mẹ và nuôi con nhỏ là đặc ân lớn nhất mà tạo hóa trao tặng cho chúng ta. Chúng ta có khoảng  9 tháng để chuẩn bị đón đứa con bé bỏng chào đời và học làm sao để chăm sóc bé tốt nhất như báu vật của mình. Nhưng rồi những kế hoạch của chúng ta, cho dù được chuẩn bị kỹ càng đến mấy, cũng có lúc “phá sản”, vì thực tế có nhiều điều phát sinh trong sự phát triển của trẻ. Một người bạn của tôi từng nói: “Sinh con sẽ không làm thay đổi cuộc sống của mình đâu”, nhưng chẳng phải vậy. Con trai cô ấy đã thay đổi cuộc đời cô theo những chiều hướng tuyệt vời hơn mức cô có thể tưởng tượng!!! Nhưng điều cô nói cũng có phần nào đúng – nếu xết về việc hình thành nếp sinh hoạt.

Dù sinh con đầu lòng hay đứa con thứ mười đi nữa, vẫn còn thật nhiều điều mà khi chăm sóc bé các bậc cha mẹ vẫn chưa hề biết hết. Thật thú vị khi nuôi con nhỏ các bậc bố mẹ có thể khám phá ra từng nét tính cách riêng của bé, nhưng dù vậy, cha mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với các hoạt động thường ngày của người lớn.

Hình thành nếp sinh hoạt là một phương pháp hay và quan trọng trong sự phát triển của trẻ để giúp các bé học cách dự đoán sự việc xảy ra trong ngày, đồng thời giúp bé cảm thấy yên tâm hơn với những điều mới lạ quanh mình. Khi các sinh hoạt đã thành nếp, bé sẽ cảm thấy an toàn, được yêu thương và tự tin khám phá thế giới của riêng mình.

Thói quen buổi sáng

Sau khi đánh thức bé dậy, hãy thay tã cho bé (hoặc đưa bé vào nhà vệ sinh, tùy theo độ tuổi), mặc quần áo rồi cho bé ăn sáng cùng gia đình. Đây là lúc cha mẹ tập thói quen ăn uống cho con, một thói quen quan trọng để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ và cũng là thời điểm tuyệt vời nhất để cả nhà có những phút giây quây quần bên nhau trước khi bắt đầu một ngày mới!

Thay tã

Chuyện trò với bé trong lúc thay tã không những khiến bé thích thú, mà đây còn là những giây phút đặc biệt! Chúng ta có thể biến việc thay tã chẳng lấy gì làm thú vị thành lúc để âu yếm nhìn vào mắt con và nựng nịu con yêu.

Giờ ăn

Ăn uống đúng giờ giúp bé có thể làm quen và đoán trước thời điểm cho các hoạt động trong ngày. Quan trọng hơn cả, bé sẽ học được cách nói chuyện, tập được nếp ăn uống, cảm nhận được không khí gia đình qua từng bữa ăn với chúng ta. Đây cũng là cơ hội để dạy bé về tinh thần trách nhiệm đối với sự hình thành sự phát triển của trẻ về nhân cách. Ví dụ như phải dọn bàn chuẩn bị bữa và sau khi ăn xong.

Ngủ trưa

Một số cha mẹ cho con ăn trưa, sau đó nghỉ một lúc rồi đi ngủ. Nếu bạn hình thành được thói quen này từ khi bé còn nhỏ, bé sẽ rất ít quấy, đơn giản vì lúc đó bé cũng muốn ngủ.

Giờ tắm

Sau buổi ăn tối, bé thường thích quây quần bên bố hoặc mẹ vì đã vắng bóng cả ngày. Trước lúc tắm khoảng 10 phút, hãy để bé biết bạn đang xả nước vào bồn – một dấu hiệu để bé chuẩn bị sẵn sàng. Nước ấm sẽ xoa dịu cơ thể và giúp bé thư giãn,vì vậy không nên cho bé chơi những kiểu đồ chơi sôi nổi trong lúc tắm. Bạn hãy giúp con thư giãn, rồi mặc áo quần ngủ cho con.

Ngủ

Cha mẹ trong quá trình nuôi con nhỏ nếu tập cho bé thói quen lúc đi ngủ như thế nào thì nên duy trì thói quen đó. Bố mẹ có thể ôm hôn, vỗ về, kể chuyện, đọc sách hay mở nhạc êm dịu cho con nghe. Dù bạn chọn cách nào thì đều để giúp cho bé hiểu được cần phải làm gì, vì thế bé sẽ bớt ồn ào gây mệt mỏi sau một ngày bận rộn.

Bé con (và cả người lớn) đều có thể theo những nếp sinh hoạt hàng ngày. Tất cả chúng ta đều có nhu cầu biết được những gì sẽ diễn ra trong ngày để cảm thấy an tâm. Điều này sẽ giúp chúng ta bớt lo sợ, và từ đó mới thích trải nghiệm những điều mới lạ, tìm hiểu về chính bản thân và môi trường xung quanh. Hãy sắp xếp để hình thành những nếp sinh hoạt trên nhưng nhớ là không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra theo ý muốn, vì thế bạn cũng nên linh động một chút!

Xem thêm ở phần Phát triển Xã hội.

Tác giả: Sally-Anne McCormack M.A.P.S.

Dip T (Psych Maj); Postgrad Dip Psych (Ed); B Ed: M Psych (Ed & Dev)

Sally-Anne là một nhà tâm lý học ở Melbourne, một cựu giáo viên và mẹ của 4 đứa con. Cô có 2 trang web: www.psychonline.com.au và www.parentsonline.com.au.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

trẻ mấy tháng biết đi
Bé tập đi 21/10/2020

Trẻ mấy tháng biết đi? Trẻ chậm biết đi phải làm sao?

Bé mấy tháng biết đi? Trẻ 13, 14 tháng chưa biết đi có sao không? Làm gì khi bé chậm biết đi? Mẹ hãy cùng Huggies theo dõi bài viết này nhé! 

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;