Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Nhiễm nấm trong thai kỳ

Nhiễm nấm trong thai kỳ

Bị nấm khi mang thai là một trong những vấn đề nhỏ nhưng phổ biến nhất của thai kỳ. Hầu hết phụ nữ đều có ít nhất một lần bị nấm trước khi có thai: nấm Candida âm đạo, moniliasis hoặc chỉ đơn giản là nấm thường. Khi mang thai, phụ nữ dễ bị nấm hơn những thời điểm khác. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy nấm nguy hiểm cho sự phát triển thai nhi.

Tham khảo:     Kiểm tra sức khoẻ sinh sản

Do sự gia tăng kích thích tố, thay đổi PH trong âm đạo, thay đổi chế độ ăn uống hoặc trao đổi chất nói chung,  phụ nữ ngày càng dễ bị nấm nhiều hơn.

Nhiều phụ nữ khá quen thuộc với triệu chứng nấm âm đạo. Họ có thể nhận ra những biểu hiện đầu tiên và luôn muốn điều trị dứt điểm. Nấm không gây đau đớn nhưng rất khó chịu.

Người bị nấm từ 4 lần trở lên trong một năm được xem là bị nấm tái phát. Cần thay đổi cách điều trị nếu bị nấm khi mang thai và nấm không hết hẳn với cách điều trị thông thường.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Nguyên nhân bị nấm khi mang thai

  • Có một loại vi khuẩn lên men gây ra nấm gọi là Candida Albicans. Candida là một sinh vật đơn bào đơn giản dễ bị nhiễm nhưng lại khó điều trị dứt điểm. Nấm Candida thường nằm trên da và trong âm đạo. Trong điều kiện thuận lợi như khi đang mang thai hoặc uống kháng sinh, các tế bào Candida sinh sôi gây nhiễm nấm.
  • Khi bị nấm, vi khuẩn có thể nằm yên trong cơ thể, đợi thời cơ thuận lợi để bùng phát. Khi có thai, độ PH trong âm đạo trở nên nhiều tính kiềm hơn tính a-xít, trở thành nguồn thực phẩm cho các men vi khuẩn. Do đó, nếu không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, phụ nữ rất dễ bị nấm.
  • Khi mang thai, dịch tiết âm đạo tăng khiến âm đạo luôn ẩm ướt, đó là môi trường thuận lợi cho nấm sinh sản. Việc nội tiết tố thay đổi, nhất là mức oestrogen cao cũng góp phần cho nấm sinh sản.
  • Phụ nữ có hệ thống miễn dịch suy yếu, những người đang dùng steroid hoặc hóa trị cũng rất dễ bị nấm.

Tham khảo: Những thay đổi khi mang thai

Triệu chứng của nấm âm đạo

  • Âm đạo tiết dịch màu trắng.
  • Ngứa, khó chịu dữ dội vùng âm đạo.
  • Đau nhức vùng âm đạo.
  • Tiểu rát, sưng mô âm đạo và môi âm hộ.

Nấm có ảnh hưởng thai nhi không?

Không có bằng chứng nào cho thấy nấm nguy hiểm cho thai nhi. Nhưng nếu người mẹ bị nấm khi sinh, em bé cũng có thể bị theo. Bạn sẽ thấy các đốm trắng trong miệng trẻ. Người mẹ bị nấm ở đầu vú cũng làm bé bị nấm khi bú mẹ.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Trị nấm như thế nào?

Trước tiên cần chẩn đoán chính xác triệu chứng. Có một số phương pháp điều trị cụ thể,  có thể là cả vòng tránh thai, các loại thuốc mỡ, tất cả đều có chất chống nấm. Nếu bạn đã điều trị một thời gian mà không có kết quả, nên đổi sang phương pháp khác.

Nhiều người cứ bị nấm lặp đi lặp lại. Trường hợp này, điều trị bằng thuốc uống thay vì thuốc bôi có thể đem lại kết quả khác biệt. Thuốc uống dạng viên có thể giúp cơ thể tống các men sinh vật qua đường ruột rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc uống không được khuyến khích khi đang mang thai.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng bổ sung thêm:

bac si

Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có một phương pháp điều trị riêng. Bên cạnh việc khám phụ khoa, nhuộm soi tươi huyết trắng để tìm hiểu tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo, mẹ bầu cũng cần rà soát lại các hoạt động sinh hoạt ăn uống của mình. Tình trạng stress, thức khuya, không đủ giấc, ăn uống ít bổ sung rau xanh, vitamin C cũng khiến cho miễn dịch của mẹ yếu và thiếu khả năng chống chọi lại bệnh tật, vi khuẩn. Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý tránh mặc quần áo chật, ngồi lâu một chỗ, không có điều kiện vệ sinh khiến quần lót luôn ẩm ướt và dễ viêm nhiễm.

bac si

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Trị nấm trong thai kỳ như thế nào

Lưu ý

Nấm tái phát có thể do lây nhiễm qua đường ruột. Do đó, việc dùng giấy vệ sinh đúng cách rất quan trọng.

