Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng là biểu hiện của bệnh gì

Trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh nên có sức đề kháng kém, vì thế rất dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn và virus, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Cha mẹ thường lo lắng khi nhận thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện thở mạnh, bụng phập phồng mà không rõ nguyên nhân. Cùng Huggies tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ trong bài viết dưới đây. 

Nhận biết nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh

Thông thường nhịp thở của trẻ sơ sinh dao động từ 30-60 nhịp/phút, khi trẻ đang ngủ thì có thể thở mạnh và nhanh hơn với tần suất khoảng 20 nhịp/phút. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, nhịp thở trở nên ổn định hơn và dao động trong khoảng từ 25 đến 40 nhịp mỗi phút.

Đặc biệt là nhịp thở của trẻ sơ sinh tuân theo một chu kỳ đặc biệt, trong quá trình thở thì việc tạm dừng khoảng 5 giây giữa các nhịp thở là điều bình thường và không đáng lo ngại. 

Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh theo độ tuổi: 

Độ tuổi của trẻ

Nhịp thở bình thường (nhịp/phút)

0 - dưới 6 tháng tuổi

30 - 60

6 - dưới 12 tháng tuổi

24 - 30

1 tuổi - 5 tuổi

20 - 30

6 tuổi - dưới 12 tuổi

12 - 20

Nhịp thở bình thường ở trẻ sơ sinh

Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ

Hệ miễn dịch kém

  • Từ khi mới sinh cha mẹ thường thấy trong lúc ngủ trẻ thường thở mạnh và đôi khi khò khè, đây có thể là do dịch tồn đọng trong mũi. Cha mẹ cần phải vệ sinh mũi sạch sẽ cho con hằng ngày sau khi tắm. 
  • Bên cạnh đó hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn yếu, dễ bị vi khuẩn và virus xâm nhập và gây ra các bệnh về đường hô hấp. Biểu hiện thường thấy là trẻ khó thở, thở khò khè hoặc thở mạnh.

Hệ hô hấp chưa được hoàn thiện

Đường thở của trẻ sơ sinh nhỏ hơn so với người lớn và trẻ thường thở chủ yếu qua mũi, vì thế quá trình trao đổi khí ở trẻ sơ sinh trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự điều chỉnh nhịp thở nên thường dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng. 

Trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu và rất nhạy cảm với sự thay đổi thất thường của thời tiết hoặc khi trời lạnh, những yếu tố này có thể gây ra tình trạng thở mạnh và phập phồng ở bụng của trẻ sơ sinh.

Trẻ đang mắc các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp

Bên cạnh các yếu tố trên, một số bệnh lý về đường hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm quế quản cấp cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh. Thường trẻ sẽ có các triệu chứng khác như ngủ gà gật, da môi xanh tái và cơ thể trở nên mệt mỏi.

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ

Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ là hiện tượng sinh lý tự nhiên và thường gặp. Khi ngủ trẻ có thể thở ra tiếng hoặc thở nhanh do hệ hô hấp của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Để kiểm tra xem bé có thở mạnh không, cha mẹ có thể thử đếm nhịp thở của bé trong lúc ngủ bằng một số cách sau: 

  • Nghe nhịp thở của trẻ: Cha mẹ đặt tai cạnh mũi và miệng bé để lắng nghe hơi thở xem có dấu hiệu của hơi thở khó khăn, khò khè hay không.
  • Quan sát chuyển động ngực: Cha mẹ có thể quan sát từ góc ngang ngực của trẻ và nhìn kỹ những chuyển động lên xuống của hõm ngực để theo dõi nhịp thở.
  • Cảm nhận hơi thở: Cha mẹ có thể áp má mình vào gần miệng và mũi của trẻ để cảm nhận hơi thở để xem xét tình trạng hơi thở của trẻ.

Đối chiếu với những thông số của WHO đưa ra, trẻ sơ sinh được cho là thở nhanh nếu nhịp thở bằng hoặc cao hơn bảng sau đây:

Độ tuổi của trẻ

Nhịp thở trung bình (lần/phút)

Dưới 2 tháng

≥ 60

2 - dưới 12 tháng tuổi

50

1 - 5 tuổi

40

Khi bé sơ sinh thở mạnh nhưng vẫn hoạt động bình thường như chơi, sinh hoạt, bú và bụng phập phồng nhưng không thở nhanh hay rút lõm lồng ngực thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cần đưa bé đi khám ngay lập tức nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Thở nặng nề, khò khè: Nếu tiếng thở của bé khi ngủ nghe nặng nề, giống tiếng ngáy có thể là dấu hiệu của co thắt ống dẫn khí hoặc phù nề nắp thanh quản.
  • Ngực phập phồng khi thở mạnh: Nếu lồng ngực bé hít không khí vào phổi nhưng bụng không căng ra mà bị hõm xuống và phập phồng thì đây có thể là biểu hiện của tình trạng khó thở.

Nếu sau khi thực hiện những bước trên và phát hiện trẻ có triệu chứng như thở gấp, thở nhanh liên tục, kèm theo sốtho, chán ăn, quấy khóc thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản hay viêm phổi. Lúc này nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để tránh các rủi ro sức khỏe nghiêm trọng.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

bac si

Những dấu hiệu chỉ điểm trẻ thờ bất thường bao gồm:

  • Thở nhanh so với độ tuổi
  • Thở gắng sức biểu hiện bằng co lõm ngực, thở bụng, phập phồng cánh mũi, thở không đều, ngưng thở dài trên 5 giây
  • Thở phát ra tiếng kêu như rên rỉ, khò khè, rít, ngáy
  • Tím tái, quấy khóc, bỏ ăn bú...

Khi có các biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay nhé!

bac si

Dấu hiệu cho thấy trẻ thở mạnh khi ngủ

Dấu hiệu cho thấy trẻ thở mạnh khi ngủ (Nguồn: Internet)

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ thở mạnh lúc ngủ?

Để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi thở, cha mẹ có thể thực hiện các bước sau:

  • Điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ: Thay đổi tư thế ngủ giúp bé thở dễ dàng hơn. Sau khi thay đổi tư thế, cha mẹ cần quan sát và lắng nghe nhịp thở của trẻ để xem liệu trẻ có thở mạnh hoặc khò khè không. 
  • Vệ sinh mũi cho bé: Do mũi trẻ sơ sinh thường chứa bụi bẩn và chất nhờn nên vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý là cần thiết để giữ đường thở thông thoáng. Sử dụng nước muối ấm, nhỏ khoảng 2 giọt vào mỗi bên mũi và thực hiện 2-3 lần mỗi tuần.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách hút mũi cho bé an toàn tại nhà

Vệ sinh mũi thường xuyên để đường thở của trẻ thông thoáng hơn

Vệ sinh mũi thường xuyên để đường thở của trẻ thông thoáng hơn (Nguồn: Internet)

Nói tóm lại, trong nhiều trường hợp cha mẹ không nên chủ quan mà nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra và chẩn đoán, việc tự điều trị cho con tại nhà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể khiến tình trạng bệnh của con nặng hơn. Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng cha mẹ có thể tham khảo. Nếu muốn tìm hiểu thêm về tin tức sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn có thể truy cập Huggies để cập nhật ngay. 

Xem thêm các sản phẩm Huggies và các bài viết cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh!

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, phải làm sao

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;