Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Bé 7 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

Khi bé 7 tuần tuổi, nét mặt bé bắt đầu thay đổi và trở nên khá khác lạ, phổng phao so với lúc mới sinh. Các đường nét trên khuôn mặt trở nên rõ ràng hơn và mẹ sẽ phát hiện ra bé có những nét nào giống với ba hoặc mẹ. Nhưng chúng ta đều hiểu rằng những đường nét này là do di truyền tự nhiên chứ cha mẹ không thể quyết định được con cái sẽ giống mình ở điểm nào.

Mẹ nên chụp hình và quay phim khi bé còn nhỏ để lưu lại những khoảnh khắc đáng quý này. Nhiều phụ huynh chụp và lưu ảnh của bé theo tuần hay tháng để so sánh phát triển của bé từng giai đoạn. Các phụ huynh khác ghi lại các sự kiện của bé trong nhật kí sức khoẻ cá nhân.

Qua bài viết sau, mẹ sẽ rõ hơn về sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách! 

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cho trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi “ăn" như thế nào?

  • Kỹ năng ăn của bé cũng phát triển hơn lúc bé 7 tuần tuổi. Bé bú và nuốt thuần thục, hiệu quả hơn. Bé cũng học được cách bú bao nhiêu là phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ có thể nhận thấy rằng hình như mẹ hơi ít sữa hơn một chút so với thời gian trước, nguyên nhân là do lượng nội tiết tố kích thích sản xuất sữa đã đi vào ổn định. Mẹ cần biết rằng lượng sữa lúc này được quyết định bởi số lần bé bú cũng như bé bú có hiệu quả không.
  • Nếu bé 7 tuần tuổi đang phát triển nhanh, nhu cầu bú mẹ của bé sẽ thường xuyên hơn. Đừng lo nếu mẹ thấy lượng sữa của mẹ trở nên ít hơn trong một vài ngày. Nếu mẹ cho bé bú nhiều lần hơn và đảm bảo bé bú đúng cách, lượng sữa của mẹ sẽ tự động tăng lên trở lại.
  • Nếu bé bú bình, mẹ nên tăng thể tích mỗi lần bú cho bé nhé. Đừng quên rằng sữa công thức sẽ là nguồn thức ăn chủ yếu trong suốt 12 tháng đầu đời bé.

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

Mẹ vẫn chưa thể có lại giấc ngủ 8-10 tiếng mỗi đêm như trước khi có bé. Tuy nhiên, nếu mẹ may mắn, con của mẹ sẽ chu kì ngủ dài và liên tục suốt đêm. Chu kì này thường khoảng 6 tiếng nếu bé bú no trước khi đi ngủ.

Mẹ có thể làm theo hướng dẫn về giấc ngủ an toàn do SIDS Foundation khuyến khích. Nhớ cho bé 7 tuần tuổi nằm ngửa khi ngủ, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, đảm bảo môi trường ngủ của bé tuyệt đối an toàn, yên tĩnh trong 6-12 tháng đầu và cần phải chắc chắn rằng không có gì che úp lên mặt của bé. 

Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng

Hoạt động và sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

  • Thị giác: Theo Bounty, thị giác của bé đã tốt hơn, bé có thể theo dõi đồ vật bằng mắt vào thời điểm này. Nếu trước đây bé chỉ thích đồ chơi có màu tương phản mạnh như trắng-đen thì nay bé đã bắt đầu nhận thấy các màu khác như đỏ, xanh lá cây và vàng rõ hơn. Trong giai đoạn này, mẹ có thể thử chơi với bé bằng những đồ chơi nhiều màu sắc và di chuyển chậm để cảm nhận những phản xạ của bé.
  • Thính giác: Bé sẽ bắt đầu phản ứng với những âm thanh mới. Bé có thể phấn khích phát ra những âm thanh hoặc lắc lư người nữa đấy.
  • Khả năng ngôn ngữ: Khi bé 7 tuần tuổi, mẹ sẽ thấy bé cười rất nhiều và ê a nói chuyện. Mẹ nên nói chuyện nhiều với bé khi bé thức. Ngay cả khi bé chưa trả lời lại được, bé sẽ vẫn biết lắng nghe và khả năng ngôn ngữ của bé sẽ được kích thích bởi sự trò chuyện từ mẹ. Mẹ cũng nên dành thời gian để đọc sách cho bé nghe mỗi ngày. Bé không phân biệt được mẹ đang đọc gì nhưng giọng của mẹ và cách mẹ đọc sẽ là nền tảng giúp bé phát triển giọng nói và ngôn ngữ sau này. Cũng đừng quên hát cho bé khi ở bên bé. Đừng nghĩ mình vụng về hay không thoải mái khi làm những việc này. Vì bé sẽ được hưởng lợi rất lớn từ những kết nối yêu thương này của mẹ.
  • Nhớ cho bé nằm sấp vài lần trong ngày. Bé sẽ càng ngày càng thích ứng với việc này và mẹ sẽ thấy bé dần có thể ngóc đầu lên được, có khi đến 45 độ. Coi chừng bé có thể đập đầu xuống, do bé khó giữ đầu ngóc cao lâu hơn 1-2 phút. Nên lót một chiếc mền dưới bé để bảo vệ mặt và mũi của bé nhỡ có đập xuống. 

Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi khóc

Tiếng khóc của bé 7 tuần tuổi ở thời điểm này cũng khác đi. Giọng khóc the thé như mèo kêu đã thay bằng giọng khóc to và mạnh mẽ hơn. Mẹ sẽ để ý thấy bé khóc với cường độ to nhỏ khác nhau phụ thuộc vào lý do làm bé khóc. Khóc vì mệt khác với khóc do đói hay do không thoải mái.

Nếu bé khóc do mệt, bé sẽ dễ nín hơn. Nhưng đa số những trường hợp còn lại là do bé thật sự cần câu trả lời lập tức từ mẹ. Cứ làm theo cảm giác riêng của mẹ khi mẹ nghĩ bé đang cần mẹ chú ý. Nghiên cứu cho thấy các bé được để ý có xu hướng khóc ít hơn các bé bị bỏ lơ cho khóc.

Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi có mụn trứng cá

Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng mụn trứng cá cũng có thể xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi đấy. Khoảng 40% trẻ sơ sinh chịu ảnh hưởng của mụn trứng cá, thường bắt đầu từ tuần thứ 2-3 và thường có thể kéo dài cho đến khi bé được 4 – 6 tháng tuổi. Hiện vẫn chưa biết chắc chắn nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng hormone là một trong những lý do gây ra mụn trứng cá ở trẻ. Các hormone này bắt nguồn từ cơ thể người mẹ và kích thích tuyến mồ hôi non nớt của trẻ, từ đó gây nên tình trạng nổi mụn. Một lý do khác khiến trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá là do các lỗ chân lông của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển toàn diện và dễ dàng bị xâm nhập bởi bụi bẩn.

Nếu con bị mụn trứng cá, hãy rửa mặt cho bé bằng nước sạch hai hoặc ba lần mỗi ngày và vỗ nhẹ da bé cho khô. Mụn trứng cá sẽ biến mất trong vòng một vài tháng mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Mẹ cần chú ý tuyệt đối không nặn mụn cho bé. Tốt nhất mẹ nên hỏi bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc chăm sóc da cho bé.

Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi thay đổi màu da

Việc chứng kiến làn da bé chuyển màu có thể khiến mẹ sợ hãi. Nhưng thực tế đây chỉ là kết quả của hệ thống tuần hoàn hoạt động chưa hoàn chỉnh trong cơ thể bé khiến cho máu chỉ dồn lại trên một nửa cơ thể. Da bé sẽ từ từ đổi màu trong giây lát, và màu sắc sẽ quay trở lại bình thường. Qua thời gian, tình trạng thay đổi màu da này của bé sẽ được cải thiện và dần biến mất.

Thói quen hằng ngày của mẹ và bé 7 tuần tuổi

Cho bú, vệ sinh, giải quyết các nhu cầu của bé chiếm gần hết thời gian trong ngày của mẹ. Bé lúc này vẫn còn quá nhỏ để có thể lên chương trình sinh hoạt hằng ngày. Nhưng sinh hoạt của mẹ thì có vẻ có kế hoạch hơn rồi.

Đây là thời điểm mẹ nên bắt đầu ra ngoài nhiều hơn, không quá tập trung vào con nữa. Mẹ đáng được nghỉ ngơi một chút cho thư giãn đầu óc và tiếp xúc trở lại với cuộc sống bên ngoài thay vì cứ quanh quẩn bên con.

sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

Mẹ có thể mong đợi gì ở em bé 7 tuần tuổi?

  • Bé sẽ phát ra những âm thanh hay cử động dễ thương, nhất là khi mẹ nói chuyện và nhìn bé. Mỗi khi làm thế, mẹ sẽ giúp định hướng cho não bé phát triển. Ở giai đoạn này, não bé có thể được ví như một miếng bọt biển, vì nó có khả năng hấp thụ và học hỏi cực lớn. Những cử chỉ yêu thương của mẹ sẽ giúp định hình cho sự học hỏi và phát triển của bé.
  • Hãy quan sát những phản ứng của bé khi mẹ giao tiếp với bé. Một trong những yếu tố quan trọng để nuôi nấng những đứa trẻ khỏe mạnh tình cảm là ba mẹ phải hoà hợp với con. Giao tiếp với con là quá trình 2 chiều thường không dễ dàng. Mẹ nên biết rằng nếu bé không nhìn chăm chăm vào mẹ nữa mà nhìn ra xa hay trở nên lơ đãng là dấu hiệu bé muốn một thứ gì khác.
  • Đừng nghĩ rằng mẹ sẽ làm hư con nếu mẹ xuất hiện quá nhanh khi bé khóc. Bé đang ở giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của mình. Trong suốt thời gian này, bé sẽ học được nên tin tưởng ai và ai là người giải quyết nhu cầu của bé tốt nhất.

Từ lúc lọt lòng, bố mẹ đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của em bé sơ sinh 7 tuần tuổi, từ những cử chỉ đáng yêu đến những nụ cười ngây ngô. Dù chỉ là 7 tuần, nhưng mỗi chút quan sát, chăm sóc và yêu thương đều là nền tảng quan trọng cho hành trình lớn của tương lai. Hãy tiếp tục tạo dựng những kí ức đẹp đẽ và làm nguồn động viên cho sự phát triển không ngừng của những thiên thần nhỏ!

Tìm hiểu thêm:

>> Nguồn tham khảo:

>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;