Làm gì khi trẻ sơ sinh đi phân có bọt, phân lỏng? | Huggies
Tất cả các chuyên mục
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Phân của trẻ sơ sinh có bọt, phân lỏng do bị tiêu chảy phải làm sao?

Mẹ dạy trẻ đi ngoài

Trẻ sơ sinh chưa thể biểu hiện cho ba mẹ biết về tâm trạng, cảm nhận của mình bằng lời nói. Tuy nhiên, một trong những cách để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng sự phát triển của con là thông qua việc quan sát hình thể và đặc tính phân của bé. Vì phân của trẻ sơ sinh thường có những dấu hiệu tương ứng với tình trạng sức khỏe của bé. Vậy những lúc bé đi ngoài có bọt có phải là một hiện tượng bình thường ở các bé sơ sinh? Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu thêm về tình trang này trong bài viết dưới đây nhé!

Phân trẻ sơ sinh có bọt báo hiệu bệnh gì?

Đi ngoài ra bọt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, dễ bị tổn thương. Tính chất (mùi, màu sắc và độ cứng) của phân trẻ sơ sinh có thể thay đổi theo tuổi và chế độ ăn uống của trẻ. Đôi khi, phân của bé có thể hơi lỏng và có bọt nhưng mẹ không cần quá lo lắng nếu hiện tượng này không kéo dài và bé vẫn khỏe mạnh, lên cân bình thường.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý nếu bé liên tục quấy khóc, đi ngoài có bọt nhiều lần kèm theo các triệu chứng như phân dạng lỏng, ra nước, số lượng và số lần đều nhiều hơn bình thường, bé bú ít hoặc bỏ bú, đồng thời có dấu hiệu bị giảm cân hoặc không lên cân trong suốt một thời gian dài thì đây có thể là dấu hiệu trẻ có thể bị tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột hoặc các bệnh rối loạn về tiêu hóa.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi phân lỏng có bọt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sơ sinh đi ngoài có bọt. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này:

  • Hệ thống tiêu hoá chưa hoàn thiện, chưa tiêu hóa được hết lượng đường có trong sữa.
  • Hội chứng kém hấp thu, chất dinh dưỡng không được tiêu hóa hết.
  • Dị ứng protein trong sữa.
  • Trẻ bị nóng trong người.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hoá.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột từ các vi khuẩn như như Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Campylobacter hay E. coli.
  • Ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của mẹ.

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt?

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể tự hết trong khoảng từ 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy, trẻ thường quấy khóc, bú kém, đau bụng và đi ngoài quá nhiều có thể dẫn đến mất nước đến mệt mỏi, gây suy thận và suy hô hấp.

Bác sĩ khám trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Lưu ý, khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị tiêu chảy, ba mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào, kể cả men tiêu hóa nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc cầm tiêu chảy hoặc các mẹo vặt dân gian nào. Trẻ lớn hơn bị tiêu chảy mẹ có thể chăm sóc ở nhà và theo dõi tình trạng của con. Nếu tình trạng tiêu chảy không cải thiện kèm biểu hiện sốt cao thì mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám ngay.

Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ: đặc biệt là trong 1 - 2 tháng đầu, mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình, nên ăn các thức ăn lành tính (thịt nạc, rau ngót, trứng, tôm...), và hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn để hạn chế nguy cơ tiêu chảy ở trẻ.
  • Đối với trẻ bú sữa công thức: bé có thể đi ngoài sủi bọt 2-3 ngày khi bắt đầu uống vì hệ thống tiêu hoá cần thời gian thích nghi với loại sữa mới. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn thời gian trên, mẹ nên đổi sang hãng sữa không có đường lactose để bé dễ tiêu hoá hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

 Xem thêm: Tìm hiểu về chứng không dung nạp lactose

  • Đối với trẻ đến tuổi ăn dặm: mẹ nên kiểm tra khẩu phần ăn dặm cho con dễ tiêu hóa, chú ý nguyên liệu sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nấu chín,…

Khi phát hiện trẻ tiêu chảy sủi bọt, điều quan trọng nhất là mẹ phải bù nước cho con bằng cách tăng số lượng cử bú trong ngày. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là chất đề kháng giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều vi khuẩn gây hại. Sau mỗi lần đi ngoài, mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải để đảm bảo bé không mất nước. Tuy nhiên, nếu con đang trong độ tuổi sơ sinh, mẹ hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sơ sinh uống thêm nước.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai mẹ cũng nên chăm sóc thai sản tốt, tạo tiền đề sức khỏe cho trẻ, giúp hạn chế nhiễm khuẩn trong giai đoạn chu sinh (7 ngày đầu sau sinh).

Dấu hiệu cần đưa trẻ sơ sinh đi phân lỏng có bọt do tiêu chảy đến bệnh viện

Mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất nếu trẻ có những dấu hiệu sau:

  • Tiêu chảy sủi bọt 2 ngày liên tục không khỏi.
  • Bé mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc nhiều
  • Bé đau bụng, nôn ói.
  • Các triệu chứng mất nước.
  • Sốt cao liên tục trên 38.5 độ C.
  • Tiêu đàm máu.

Tiêu chảy sủi bọt là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi. Rủi ro thường xảy ra do các mẹ không biết rõ về bệnh dẫn đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh chưa đúng cách. Nguy hiểm nhất là mẹ không nhận ra kịp thời các dấu hiệu đe dọa tính mạng của trẻ. Hy vọng bài viết có thể cung cấp thông tin hữu ích giúp mẹ có thể chủ động bảo vệ con yêu của mình.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý thêm rằng:

bac si

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất yếu, vì thế một khi bị nhiễm trùng sẽ lan tỏa rất nhanh toàn thân, gọi là nhiễm trùng sơ sinh. Biểu hiện của nhiễm trùng sơ sinh rất kín đáo, không rõ rệt và khu trú như các trẻ lớn. Do đó, bất cứ biểu hiện nào của bé sơ sinh cho thấy trẻ không khỏe như đã nêu ở trên, mẹ đều phải cảnh giác và cho trẻ đến bệnh viện sớm.

bac si

Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để cập nhật kiến thức khi theo dõi tình trạng đi ngoài của bé nhé.

Xem thêm: Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

trẻ bị dị ứng đậu phộng
Chăm sóc bé 10/01/2019

Đậu phộng và dị ứng thức ăn ở trẻ

Dị ứng đậu phộng là một loại triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ ngày càng phổ biến, nhất là ở các nước phương Tây

Chăm sóc bé 15/01/2019

Dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh chàm sữa (Eczema)

Bệnh chàm sữa (được biết đến là bệnh viêm da dị ứngvà các triệu chứng bao gồm da bé bị bong, nổi đốm đỏ, rạn nứt, chảy nước, đóng vảy và ngứa) có thể dễ dàng được kiểm soát hoặc điều trị thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt là với bé lớn hơn một tuổi.

Khi bé thích chơi với chó
Làm cha mẹ 12/12/2018

Trẻ sơ sinh và Chó

Các bước chuẩn bị cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà có nuôi vật nuôi là cần thiết cho sự an toàn của trẻ cũng như tâm lý của vật nuôi.

Huggies đồng hành cùng bạn

Huggies Power of Hugs

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