Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Vì sao bé hay giật mình?

Vì sao bé hay giật mình?

Các bé thường sợ hãi và giật mình khi có tiếng động lớn hay sự thay đổi đột ngột. Nguyên nhân là do một trong những phản xạ nguyên thuỷ của bé - giật mình hay phản xạ Moro. Phản xạ này thường xảy ra khi bé cảm thấy bất an.

Dù bị giật mình khi ngủ cũng chỉ là một phản xạ bình thường và tự nhiên, việc giấc ngủ của trẻ thường xuyên bị gián đoạn khiến con không ngủ ngon giấc cũng khiến bố mẹ không khỏi lo lắng. Bài viết dưới đây của Huggies sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về việc trẻ giật mình khi ngủ và đưa ra một số phương pháp giúp bố mẹ cải thiện tình trạng trên.

Nguyên nhân bé ngủ hay giật mình

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay giật mình khi ngủ, trong đó bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ xác định được cách cải thiện giấc ngủ cho con hiệu quả.

Nguyên nhân sinh lý

  • Phản xạ tự nhiên
  • Nỗi sợ, ám ảnh một điều gì đó. Có thể do bẩm sinh, di truyền, hoặc ảnh hưởng từ ba mẹ và gia đình. Những sợ hãi thường gặp ở bé:
    • Đang được đặt vào nôi mà ba mẹ lại bỏ đi đâu đột ngột. Đa số bé cần thời gian chuyển tiếp từ lúc rời khỏi tay ba mẹ đến lúc ngủ hẳn. Một số bé không thích ở một mình và luôn muốn có ba mẹ bên cạnh khi ngủ.
    • Chó, mèo hay chim. Ngay cả những con gia cầm hiền lành mà di chuyển đột ngột cũng có thể làm bé sợ hãi.
    • Nhiều bé có thể sợ hải khi thay đồ hoặc khi không mặc đồ, kéo chiếc áo qua mặt, hay những chuyển động bất thường như bị ẵm đột ngột.
  • Tác động bất chợt từ môi trường bên ngoài:
    • Tiếng ồn trong nhà như máy xay thực phẩm, máy hút bụi, tiếng dội toilet hoặc tiếng máy rửa chén. Tiếng nổ máy xe, tiếng hụ còi trên đường, tiếng máy bay hay tiếng sấm sét.
    • Tiếng đồ chơi, tiếng sập cửa hay bất cứ gì đột ngột.

Nguyên nhân bệnh lý

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Trẻ có các vấn đề về thần kinh, rối loạn thần kinh bẩm sinh
  • Thiếu canxi cũng có thể khiến trẻ rướn người và giật mình khi ngủ
  • Biểu hiện của một số bệnh như viêm họng, viêm tai giữa..
  • Trẻ đang mắc bệnh như bệnh tim, thiếu máu…

Tác hại của việc bé thường xuyên giật mình khi ngủ

Dù đây chỉ là một phản xạ tự nhiên, nếu tình trạng trẻ bị giật mình khi ngủ xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể gây ra một số tác hại đến sức khỏe của trẻ. Một số hệ lụy có thể kể đến như:

  • Trẻ chậm phát triển về cân nặng và chiều cao
  • Sự phát triển của não bộ bị ảnh hưởng khiến trẻ học hỏi kém
  • Trẻ bị ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa
  • Nguy cơ ức chế hô hấp, ngưng thở và đột tử cao

Tham khảo: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cải thiện tình trạng ngủ hay giật mình ở bé

Đối với những nguyên nhân sinh lý như nỗi sợ, lo lắng, đa số các bé sẽ dần thoát khỏi chúng mà không cần ba mẹ can thiệp. Một số lưu ý ba mẹ cần nhớ nhằm giúp con vượt qua nỗi sợ:

  • Mỗi khi dỗ bé, cần nhẹ nhàng và trấn an bé. Các bé cảm thấy sợ thì sẽ khó ngủ. Bé luôn cần cảm thấy an toàn trước khi bắt đầu ngủ.
  • Trấn an bé bằng những câu nói tích cực cho biết bé ổn, bạn luôn ở bên cạnh. Vậy là đủ để bé cảm giác an toàn.
  • Sự cảm thông từ ba mẹ là cảm xúc nuôi dưỡng hiệu quả. Các bé cần cảm giác được yêu thương mỗi ngày và được ba mẹ hiểu mình.
  • Không nên ép bé đối diện với nỗi sợ hãi của bé. Cách này là dành cho người lớn hoặc trẻ lớn, những người có thể suy nghĩ lý luận logic rồi. Các bé thì không đủ khả năng kết nối với thế giới bên ngoài cho đến lúc 3 tuổi đâu.
  • Nên cho bé thêm thời gian và cả không gian. Bạn có thể giúp bé bình tĩnh. Cố gắng đừng để việc bé sợ hãi ảnh hưởng bạn.

Tham khảo: Những gợi ý để bé có giấc ngủ ngon

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chuẩn bị cho con một không gian ngủ yên tĩnh, cách xa những nơi diễn ra nhiều hoạt động như nhà bếp, phòng khách nhằm hạn chế những tiếng ồn bất chợt.

Nhiệt độ phòng cũng là một yếu tố quan trọng, bố mẹ không nên để phòng quá lạnh hoặc quá nóng. Cạnh nơi ngủ của bé bố mẹ có thể đặt gối ôm hoặc thú bông mềm, nhẹ để chặn người trẻ và giúp trẻ có cảm giác an toàn, ấm áp.

Đồng thời, hạn chế di chuyển trẻ khi ngủ, do điều này cũng có thể khiến con bị giật mình.

Nếu tình trạng giật mình khi ngủ kéo dài kèm theo quấy khóc, hoặc trẻ có thêm những dấu hiệu bệnh lý khác, bố mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nhằm tìm phương pháp điều trị hợp lý cho con

Mẹ cũng có thể tham khảo thêm thông tin về  vấn đề giấc ngủ của trẻ, hoặc nhận được sư tư vấn khi gửi các thắc mắc trong quá trình chăm sóc bé về Góc chuyên gia Huggies nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;