Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Hiện tượng đau đầu ti khi cho con bú

Hiện tượng đau đầu ti khi cho con bú

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp giảm tần suất và mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và viêm ruột hoại tử, đồng thời cải thiện sự phát triển và nhận thức của trẻ. Nhưng khi bắt đầu cho con bú, mẹ sẽ gặp rất nhiều điều không thoải mái với trải nghiệm mới này.

Một trong những khó khăn mà các sản phụ thường gặp phải khi lần đầu cho con bú đó là việc đau đầu ti khi cho con bú. Đã có nhiều lời khuyên dành cho bà mẹ rằng nên chuẩn bị đầu ti sẵn sàng trước khi cho trẻ bú. Chẳng hạn như bôi mỡ cừu hay lanolin để làm mềm và tránh bong tróc đầu ti. Tuy nhiên, các bà mẹ không nên quá căng thẳng vì đầu ti đã được “thiết kế” một cách tự nhiên và phù hợp cho bé ngậm và bú. Dưới đây là một số điểm lưu ý quan trọng để giúp mẹ làm quen với việc cho con bú. Cùng Huggies tìm hiểu cách khắc phục việc đau đầu vú khi cho con bú các mẹ nhé!

Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa cho con bú

Nguyên nhân gây đau đầu ti khi cho con bú

Lý do từ mẹ:

  • Tổn thương núm vú (do bé hoặc do máy hút sữa).
  • Cương sữa (bầu vú quá đầy sữa).
  • Tắc ống dẫn sữa.
  • Mẹ quá nhiều sữa
  • Nhiễm trùng vú và núm vú.
  • Bệnh ngoài da (ví dụ viêm da hay bệnh vẩy nến) gây tổn thương núm vú.
  • Co thắt mạch máu núm vú, khiến lượng máu đổ về núm vú giảm.

Lý do từ con:

  • Dính phanh lưỡi, khiến bé khó di chuyển lưỡi một cách tự do và không thể hút sữa một cách hiệu quả.
  • Chứng vẹo cổ khiến bé khó bú thoải mái ở cả hai bầu vú.
  • Dị tật bẩm sinh ở miệng khiến bé khó ngậm bắt vú đúng cách.
  • Lưỡi chuyển động không nhịp nhàng khiến việc hút sữa không hiệu quả.

Chăm sóc đầu ti trước khi cho con bú

  • Hỏi ý kiến của các nữ hộ sinh hoặc bác sĩ về chính sách của bệnh viện đối với việc cho bé bú. Kiểm tra xem môi trường này có phù hợp cho con bú hay không.
  • Tránh sử dụng bất kỳ loại kem hoặc thuốc mỡ nào để thoa trên núm vú của mẹ.
  • Sản phụ nên mặc áo ngực sạch và vừa vặn với kích thước bộ ngực thay đổi khi mang thai và sinh bé.
  • Yêu cầu nữ hộ sinh hoặc bác sĩ kiểm tra bầu ngực và đầu ti để xem các dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến việc cho bé bú. Các trường hợp như núm vú chìm, đặc biệt đối với những bà mẹ có bộ ngực lớn, có tiền sử phẫu thuật ngực hoặc ung thư vú đều cần phải có sự quan sát theo dõi.
  • Bạn có thể thực hiện các động tác massage đơn giản như sử dụng đầu ngón tay cái và tay trỏ kéo nhẹ đầu ti và lăn đều. Đây cũng như là hành động mô phỏng lúc em bé ti mẹ.
  • Thảo luận với chồng về việc cho con bú. Nghiên cứu đã chứng minh rằng những người chồng ủng hộ việc cho bé ti mẹ có tác động tích cực tới thành công của việc cho bé bú.
  • Trường hợp mẹ bị rò rỉ sữa non trong quá trình mang thai, có thể sử dụng thêm miếng bông/vải lót trong áo ngực. Nhớ phải thay thường xuyên khi bông/vải bị ướt.

Nên cho bé bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp kích hoạt dòng sữa và tăng mối liên kết giữa mẹ và bé thông qua sự tiếp xúc da thịt. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa cũng thường đặt em bé lên bụng người mẹ ngay sau khi sinh. Tư thế này giúp bé bước đầu có phương hướng trong việc tìm núm vú của mẹ.

Một số mẹ gặp phải các tình huống khó khăn khi bắt đầu cho con bú. Nguyên nhân phần lớn là do cách bé ngậm ti chưa đúng. Cách ti mẹ không đúng sẽ gây khó chịu cho núm vú của mẹ. Do đó ngay từ đầu mẹ cần phải học các kỹ thuật cho con bú và kiểm tra xem con bú có đúng cách hay không. Tránh mụn nước, gây xước và tổn thương đầu ti. Những tổn thương này không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới việc ăn uống của bé.

