Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Mẹ bầu bị sốt phải làm sao? Cách hạ sốt cho bà bầu hiệu quả

Trong những ngày tháng thai kỳ, sức khỏe của mẹ là điều rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Cho nên, việc dùng thuốc ở giai đoạn này là rất quan trọng, mẹ cần tìm hiểu kỹ. Vậy nếu chẳng may cơ thể mẹ nhạy cảm, sức khỏe yếu bị sốt thì nên làm gì? Nếu chưa biết, mẹ có thể tham khảo qua những cách hạ sốt cho bà bầu hiệu quả trong bài viết này nhé. 

>> Tham khảo: 

Nguyên nhân gây sốt ở bà bầu

Trước khi tìm hiểu cách hạ sốt cho bà bầu, các mẹ nên hiểu rõ những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở bà bầu, phổ biến nhất là sốt virus, vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu, qua hệ hô hấp hoặc đường tiêu hóa. 

Theo các chuyên gia về sức khỏe cho biết, nếu cơ thể mẹ sốt có nhiệt độ ở mức khoảng từ 37,5 - 38 độ C thì không ảnh hưởng đến thai nhi. Còn nếu sốt cao từ 38 độ trở lên, sốt kéo dài thì sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể của mẹ và cả bé nữa.

Trong trường hợp mẹ bầu sốt cao kéo dài không khỏi thì nên tìm các biện pháp hạ sốt nhanh chóng, an toàn hoặc đến bệnh viện để thăm khám ngay nhé. 

>> Tham khảo: Cảm cúm khi mang thai: Cách điều trị và phòng ngừa

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sốt

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sốt là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Bà bầu nên ăn uống gì để hạ sốt nhanh?

Nếu bạn muốn tìm hiểu cách hạ sốt cho bà bầu nhanh, có thể tham khảo qua những cách làm sau đây:

  • Mẹ nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, uống đủ 1,5 -2 lít nước mỗi ngày. Cách làm này vừa tránh tình trạng cơ thể bị mất nước vừa giúp đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể. 
  • Nên ăn những thức ăn như súp, phở, bún, canh,... các loại thức ăn dạng lỏng để cơ thể dễ tiêu hóa. Tốt nhất nên chọn các loại nước dùng an toàn, nước hầm tự nhiên từ xương heo, gà, bò, nấm,... để tốt cho sức khỏe và cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể của mẹ và bé.
  • Nên ăn các món ăn như cháo thịt bằm với hành lá, lá tía tô,... vì có tính kháng khuẩn cao. Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ.
  • Ăn nhiều trái cây hoặc uống các loại nước ép như cam, bưởi, táo,...để tăng cường sức đề kháng, tăng vitamin C cho cơ thể.
  • Không nên ăn trứng khi bị sốt vì trong trứng có chứa nhiều protein. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa protein, gây hại cho cơ thể.
  • Không dùng mật ong khi bị sốt vì mật ong có tính nóng. 

Lưu ý: Sau khi đã áp dụng những cách hạ sốt cho bà bầu trên, trong vòng 24h mà mẹ vẫn thấy tình trạng sốt không thuyên giảm, vẫn sốt cao thì không được tự ý dùng thuốc mà nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị kịp thời. 

>> Tham khảo thêm: Thực đơn hàng ngày cho bà bầu dinh dưỡng từng giai đoạn

Cách hạ sốt cho bà bầu thông qua thực đơn ăn uống

Khi bị sốt bà bầu nên ăn uống gì để hạ sốt nhanh? (Nguồn: Sưu tầm) 

Các cách hạ sốt cho bà bầu nhanh

Ăn mặc quần áo phù hợp

Khi bị sốt, mẹ bầu nên chọn cho mình những loại quần áo thoải mái, chất liệu mát mẻ, dễ thấm hút mồ hôi,... Mẹ không nên mặc những trang phục quá chật, khó thấm mồ hôi, khó thoát nhiệt, điều này không tốt cho cơ thể của mẹ khi mang thai cũng như khi cơ thể đang nhiễm bệnh.
>> Tham khảo: Những thay đổi cơ thể và tâm lý khi mang thai

Không gian thoáng mát

Khi bị sốt, mẹ nên nằm nghỉ ngơi ở những căn phòng, không gian mát mẻ, thoáng mát, không khí trong lành. Hạn chế nằm ở những căn phòng nòng, nhiều nhiệt, bí bách,...