Những việc cần nhớ khi bị nấm

  • Khi vệ sinh, hãy lau sạch từ trước ra sau.
  • Rửa tay sạch và hong khô sau khi vệ sinh.
  • Không dùng giấy vệ sinh rẻ tiền, sẽ dễ tăng kích ứng da.
  • Nếu bị tiểu rát, hãy rửa âm hộ bằng nước nóng để trung hòa a-xít trong nước tiểu.
  • Tắm nước ấm để làm giảm cảm giác tiểu rát.
  • Uống nhiều nước, để làm loãng nước tiểu và giảm cảm giác bị tiểu rát.

Lời khuyên chống nấm âm đạo 

  • Mặc quần lót bằng vải cotton, tránh các loại vải chứa sợi nylon, polyester, thun…
  • Giặt đồ lót bằng nước nóng, xả thật kỹ, phơi dưới nắng mặt trời thay vì dùng máy sấy.
  • Mặc đồ lót rộng rãi, thoải mái. Đồ lót chật hạn chế không khí lưu thông dễ làm nấm phát triển.
  • Tránh mặc quần chật, bó sát. Sự thông thoáng giúp loại bỏ các loại nấm. 
  • Hỏi bác sĩ xem ông xã của bạn có cần điều trị không. Đàn ông có thể không có triệu chứng nhưng vẫn có nấm. Nấm có thể bùng phát trở lại sau khi giao hợp do tái nhiễm.
  • Giữ âm đạo khô thoáng cho đến khi hết hẳn nấm.
  • Tránh ăn nhiều bánh mì hoặc thực phẩm có bột như bánh mì do men trong thực phẩm có thể góp phần tạo nên các vấn đề liên quan đến hệ thống men.
  • Hạn chế đường và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Chỉ dùng kháng sinh khi cần thiết. Yêu cầu bác sĩ kê thuốc khác (nếu được) ít gây nấm hơn kháng sinh. 
  • Tắm và thay đồ lót ít nhất 2 lần mỗi ngày, cách ngày giặt khăn tắm một lần.
  • Tránh dùng xà phòng mạnh, sữa tắm, hoặc chất tẩy tế bào chết ở khu vực âm đạo, nhất là những chất chứa mùi hương mạnh.
  • Ăn sữa chua mỗi ngày.
  • Không giao hợp cho đến khi hết nấm hẳn. Dù không nguy hiểm cho cả hai vợ chồng và thai nhi nhưng việc quan hệ sẽ gây kích ứng da và chồng bạn có thể bị lây nấm.
  • Pha arbonate soda hoặc giấm vào nước tắm và ngâm một lúc sẽ giúp bạn dễ chịu.

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Điều trị nấm âm đạo

  • Vòng tránh thai hoặc những viên thuốc nén hình bầu dục có chứa liều lượng chống nấm cao thường được kê toa kèm thuốc bôi để dễ đưa vào sâu trong âm đạo.
  • Thuốc mỡ dùng cho âm đạo thường dùng để bôi trực tiếp vào ban đêm để tăng thời gian tiếp xúc với nơi bị nấm.
  • Việc sử dụng một loại kem thoa bên ngoài có các thành phần tương tự nhưng nồng độ khác nhau sẽ không trị được nấm.

Khi nào thì bạn tình cũng cần trị nấm?

Có thể anh ấy đã bị nấm nếu bị ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng hay khó chịu trên dương vật. Khuyến cáo hiện nay là các đối tác nam không cần điều trị nếu không thấy triệu chứng. Cách điều trị tương tự như ở người nữ: dùng kem trị nấm và thuốc bôi.

Có phải bị nấm thì không thể có thai?

Không đúng. Nấm không ảnh hưởng khả năng sinh sản cũng như  những biến chứng trong thai kỳ. Nó chỉ giới hạn trong khu vực âm đạo và vùng da xung quanh.

Tham khảo: Làm sao để có thai nhanh nhất

Nấm âm đạo có nguy hiểm cho thai nhi?

Không hề. Đôi khi, trẻ bị nấm ở miệng do sinh ra qua đường âm đạo mà người mẹ đang bị nấm trong lúc sinh. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị ban tã do nấm. Cả hai tình trạng này đều có thể điều trị và đáp ứng tốt với các loại thuốc bôi hoặc thuốc nhỏ (giọt).

Nấm không “di cư” lên thành tử cung mà chỉ giới hạn trong các mô âm đạo và khu vực xung quanh.

Lưu ý

Bị nấm không phải do vệ sinh kém mà đó là một tình trạng phổ biến và dễ điều trị khi phát hiện. Hãy đi bác sĩ khám để có cách điều trị.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;