Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thời trang bầu – Đồ bơi cho bà bầu

Thời trang bầu – Đồ bơi cho bà bầu

Đồ bơi cho bà bầu ngày càng được cải tiến, với kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, và hết sức tiện lợi, cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, khi lựa chọn đồ bơi cho bà bầu, hãy lưu ý một số điểm để luôn có được cảm giác dễ chịu trong bộ đồ bơi.

Tham khảo: Áo ngực cho bà bầu

Bạn đang mang thai, bạn thích đi bơi và bối rối không biết có thể mặc gì khi đi bơi hoặc ra biển? Bạn không phải lo lắng nữa. Phụ nữ mang thai cũng có quyền tận hưởng thú vui ngâm mình dưới nước như bất kỳ ai, vì vậy đừng cảm thấy mình phải rời bỏ cuộc chơi.

Rất may là giống như hầu hết các trang phục dành cho bà bầu, đồ bơi cho bà bầu đã trải qua một cuộc cách mạng về thiết kế và sản xuất. Cuộc cách mạng này được thúc đẩy đáng kể bởi những cải tiến trong khả năng co giãn và sức bền của những loại sợi như Spandex, Elastene và Lycra. Chính những loại sợi này đã giúp bộ đồ bơi có thể co giãn và khô nhanh. Sự kết hợp giữa các phẩm chất cũng như độ đàn hồi và khả năng khô nhanh là điều thiết yếu ở một bộ đồ bơi.

Hiển nhiên, thời tiết các mùa cũng đóng vai trò quan trọng khi bạn quyết định có nên mua một bộ đồ bơi cho bà bầu không. Nếu giai đoạn cuối trong thai kỳ của bạn rơi vào những tháng mùa đông, lạnh giá, có thể bạn sẽ không hứng thú mua đồ bơi bầu như những bà mẹ sẽ đón bé yêu của mình vào mùa hè.

Tuy vậy, hiện nay, các môn thể thao dưới nước cho bà bầu đang ngày càng phổ biến. Các bể bơi trong nhà và ngoài trời được làm ấm đồng nghĩa với bạn có thêm nhiều tháng thoải mái ngâm mình dưới nước.

Tham khảo: Đai nịt bụng cho bà bầu

Đồ bơi cho bà bầu

Nhưng tôi cảm thấy quá nóng!

Nhiều phụ nữ mang thai liên tục cảm thấy nóng do nhiệt độ cơ thể tăng trong suốt thời kỳ thai nghén. Bơi lội có thể mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho cả những phụ nữ vốn dĩ không phải là người ưa nước. Ngoài ra, nước giúp bạn nổi, khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng, và như thể mình đang không trọng lượng. Điều này đặc biệt có lợi cho những bà mẹ mang bầu có cảm giác đau lưng.

Tham khảo: Tập thể dục cho bà bầu

Tôi chẳng có gì để mặc!

Những bộ đồ bơi bạn thường mặc vẫn có thể vừa với bạn ít nhất là trong ba tháng đầu mang thai. Thường thì sang đến quý thứ hai của thai kỳ (từ tháng 4-6), bạn mới bắt đầu "lộ bụng". Vì vậy nếu bạn quen mặc bikini, bạn vẫn có thể mặc chúng trong những tháng đầu. Việc mặc gì hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.

Cũng có những phụ nữ thích khoe bụng bầu và mặc bikini cho đến khi mang thai 3 tháng cuối. Nhưng cũng có nhiều phụ nữ lại thận trọng hơn, họ muốn ít nhất cũng có một lớp gì đó phủ lên, bất kể lớp đó mỏng như thế nào.

Yếu tố quyết định khi lựa chọn đồ bơi cho bà bầu nhìn chung thường là những vết rạn trên cơ thể. Mặc dù những vết rạn này phổ biến khi mang thai, nhưng nhiều bà mẹ vẫn rất chú ý đến chúng. Vì vậy, việc mặc một bộ bikini hay một bộ đồ bơi kín mít hoàn toàn là lựa chọn cá nhân.

Tham khảo: Quần jean cho bà bầu

Bà bầu có những lựa chọn nào?

Món đồ bơi mà bạn chọn sẽ phụ thuộc vào việc bạn có thể bơi bao lâu, hay bạn chỉ có ý định ngâm mình trong nước và hạ nhiệt cơ thể. Một số người chọn đồ bơi một mảnh, có tính năng như đồ bơi của các vận động viên khi mang thai, đặc biệt là khi họ bơi vòng hoặc tập aerobics dưới nước.

Bạn có thể mặc những gì thường mặc và không mua bất kỳ đồ bơi chuyên dụng cho bà bầu. Nếu bạn thấy mình sẽ không mặc nhiều đến mức cần mua một bộ đồ bơi cho bà bầu, thì có lẽ sáng suốt hơn là nên dành tiền cho việc khác.