Tắm, lau nước ấm giúp hạ sốt

Mẹ có thể tắm nước ấm hoặc lau nước ấm thường xuyên để hạ sốt. Tốt nhất mẹ nên chườm khăn ấm ở các vùng như cổ, bẹn, nách, ngực để làm giảm nhiệt độ cơ thể hiệu quả. 

Chườm khăn lên trán

Ngoài những cách hạ hố cho bầu trên, mẹ cũng có thể áp dụng cách chườm khăn lên trán để hạ sốt. Cách làm: Lấy một chiếc khăn mềm mịn, sạch sẽ nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước rồi chườm lên trán. Cách làm này sẽ giúp nhiệt độ cơ thể giảm đi vì nhiệt độ trong khăn giúp phân tán nhiệt độ trong cơ thể.

Thường xuyên nghỉ ngơi

Khi bị sốt, mẹ không nên vận động mạnh hoặc làm việc quá sức. Tốt nhất mẹ bầu nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để cơ thể lấy lại sức, tinh thần thoải mái sẽ giúp cho việc giảm sốt hiệu quả. 

>> Tham khảo: Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt

Nghỉ ngơi thường xuyên và chườm khăn ấm là cách hạ sốt cho bà bầu đơn giản

Mẹ bầu hãy chườm khăn ấm và nghỉ ngơi để mau hạ sốt (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu có nên uống thuốc hạ sốt không?

Việc dùng thuốc trong quá trình mang thai vô cùng nhạy cảm, nên nhiều cũng có rất nhiều người thắc mắc rằng mẹ bầu có nên uống thuốc hạ sốt không? Câu trả lời là có, tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Có 3 loại thuốc hạ sốt mà mẹ bầu có thể dùng, đó là: Aspirin, Paracetamol và Ibuprofen. Trong đó, paracetamol được xem là loại thuốc hạ sốt mà bà bầu có thể dùng an toàn. Nếu mẹ bầu bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên có thể dùng để hạ sốt nhanh. 

>> Tham khảo thêm: Thiếu máu khi mang thai: dinh dưỡng khi thiếu máu

Lưu ý khi cho bà bầu dùng thuốc hạ sốt

Để hạn chế những điều không lành khi mang thai như dị tật thai nhi, sảy thai,...thì việc dùng thuốc của mẹ bầu cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nếu trong suốt quá trình mang thai, mà cơ thể mẹ không khỏe, bị bệnh, bị sốt thì cần phải đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác về bệnh. Từ đó có cách chữa trị kịp thời. Tránh những trường hợp tự ý dùng thuốc tại nhà không an toàn, có những tác dụng phụ gây nguy hiểm có mẹ và bé. 

Bên cạnh đó, khi dùng thuốc hạ sốt, thuốc trị cảm cho bà bầu, mẹ chỉ nên dùng loại thuốc Paracetamol, loại 1 viên 500g, sử dụng 1 lần khi bị sốt và chỉ sử dụng khi sốt. Nếu sau 4-6h, mẹ vẫn còn sốt tiếp thì có thể uống tiếp, lưu ý không uống quá 6 viên/ngày.

Trong những trường hợp khác, ví dụ nhưng khi mang thai mẹ mắc bệnh viêm gan B, thì nên dùng thuốc hạ sốt Aspirin. Mẹ nên dùng thuốc hạ sốt sau bữa ăn, không dùng quá liều lượng trong một lần uống và quá liều lượng quy định dùng thuốc trong ngày.

>> Tham khảo thêm: 

Trên đây là tất cả những thông tin về cách hạ sốt cho bà bầu mà mẹ có thể tham khảo. Nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu, nóng và có biểu hiện sốt cao. Mẹ có thể chọn uống Paracetamol hoặc để an toàn hơn, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị đúng cách nhé. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được giải đáp các thắc mắc trong quá trình mang bầu mẹ nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;