Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Cho trẻ tập đi tiếp tục được bú mẹ

Duy trì hay cai sữa cho bé tập đi

 

Việc cho bé ngừng bú vào thời điểm nào không quan trọng. Trên thực tế, việc kéo dài thời gian nuôi bé bằng sữa mẹ mang lại một số lợi ích thiết thực cho cả mẹ và bé. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến nghị cho bé bú tới ít nhất 2 tuổi hoặc hơn. Nhiều bà mẹ bắt đầu cai sữa khi bé được 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, miễn là mẹ và bé vẫn muốn thì nên duy trì cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt.

Nguyên nhân cai sữa:

  • Khi trẻ bắt đầu tập đi thì sữa mẹ không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Trẻ được tập ăn các món ngoài và dần không còn thích ti mẹ nữa.
  • Khi người mẹ lên kế hoạch sinh em bé hay đơn giản là mẹ không muốn tiếp tục việc cho con bú.
  • Một số trẻ tập đi chỉ đòi ti mẹ cả ngày và đêm và không chịu ăn các thức ăn ngoài. Lúc này sữa mẹ đã ít dần chất dinh dưỡng và mẹ quyết định cai sữa để tăng dinh dưỡng cho bé bằng thức ăn bổ sung.
  • Trẻ đòi bú khi ngủ và bắt mẹ phải nằm cùng tạo cho bé một thói quen không tốt.
  • Người mẹ đi làm trở lại và không thể tiếp tục nặn sữa cho bé hoặc đã tắt sữa.
  • Khi mẹ bắt đầu điều trị bằng thuốc.
  • Đối với xã hội nói chung, quan điểm phổ biến vẫn là trẻ tập đi phải cai sữa. Do đó, những lời đàm tiếu ra vào sẽ tạo áp lực khiến mẹ phải ngừng cho trẻ bú.

Lợi ích của việc duy trì bú mẹ cho trẻ tập đi

Mặc dù sữa mẹ không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ tập đi, tuy nhiên việc ti mẹ vẫn mang lại một số lợi ích dinh dưỡng nhất định. Sữa mẹ trong giai đoạn này rất khác với giai đoạn trẻ mới sinh. Tuy vậy nó vẫn chứa các chất kháng thể  đáng kể. Các chất này sẽ giúp bảo vệ trẻ tập đi chống chọi với thế giới phức tạp bên ngoài.

Giai đoạn trẻ tập đi là giai đoạn quan trọng khi bé bắt đầu biết tò mò và khám phá tìm hiểu xung quanh. Do đó, việc cho trẻ bú mẹ rất có lợi cho cả mẹ và bé. Đối với bé, sau thời gian “thám hiểm” những điều mới lạ thì việc bú mẹ sẽ giúp bé tái ổn định cảm xúc và tìm lại cảm giác an toàn. Còn mẹ thông qua đó cũng cảm nhận được chỉ có mẹ mới có thể mang lại cho bé điều bé thực sự cần và là điểm tựa tinh thần cho bé. Bên cạnh đó, thời gian cho trẻ bú cũng cho mẹ và bé khoảnh khắc nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau một ngày bận rộn.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những trẻ tập đi tiếp tục bú mẹ sẽ có khả năng phát triển với sự gắn kết cảm xúc bền chặt. Đây là nền tảng để bé thiết lập và duy trì các mối quan hệ lành mạnh khi chúng lớn hơn. Thay vì làm cho trẻ phụ thuộc, việc cho trẻ tiếp tục bú mẹ trong những năm tháng tập đi giúp trẻ có được ý thức tự giác. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những trẻ tập đi đã được cai sữa có ít phát triển về cảm xúc hơn.

Ngoài ra việc kéo dài giai đoạn cho trẻ bú còn mang lại những ích lợi về sức khỏe cho các bà mẹ. Chẳng hạn như tác dụng phòng tránh bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, ung thư vú và tử cung hay chứng loãng xương.

Lợi ích của việc duy trì bú mẹ cho bé tập đi

Nếu bạn quyết định cai sữa cho bé tập đi, cần chuẩn bị:

  • Tâm lý của một số mẹ có thể buồn và hơi hụt hẫng. Việc cai sữa sẽ chấm dứt một thời gian gắn kết đặc biệt mà chỉ có mẹ và bé mới có thể trải nghiệm.
  • Tuy nhiên đối với các mẹ khác có thể thở phào nhẹ nhõm. Vì với họ việc cho con bú không phải là một trải nghiệm thú vị. Sau khi cai sữa họ cảm thấy tự do và như được trở về với chính mình hơn.
  • Khi cho con bú trong một thời gian dài và nhiều lần trong ngày có thể bạn không nhận ra ngực mình sản sinh ra một lượng sữa nhiều như thế nào. Chỉ khi cai sữa thì bầu ngực trở nên căng và tức, gây cảm giác khó chịu.
  • Trẻ theo thói quen tiếp tục đòi ti mẹ và sẽ phản ứng nếu không được đáp ứng. Đặc biệt khi mẹ mặc áo ôm hoặc áo ngực chật hơn làm bé khó tiếp cận đến ti mẹ. Trẻ có thể quấy khóc trong thời gian đầu mới cai sữa. Vì vậy, cần kiên quyết nhưng nhẹ nhàng và sử dụng các phương pháp đánh lạc hướng trẻ để trẻ quên đi việc đòi bú.
  • Hãy kiên nhẫn dạy bé học cách uống sữa từ ly. Có thể mất tới vài tuần, nhưng sau nhiều lần như vậy trẻ sẽ quen với việc uống sữa bằng ly. Đồng thời mẹ có thể kết hợp cho trẻ tăng khẩu phần sữa ngoài và thức ăn đặc giàu canxi.
  • Khi bắt đầu cai sữa, trẻ có thể sẽ thèm ăn các thực phẩm rắn hơn. Sữa mẹ thường ít lượng chất sắt hơn nên mẹ có thể bổ sung cho bé bằng thức ăn giàu chất sắt như thịt hoặc các loại rau xanh.
  • Một số bé có thói quen ti mẹ khi ngủ và ngủ chung với mẹ. Do đó nếu muốn cai sữa cho bé, bạn phải thay đổi cách cho bé ngủ. Bạn có thể tham khảo website của Huggies trong chuyên mục Giấc ngủ cho bé và cách ru bé ngủ để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
  • Hãy thường xuyên ôm ấp và chú ý nhiều hơn đến bé khi bé làm quen với việc cai sữa. Như vậy để bé thấy rằng bú mẹ hay không thì bé vẫn luôn là niềm quan tâm đặc biệt của mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;