Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Tìm hiểu về chứng không dung nạp đường lactose

Tìm hiểu về chứng không dung nạp đường lactose

Những trẻ nhỏ thường bị dị ứng bởi các thành phần trong sữa công thức, nguyên nhân bát nguồn từ việc trẻ không dung nạp đường lactose. Hãy tập cho bé uống sữa chứa ít lactose để bé có thể thích ứng dần với chúng.

Lactose là một hợp chất được sinh ra ở ruột non giúp phân hóa đường lactose thành hai loại đường khác nhau là đường glucose và đường galactose có ích cho cơ thể. Tùy vào lượng men lactase có trong cơ thể mà mỗi người có khả năng tiêu hóa lactose khác nhau (có nhiều trong sữa động vật).

Các loại thực phẩm (bao gồm cả sữa công thức của bé) khi đưa vào cơ thể sẽ chia nhỏ ra thành nhiều chất khác nhau. Cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất enzyme giúp tiêu thụ các chất đó. Nếu cơ thể thiếu hụt một lượng enzyme nào đó (ở đây là lactase), cơ thể sẽ khó phân hóa đường lactose và gây hiện tượng đau bụng, trướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy. Đây chính là triệu chứng không dung nạp đường lactose.

Ở nhiều nước nơi mọi người có thói quen uống sữa hoặc ăn các thực phẩm được làm từ sữa từ rất sớm, cơ thể sẽ dễ dàng thích ứng với lactose và lượng lactase sinh ra cũng nhiều hơn.

Có một đặc điểm nữa của hội chứng này là nếu sử dụng đều đặn một lượng nhỏ thức ăn chứa lactose, cơ thể bạn sẽ dần tiết ra nhiều lactase hơn và giúp chuyển hóa đường lactose. Tùy vào điều kiện của mỗi người mà độ lactose có thể hấp thụ được cũng khác nhau. Cùng Huggies tìm hiểu về lactose đối với bé trong bài viết dưới đây. 

Làm gì khi trẻ không dung nạp đường lactose?

Nếu bạn thấy bé gặp nhiều vấn đề khi uống sữa công thức và nghi ngờ bé gặp hội chứng này, hãy đưa bé đi làm kiểm tra. Từ ba tháng tuổi trở đi, bạn có thể biết liệu bé có bị chứng này hay không? Nếu phải, hãy chuyển sang cho bé uống sữa chứa ít lactose hoặc không chứa lactose. Bạn nên lưu ý rằng bé có thể làm quen dần với đường lactose nên hãy thử cho bé uống sữa chứa ít lactose trước để xem bé có thể thích ứng dần không. Đây là cách giúp cơ thể bé tập sản sinh ra men lactase giúp chuyển hóa đường. Nếu bé vẫn gặp các triệu chứng của bệnh này, hãy chuyển sang dùng sữa không lactose.

Nên cho bé dùng sữa không lactose hay ít lactose?

Thông tin về sữa không lactose hoặc ít lactose thường được các nhà sản xuất ghi chú trên bao bì. Sữa đậu nành là ví dụ của sữa không chứa lactose. Các loại sữa chứa ít lactose thường có nồng độ lactose dưới 0,3g/100ml sữa. Bạn cũng có thể tìm thấy thông tin về nồng độ lactose trong các loại sữa thông thường.

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;