Tham khảo: Cho bé bú đúng cách 

Cách tránh bị đau nhức đầu ti khi cho con bú

  • Hãy nhờ các nữ hộ sinh kiểm tra xem cách bé ti mẹ đã đúng hay chưa. Bé mở to miệng, lực hút đều và mạnh, không gây đau đớn là những dấu hiệu tốt.
  • Cho bé ti mỗi khi bé đói, thường là khi bé thức. Lúc này bé sẽ mở miệng và chủ động tìm ti mẹ.
  • Khi tắm tránh sử dụng xà bông, dầu gội hay chà mạnh vào đầu núm vú.
  • Hãy để bé tự rời ti mẹ khi bé cảm thấy no. Nếu bạn muốn ngừng cho bé ti giữa chừng thì hãy nhẹ nhàng đút một ngón tay vào miệng bé và từ từ kéo nhẹ núm vú ra.
  • Nặn một ít sữa từ ti và xoa nhẹ lên đầu ti sau khi bé bú xong.
  • Nên để đầu ti khô tự nhiên.
  • Thay áo ngực sạch hằng ngày.
  • Sự căng tức ở ngực vào những ngày đầu cho bé bú là bình thường. Tuy nhiên nếu bầu ngực và đầu ti bị đau quá mức có thể là một dấu hiệu bất ổn cần được kiểm tra và theo dõi.

Tham khảo: Tư thế cho con bú

Làm gì khi bị đau đầu ti khi cho con bú?

  • Hạn chế thời gian cho bé ngậm ti chơi. Chỉ cho bé ngậm khi bé đói.
  • Trường hợp bạn quá đau và không thể cho bé bú, hãy tạm ngưng và nặn sữa ra ngoài. Nặn sữa bằng tay sẽ nhẹ nhàng và ít đau hơn nặn bằng bình hút sữa. Khi cho bé ti lại, mẹ.
  • có thể rút ngắn thời gian ti cho đến khi đầu ti trở lại bình thường.
  • Cho bé bú bên ngực ít căng trước. Khi bé đói sẽ ti rất mạnh. Do đó sẽ dễ làm mẹ bị đau.
  • Sử dụng miếng lót ngực nhựa giữa các lần cho bé ti để giúp bầu ngực thông thoáng. Miếng lót này cũng giúp hạn chế cọ xát gây khó chịu giữa áo ngực và bầu vú.
  • Tránh để ngực quá căng sữa gây khó khăn trong việc cho bé bú.
  • Mẹ nên tắm nước ấm hoặc dùng khăn ấm lau sạch bầu vú giữa các lần cho bé bú.
  • Thay đổi tư thế bồng bé trong thời gian cho bé ti. Vị trí có thể gây ảnh hưởng đến cách ti. Đặt gối phía dưới tay đỡ bé để giúp mẹ thấy thoải mái trong cả quá trình bé ti mẹ.
  • Hiện có một số loại kem đặc trị để giảm đau đầu ti. Tuy nhiên khi sử dụng phải tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn của nhà sản xuất và nhớ rửa sạch trước khi cho trẻ bú.
  • Bạn có thể xoa nắn nhẹ bầu vú trước khi cho bé bú. Việc này sẽ giúp kích hoạt dòng sữa chảy ra dễ dàng hơn.

Khi nào nên tìm sự giúp đỡ?

  • Khi bạn thấy đầu ti vẫn đau hoặc có dấu hiệu trầm trọng hơn.
  • Khi bạn không chắc về thời gian hay số lần cho con bú. Thường khi có sự tư vấn hoặc đảm bảo sẽ giúp người mẹ lấy lại sự tự tin và cho con bú đúng cách.
  • Khi bạn không thể tiếp tục cho con bú vì đau đầu ti.
  • Khi bạn nhận thấy dấu hiệu bầu vú bị viêm, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Triệu chứng thường là ngực bị đau, sưng, đỏ tấy, hoặc sốt. Lúc này các mô vú bị nhiễm trùng và cần phải điều trị bằng kháng sinh.
  • Khi bạn không thấy thoải mái khi cho con bú hoặc bé không chịu bú. Việc cho con bú đôi khi gây sự chán nản hay ám ảnh cho bà mẹ.

Tìm sự giúp đỡ ở đâu?

Ngay khi gặp khó khăn, bạn nên liên hệ bác sĩ tư hay Trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh tại địa phương. Nơi đây sẽ có các lớp đào tạo và hướng dẫn dẫn cách cho con bú. Ngoài ra việc tham khảo ý kiến từ các bà mẹ khác, bạn bè hay gia đình đều có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;