Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Sinh mổ khẩn cấp

Sinh mổ khẩn cấp

Khoảng 20% sản phụ phải chọn phương pháp đẻ mổ. Đây là một thủ thuật y khoa với đường cắt ngang qua bụng dưới vào tử cung để đưa em bé ra ngoài. Sinh mổ hay còn được gọi là mổ lấy thai sẽ được tiến hành khi quá trình chuyển dạ bắt đầu. Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu rõ hơn về sinh mổ trong bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo: Chuẩn bị trước khi sinh mổ

Tại sao phải sinh mổ?

Bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy thai trong các trường hợp sau đây:

  • Bé yếu, nhịp tim cho thấy bé không đương đầu nổi với một cuộc sinh thường.
  • Cổ tử cung mở quá chậm hoặc không mở nữa.
  • Nhau thai bắt đầu tách khỏi thành trong tử cung và có nguy cơ chảy máu.
  • Bé không đi xuống vùng chậu (do vùng chậu quá nhỏ so với bé).
  • Bạn dự định sinh mổ nhưng lại bước vào chuyển dạ trước khi phẫu thuật bắt đầu. Cuộc mổ có thể tiến hành trong vòng vài giờ sau khi chuyển dạ, miễn là cả 2 mẹ con đều khoẻ.
  • Quá trình chuyển dạ kéo dài có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé.
  • Mang đa thai như sinh đôi hay sinh ba đều rất khó sinh thường.
  • Mang thai ngôi ngược.

Tham khảo: Ca sinh mổ mất bao lâu

Nguy cơ do sinh mổ

Mổ lấy thai cấp cứu là thủ thuật có nhiều nguy cơ:

  • Nhiễm trùng tử cung hoặc nội mạc tử cung.
  • Huyết khối ở chân.
  • Chảy máu nhiều.
  • Tổn thương tử cung, bàng quang hoặc cơ sàn chậu.
  • Bé sinh ra dễ mắc bệnh hô hấp.
  • Một số bé chịu ảnh hưởng của thuốc tê/mê trong lúc mổ.

Điều gì sẽ xảy ra trong lúc mổ?

Bạn sẽ được phát một đôi vớ để mang phòng ngừa huyết khối sau mổ, được yêu cầu chùi sạch các loại sơn móng tay, cất hết các loại trang sức và làm vệ sinh vùng sinh dục. Sau đó, được gây tê hoặc gây mê.

Bác sĩ gây mê sẽ đảm bảo bạn không còn cảm giác gì lúc cuộc mổ bắt đầu. Có một màn chắn ngăn bạn nhìn thấy những gì xảy ra trong lúc mổ. Bạn được đặt ống thông tiểu. Sau đó phẫu thuật viên sẽ mổ ngang đường bikini rồi vào tử cung để lấy bé.

Bạn có cảm giác bị lôi kéo nhưng không hề thấy đau. Bé phải được đem ra trong vòng 5 phút từ lúc rạch vết dao đầu tiên. Sau khi bác sĩ kiểm tra, bé sẽ được cắt dây rốn.

Nếu mọi việc suôn sẽ, bé sẽ được đặt cạnh bạn trong lúc sổ nhau và khâu. Bạn có thể nhờ chồng bạn ẵm bé trong lúc chờ cuộc mổ hoàn tất.

Một cuộc mổ lấy thai sẽ kéo dài khoảng 30 phút. Sau đó, bạn được đưa đến phòng hồi sức. Các cô nữ hộ sinh sẽ khuyến khích bạn cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt.

>> Tham khảo thêm: Chế độ sau sinh nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé

Sau mổ

Ống thông tiểu được giữ cho đến sáng hôm sau. Một đường truyền tĩnh mạch ở tay được giữ để truyền thuốc, mang vớ để tránh huyết khối. Bạn cũng sẽ được cho thêm thuốc giảm đau, tuy nhiên tốt nhất là bạn nên đi lại sớm để máu lưu thông tốt và phòng ngừa huyết khối.

Giai đoạn này được gọi là hậu sản. Bạn sẽ nằm viện khoảng 3 ngày. Mọi thứ sẽ bắt đầu căng thẳng với bạn và cả gia đình. Bạn cũng có thể phải chịu một số khó khăn do việc sinh mổ. Hãy cố gắng thoải mái, mọi việc sẽ qua!

Trước khi xuất viện, bạn nên hỏi bác sĩ về việc kiêng cữ sau sinh mổ, dùng thuốc giảm đau ở nhà thế nào, liều lượng ra sao và các tác dụng phụ có thể gặp. Tử cung của bạn bắt đầu co lại sau phẫu thuật nên bạn sẽ còn ra máu. Bạn nên chuẩn bị nhiều băng vệ sinh để phòng hờ. Cố gắng nghỉ ngơi, hạn chế khuân vác nặng. Đảm bảo chế độ ăn đủ chất, nhiều chất xơ, trái cây và rau củ. Quan trọng là nhớ uống nhiều nước.

Nên đặt bé gần với mẹ để bạn không phải đứng dậy nhiều lần. Nếu bạn đau hay sốt, hãy đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng. Sinh mổ khá khó khăn, nhất là khi bạn đã mong chờ mình sẽ sinh thường. Do đó, bạn cần dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi. Thậm chí bạn có thể gặp bác sĩ tư vấn để trao đổi thêm nếu cần.

Tham khảo: Chăm sóc sau sinh mổ

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Bạn nên liên lạc với bác sĩ nếu:

  • Sốt cao dai dẳng.
  • Càng ngày càng đau đầu dữ dội.
  • Đau bụng vùng dạ dày.
  • Ra dịch âm đạo mùi hôi.
  • Phù và đỏ chân.
  • Đi vệ sinh đau và có máu trong nước tiểu.
  • Đau và xuất hiện đốm đỏ ở ngực.

Người ta thường nói: hi vọng những điều tốt đẹp và đề phòng những chuyện bất trắc. Do đó, bạn nên chuẩn bị cho cả khả năng sinh thường lẫn sinh mổ. Dù chuyện gì xảy ra, bạn cũng không bị bất ngờ và sẽ kiểm soát tốt tình huống. Dù là cách nào đi nữa thì quan trọng nhất vẫn là bé được chào đời khỏe mạnh. Hãy tự hào về bản thân và những nỗ lực của bạn!

Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Giacủa HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

sinh con năm 2024 hợp tuổi nào
Sinh con 10/05/2023

Sinh năm 2024 là năm gì, mệnh gì? Tuổi nào hợp để sinh con?

Sinh năm con năm 2024 là năm con gì và mệnh gì? Sinh con năm 2024 có tốt không? Năm 2024 hợp với bố mẹ tuổi gì? Tháng nào được mùa sinh năm 2024? Cùng tìm hiểu ngay!
Mẹ bế trẻ sơ sinh
Sinh con 25/11/2018

Hướng dẫn chi tiết chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách

Sau sinh, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, từ vết thương trên cơ thể tới các hormone nội tiết. Kể cả sinh thường hay sinh mổ, mẹ cũng cần được chăm sóc đặc biệt từ dinh dưỡng tới tinh thần.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;