Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

Dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ

Dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ

Trong khi một số trẻ em từng có phản ứng dị ứng thức ăn nặng với một loại thực phẩm có thể không bao giờ ăn lại món đó nữa thì những người khác vẫn có thể bớt dị ứng thức ăn theo tuổi tác hoặc do được điều trị. Khoảng 50% các bệnh dị ứng tiếp tục suốt thời thơ ấu, 30% những người có dị ứng protein sữa bò có thể chịu đựng được vào khoảng một tuổi, 50% vào lúc lên hai và 70% lúc lên ba (RPA, 2002). Cũng nên thử lại một loại thực phẩm từng gây dị ứng sau một thời gian, hoặc bằng cách sử dụng một phương pháp làm giảm dị ứng. Nhưng cả hai biện pháp phải được thực hiện bởi các chuyên gia.

Tham khảo: Dị ứng lactose ở trẻ

Có cách gì hỗ trợ không?

Tất nhiên là có một số biện pháp tích cực để giảm nguy cơ bé bị dị ứng thức ăn. Khoảng 60% các bệnh dị ứng được cho rằng xuất hiện trong năm đầu đời phần nhiều có liên quan đến chế độ ăn uống. Một số hướng dẫn có thể hỗ trợ gồm:

  • Đối với những người sắp có con: Không có bằng chứng rõ ràng về việc tránh các thực phẩm gây dị ứng khi có thai sẽ ngăn ngừa dị ứng ở em bé khi sinh ra. Thay vào đó, một chế độ ăn uống khỏe mạnh, cân bằng và đa dạng vẫn tốt hơn cho cả hai mẹ con.
  • Những người mới làm mẹ: chắc chắn là việc bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu cung cấp sự bảo vệ tuyệt vời cho bé chống lại dị ứng. Thời gian đầu làm quen với các thực phẩm đặc sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng, do đó hãy cho bé dùng thực phẩm bổ sung trong khoảng sáu tháng. (Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh)
  • Bà mẹ cho con bú: Nếu bé có tiền sử dị ứng hoặc đã được chẩn đoán bị dị ứng, bạn cần tránh loại thực phẩm đó khi cho con bú và thay bằng một thực phẩm khác (giới y khoa vẫn đang bàn thảo về điều này). Luôn đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu cho con bú.
  • Các bà mẹ cho con bú bình: Việc sử dụng các loại sữa công thức chế biến đặc biệt (ví dụ như sữa tăng cường thủy phân) thường được các bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng. Hãy nhớ rằng việc sử dụng “sữa công thức dựa trên đậu nành hoặc sữa dê” không có khả năng ngăn ngừa dị ứng. Khoảng một nửa trẻ em bị dị ứng sữa bò cũng bị dị ứng với đậu nành. (Tham khảo: Trẻ dị ứng sữa công thức)

Các loại thực phẩm và các chất dinh dưỡng khác có thể hỗ trợ không?

Các nhà nghiên cứu đang sốt sắng tìm kiếm các chất dinh dưỡng và các hợp chất giúp người bị dị ứng thấy dễ chịu hơn. Các nghiên cứu hiện nay chỉ ra một số chất dinh dưỡng có lợi mà hiệu quả của các chất này được dùng để cải thiện hệ thống miễn dịch. Ví dụ, hàm lượng vitamin C trong sữa mẹ được cho là có liên quan đến nguy cơ dị ứng ở trẻ sơ sinh. Vitamin C và các chất chống oxy hóa khác như vitamin E và beta-carotene trong sữa mẹ có thể đóng vai trò chống viêm cho bệnh dị ứng ở trẻ sơ sinh.
Trong khi nhiều nghiên cứu được thực hiện trên các chất dinh dưỡng đơn lẻ, trọng tâm của chúng tôi vẫn là chế độ ăn uống. Một số nhân tố hy vọng khác bao gồm:

Cá và các loại axit béo omega-3

Cá hồi là một nguồn cung cấp axit béo tuyệt vời. Tạp chí Choice (2005) xem xét nồng độ dầu ở một số loại cá nhận thấy rằng cá trắng (là các loại cá được bán phổ biến nhất) có lượng dầu cá rất ít. Các loại cá cung cấp tối thiểu 500mg EPA và DHA (axit Docosahexaenoic và axit Eicosapentaneoic là các axit béo không bão hòa đơn - Omega 3) trên mỗi 150g thịt gồm:

  • Cá hồi Đại Tây Dương.
  • Cá ngừ.
  • Gemfish.
  • Cá thu.
  • Cá đối.
  • Cá mòi.
  • Cá kiếm.
  • Cá chó(cá mặt trăng).

Các nhà khoa học cũng cho rằng cá đóng hộp như cá thu, cá hồi màu hồng, màu đỏ và cá mòi (dù không phải cá ngừ) cũng có thể là lựa chọn tốt, tất cả đều cung cấp một lượng omega-3 trung bình. Chỉ lưu ý về các loài cá lớn hơn như cá kiếm: những loại cá này thường có hàm lượng thủy ngân cao, nên tránh ăn.

Vi khuẩn lành mạnh để giảm dị ứng

Vi khuẩn lành mạnh để giảm dị ứng – các lợi khuẩn (acidophilus và bifidus)

*Mẹo vặt với sữa chua! *Cần biết rằng nhiều loại sữa chua chỉ đơn giản là sữa đặc có đường, trái cây thêm các loại vi khuẩn tốt. Sữa chua thật sự được làm từ sữa lên men bắt đầu bằng việc cấy men chua. