Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Những chuẩn bị cần thiết để sinh con khỏe mạnh

Sinh con khỏe mạnh

Mẹ nào khi sinh con cũng đều mong muốn sinh con khoẻ mạnh. Để sinh con khoẻ mạnh và thông minh, Mẹ cần có một kế hoạch mang thai hợp lý. Kì này, HUGGIES® sẽ gợi ý cho Mẹ làm thế nào để có một kế hoạch mang thai lý tưởng.

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Khám sức khoẻ tổng quát trước khi mang thai

Trước khi mang thai, dựa vào tiền sử bệnh tật của Mẹ (nếu có), các bác sĩ sẽ khám tổng quát, khám phụ khoa ,xét nghiệm máu và nước tiểu. Nhờ các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, CT scan,… để phát hiện sớm và có hướng xử lý các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng thai nghén và sức khỏe của Mẹ khi như mang thai. Chẳng hạn như:

  • Các bệnh lý về tim mạch, hô hấp hoặc bệnh gan, bệnh thận, bệnh mãn tính khác như tiểu đường, lupus, hoặc HIV/AIDS,…
  • Nguy cơ Mẹ có thể có con bị dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền
  • Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hay bệnh phụ khoa (viêm âm đạo,viêm cổ tử cung,…)
  • Mẹ có vấn đề về cân nặng hoặc có tiền sử rối loạn ăn uống
  • Mẹ trên 35 tuổi
  • Mẹ đã từng đi du lịch hoặc đang có kế hoạch đi du lịch đến vùng có virus Zika.
  • Mẹ có tiền sử sẩy thai, hoặc đã sinh non hay không

Từ đó, cho Mẹ tiêm phòng các bệnh lây nhiễm, bệnh gây ảnh hưởng đến thai nhi trong lúc mang thai như viêm gan B, Rubella, cúm, thủy đậu,…

Tham khảo: Những việc cần làm trước khi mang thai

Về cân nặng

Khi Mẹ có thai, Mẹ sẽ cần phải ăn nhiều hơn 100-300 calo mỗi ngày. Cụ thể:

  • Nếu Mẹ quá gầy và thiếu cân (BMI < 18), Mẹ cần tăng thêm 12-18kg trong suốt thai kỳ. 
  • Nếu Mẹ có cân nặng bình thường (18 < BMI < 25), Mẹ cần tăng thêm 11-16kg trong suốt thai kỳ.
  • Nếu Mẹ đã thừa cân hoặc béo phì (BMI > 25), Mẹ  chỉ cần tăng thêm 7-11kg, trong đó người béo phì chỉ nên tăng khoảng 7kg trong suốt thai kỳ.
  • Nếu Mẹ mang thai đôi, Mẹ cần tăng thêm 16-20kg trong suốt thai kỳ.

Tham khảo: Tăng cân khi mang thai

Chế độ ăn

Không chỉ trong lúc mang thai mà trước khi Mẹ có thai, Mẹ cũng cần một chế độ và thói quen ăn uống lành mạnh để sinh con khoẻ mạnh. Mẹ hãy bắt đầu bằng cách thêm nhiều trái cây tươi và rau quả vào chế độ ăn uống của mình. Ngoài ra, một chế độ ăn uống cân bằng có chứa đầy đủ:

  • Chất tinh bột (Carbohydrates): Mẹ nên dùng thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì ngũ cốc và gạo lức. Tránh thức ăn ngọt và đồ uống như kẹo và uống soda.
  • Chất đạm (Protein): Protein được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm sữa cũng như đậu phụ và đậu giúp thai nhi phát triển. Nếu Mẹ theo một chế độ ăn chay, Mẹ vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh, nhưng Mẹ nhớ nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của Mẹ trước để chắc chắn rằng chế độ ăn chay của Mẹ cung cấp đầy đủ chất đạm.
  • Chất béo (Lipid): Hầu hết chúng ta có đủ chất béo trong chế độ ăn uống, nó giúp chúng ta hấp thụ vitamin. Trong quá trình mang thai, Mẹ nên cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất béo từ các nguồn cá và một số loại đậu.
  • Chất xơ: từ các loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Nhiều Mẹ gặp triệu chứng táo bón khi mang thai. Thế nên, việc bổ sung nhiều chất xơ có thể giúp Mẹ tránh táo bón.
  • Vitamins: Khi mang thai, Mẹ cần chế độ ăn uống bổ sung thực phẩm có chứa axit folic - một loại vitamin nhóm B. Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống của bào thai. Mẹ có thể bổ sung Axit folic bằng cách thêm các loại rau xanh, ngũ cốc (đậu đỏ, đậu nành,…), cam,… vào khẩu phần ăn của mình. Bên cạnh đó, việc uống vitamin tổng hợp cũng sẽ giúp Mẹ có được axit folic và vitamin khác quan trọng trước và trong khi mang thai.
Tuy nhiên, Mẹ nên lưu ý rằng một số vitamin nếu uống quá liều có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng cho bào thai. Ví dụ như thừa vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh. Do đó, Mẹ cần tuân thủ theo toa thuốc mà bác sĩ kê cho Mẹ trước và trong khi mang thai để đảm bảo Mẹ có đủ vitamin mà không gây hại cho bào thai.

 

Tham khảo: Chế độ ăn cho bà bầu

Phong cách sống

Một số thay đổi quan trọng nhất mà Mẹ nên làm trước và trong khi mang thai:

  • Tập thể dục cho bà bầu đều đặn: cung cấp cho Mẹ nhiều năng lượng hơn và giúp cho Mẹ có khả năng tốt hơn khi sinh em bé. Mẹ có thể đi bộ, bơi lội, tập yoga và tập thể dục vừa phải khác trong khi mang thai
  • Bỏ hút thuốc kể cả là ‘hút thuốc thụ động’: Đây là một sự thay đổi lối sống để sinh con khoẻ mạnh. Các nhà nghiên cứu nhận thấy phụ nữ hút thuốc thường sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thai so với người không hút thuốc, có tỷ lệ sẩy thai cao hơn so với người không hút thuốc, thai nhi đang phát triển sẽ tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm và nhiều khả năng em bé có cân nặng sơ sinh thấp với vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
  • Không rượu bia vì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng nhiễm rượu ở thai nhi (Fetal Alcohol Syndrome (FAS)), gây tổn hại về thể chất và phát triển nghiêm trọng
  • Không lạm dụng thuốc hay các chất gây nghiện: Sử dụng các chất gây nghiện hoặc nghiện ma túy như cocaine, heroin, ma túy đá, LSD, hay cần sa có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với một bào thai đang phát triển.
  • An toàn tại nơi làm việc: Mẹ cần thư giãn để giảm stress và dành thời gian để làm những việc mà Mẹ thích thú. Đồng thời, Mẹ cũng cần cảnh giác với những mối nguy hiểm trong công việc. Một số công việc có thể có hại trước và trong khi mang thai, chẳng hạn như đứng quá lâu hoặc làm việc quá nhiều giờ liên tục, hoặc tiếp xúc các chất độc hại,&hellip
  • Chuẩn bị tâm lý tốt để sẵn sàng làm Mẹ: mang thai là điều tuyệt vời nhưng Mẹ cũng sẽ phải chịu đựng những phiền toái như:thay đổi vóc dáng, thay đổi làn da, ốm nghén, thay đổi tính tình,… Vì thế, Mẹ nên tìm hiểu trước để đón nhận nhé.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Tìm kiếm một bác sĩ sản phụ khoa Mẹ tin tưởng

Trước khi có ý định sinh con, Mẹ nên tìm kiếm một bác sĩ hoặc nữ hộ sinh mà Mẹ có thể tin tưởng hoặc nhờ bạn bè thân thiết, các thành viên trong gia đình giới thiệu. Điều quan trọng nhất là Mẹ cảm thấy thoải mái, tin tưởng họ.

Tham khảo: Chuẩn bị đi sinh

Sự hỗ trợ của người chồng

Kế hoạch mang thai sẽ không trọn vẹn nếu sức khoẻ của “anh xã” Mẹ không tốt. Có nhiều nguyên nhân có thể làm số lượng tinh trùng thấp và ảnh hưởng đến chất lượng của tinh dịch dẫn đến khó có thai. Mẹ nên khuyến “bố tương lai” ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất bổ dưỡng, sinh hoạt đều đặn, chơi thể thao vừa sức, và từ bỏ những thói quen sau:

  • Uống rượu
  • Sử dụng thuốc lá
  • Sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp
  • Một số thuốc theo toa và không cần toa cũng có tác dụng phụ làm giảm ham muốn tình dục hoặc và giảm tinh trùng.
  • Tắm nước nóng
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (nếu có).

Chúc Mẹ sẽ có được một kế hoạch mang thai như ý và sinh con khoẻ mạnh. Nếu Mẹ vẫn còn thắc mắc cần giải đáp hãy gửi ngay câu hỏi đến Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn thêm, Mẹ nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

sinh con năm 2024 hợp tuổi nào
Sinh con 10/05/2023

Sinh năm 2024 là năm gì, mệnh gì? Tuổi nào hợp để sinh con?

Sinh năm con năm 2024 là năm con gì và mệnh gì? Sinh con năm 2024 có tốt không? Năm 2024 hợp với bố mẹ tuổi gì? Tháng nào được mùa sinh năm 2024? Cùng tìm hiểu ngay!
Mẹ bế trẻ sơ sinh
Sinh con 25/11/2018

Hướng dẫn chi tiết chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách

Sau sinh, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, từ vết thương trên cơ thể tới các hormone nội tiết. Kể cả sinh thường hay sinh mổ, mẹ cũng cần được chăm sóc đặc biệt từ dinh dưỡng tới tinh thần.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;