Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Sinh con

Sinh con

Giãn cổ tử cung

Giai đoạn hai của quá trình chuyển dạ bắt đầu từ khi cổ tử cung giãn trọn và kết thúc là lúc sinh bé.

Khi giãn trọn, cổ tử cung mở khoảng 10cm, đầu của bé sẽ chúc sâu xuống khung chậu, phần to nhất của đầu bé sẽ đi qua khung chậu và đặc biệt là đi qua đoạn hẹp nhất của khung chậu.

Cơn gò lúc chuyển dạ

Sự tác động của trọng lực (phụ thuộc tư thế nằm đúng) sẽ cùng lúc đẩy em bé. Hành trình di chuyển xuống khung chậu diễn ra rất tự nhiên trong giai đoạn một của chuyển dạ. Khi phần thân tử cung co thắt, cổ tử cung giãn nở, phối hợp với bé xuống dưới.

Bà bầu lúc này đã rất sẵn sàng. Phần còn lại của hành trình, đầu bé sẽ đi dưới vòm vệ, phần to nhất của đầu ra trước rồi đến vai và toàn thân theo ra sau rất nhanh.

Các cơn gò diễn ra liên tục và sít sao làm cho bà bầu cảm giác như có lực tống ra rất mạnh (nhiều người còn mô tả cảm giác này như là cảm giác mắc rặn).

Bà bầu cũng thay đổi dần từ tiếng hét trong những cơn gò đến những tiếng thở dốc hoặc rên rỉ.

mẹ bầu chuẩn bị sinh con

Giai đoạn hai kéo dài bao lâu?

Giai đoạn hai có thể kéo dài từ 5 phút đến 3 tiếng đồng hồ. Điển hình ở lần sinh con đầu lòng là một đến hai tiếng.

Cảm giác rặn đẻ

Bạn nên ra dấu cho bác sĩ khi bạn có cảm giác mắc rặn. Cảm giác này rất mạnh và khó cưỡng lại. Nhưng nếu cổ tử cung chưa giãn hoàn toàn, bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn chờ.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn những kỹ thuật thở và rặn đẻ. Bạn chỉ nên rặn khi có cơn gò tử cung như vậy mới đẩy bé xuống được hiệu quả.

Tốt nhất là vào đầu cơn gò, bạn nên bình tĩnh, hít sâu thật chậm, sau đó thở ra từ từ (hoặc giữ chặt hơi nếu cần) trong lúc rặn, kéo dài khoảng năm đến mười giây. Một số người khuyên bạn nên tưởng tượng như bạn đang thổi đèn cầy, cách thở đó có thể giúp bạn rặn tốt hơn.

Bạn có thể rặn liên tục ba đến bốn lần trong mỗi cơn gò. Bạn nên lấy hơi và nghỉ một chút ở giữa các cơn.

Cảm giác mắc rặn là cảm giác rất mạnh xuất hiện vào đỉnh của mỗi cơn gò trong giai đoạn hai (cảm giác có thể yếu hơn nếu bạn dùng biện pháp đẻ không đau – gây tê ngoài màng cứng). Và bạn nên chờ tới khi có cảm giác mắc rặn rồi mới rặn đẻ thật sự.

Mỗi khi rặn, bạn sẽ thấy đầu bé di chuyển dần xuống âm hộ và cảm giác sẽ dịu lại một chút khi cơn gò qua đi.

Sau một số cơn gò, đầu bé sẽ đến âm hộ. Giai đoạn đầu lấp ló âm hộ này sẽ mang đến cảm giác rất khó chịu vì đầu bé làm căng dãn toàn bộ âm đạo của bạn. Cảm giác này rất khác so với đau bụng do cơn gò.

Lúc đầu lấp ló, bạn sẽ phải trải qua một vài cơn gò nữa để đầu bé ra hẳn. Việc này cũng giúp cho tầng sinh môn của bạn có thêm thời gian để căng ra từ từ, tránh bị rách tầng sinh môn. Thậm chí đôi khi bác sĩ sẽ dặn bạn ngưng rặn ở một vài cơn gò để tầng sinh môn đủ thời gian chuẩn bị.

Bé ra đời

Đầu của bé sẽ ra trước. Cơn gò tiếp theo sẽ đẩy vai và thân ra. Bác sĩ sẽ có thời gian kiểm tra dây rốn và giúp gỡ dây rốn quấn cổ nếu có.

Vai và toàn thân bé thường trượt ra rất nhanh trong một lần rặn nhẹ thôi. Toàn thân bé sẽ còn dính nước ối xung quanh.

Bé ra đời có thể sẽ tự khóc oà lên hoặc tự thở lặng lẽ rồi hé mắt ra nhìn xung quanh đầy ngạc nhiên. Cũng có khi bé cần sự trợ giúp cho nhịp thở đầu tiên của bé trong cuộc sống mới. Bác sĩ sẽ kiểm tra nhanh xem có vấn đề gì không và cắt dây rốn cho bé.

Bé sẽ được quấn một chiếc khăn ấm quanh người hoặc đặt trực tiếp vào lòng mẹ. Bạn nên cho bé bú ngay càng sớm càng tốt.

Mẹ bầu sinh con thành công

Cuối cùng thì người bạn đồng hành suốt chín tháng qua cũng đã xuất hiện. Đó sẽ là khoảnh khắc rất tuyệt vời trong cuộc đời bạn. 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;