Chọn đồ bơi cho bà bầu

  • Những bộ đồ bơi một mảnh và hai mảnh được bán khá nhiều tại các cửa hàng chuyên đồ bầu, hoặc các siêu thị và thương xá. Bạn cũng có thể ngắm ngía những bộ đồ bơi trên các cửa hàng trực tuyến.
  • Những kiểu áo khoe vai và lưng, có dây chéo vai, băng-đô cài tóc và không dây, tất cả đều có đủ.
  • Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, bạn có thể mua đồ second-hand, nhưng hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh nếu mua đồ bơi kiểu này.
  • Bikini. Có thể bạn cần mua cỡ to hơn cỡ thường mặc để chúng ôm vừa vòng một và vòng ba đã lớn hơn của bạn. Có một số cửa hàng bán lẻ có bán riêng áo bơi và quần bơi, thay vì bán theo bộ cùng cỡ. Vì vậy, nếu vòng một và vòng ba của bạn không tăng cùng cỡ, bạn có thể tham khảo những cửa hàng này.
  • Tankini. Đây là phong cách rất được phụ nữ mang thai ưa chuộng, vì phần áo dài che được bụng, và quần rời theo phong cách bikini.
  • Nếu bạn ngại để lộ vùng đùi trên, bạn có thể chọn mặc váy ngắn, thay cho quần bikini.
  • Một số bộ đồ bơi có thêm những món đồ đi kèm tùy chọn như váy mặc ngoài, khi bạn lên bờ.
  • Bạn cũng có thể quấn pareo hoặc sarong khi ra khỏi nước. Nếu bạn thích mặc bikini khi bơi, nhưng lại muốn che kín khi ra khỏi nước, những món đồ này sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn.
  • Một số bà bầu lại thích mặc quần bơi lửng hoặc quần soọc thể thao của chồng cùng áo bikini. Bạn sẽ cần chỉnh để cạp quần luôn ở phía dưới bụng, khi bụng bầu của bạn to hơn.
  • Nếu nhà bạn có bể bơi kín đáo trong sân, bạn có thoải mái mặc những gì bạn thích.
  • Nếu bạn chú ý đến vẻ ngoài của mình, hãy nhớ chọn màu tối, họa tiết nhỏ "rối mắt" và nếu là kiểu kẻ ô thẳng đứng, hãy nhớ chọn màu tối, tương phản nhau. Những kiểu đồ bơi này sẽ tạo cảm giác thon gọn hơn cho bạn.
  • Nhiều bộ đồ bơi cho bà bầu có đai chun chạy ngang bụng. Khi bụng bầu lớn, những đai co giãn này của bộ đồ bơi sẽ căng ra.
  • Hãy tập trung, lạc quan, vui vẻ khi đi mua đồ bơi. Đừng để nó khiến bạn không vui. Nếu bạn không thể chịu nổi việc xăm soi mình trước gương trong phòng thử đồ, hãy tìm hiểu đồ bơi qua mạng, và thử tại nhà.
  • Tránh mặc những bộ đồ bơi có nịt bụng. Những miếng nịt bụng này sẽ làm bạn thấy không thoải mái trong những giờ lẽ ra là để thư giãn.
  • Tránh mặc lâu nếu quần bơi của bạn ẩm ướt. Nó có thể gây nấm, và làm da bạn nổi mẩn.
  • Những chiếc quần bơi không bị co rúm được thiết kết để ôm vừa vặn vòng ba sẽ không làm bạn khó chịu.
  • Nếu ngực bạn lớn và nặng, hãy tìm những chiếc áo bơi có khung đỡ vòng ngực.
  • Nếu ngực bạn đang ứa sữa non, bạn sẽ cần một chiếc áo bơi có nhiều sợi vải hơn là một lớp thun Lycra mỏng. Hãy tìm một bộ đồ bơi có thể kín đáo che đi miếng lót ngực nếu bạn cần dùng đến chúng.
  • Đừng quên mặc đồ chống nắng nếu bạn đi dưới nắng. Hormone trong thời kỳ mang thai có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn với những thay đổi sắc tố, thường xuất hiện nhiều khi bạn tiếp xúc với tia cực tím.

Những điều quan trọng cần biết về đồ bơi cho bà bầu

Nếu bạn biết cách giữ bộ đồ bơi của mình, nó có thể rất bền. Giũ sạch Clo/muối còn bám ở đồ bơi sau khi bạn dùng xong trong ngày. Tránh treo đồ bơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và dùng chất tẩy rửa có chứa Clo. Sợi Elastene có thể phân ly, và nếu không có những sợi này giữ dáng, bộ đồ bơi của bạn sẽ bị bai và xấu hơn khi mặc.

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé yêu chưa? Nếu chưa, cùng tham khảo đặt tên cho con với Huggies nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;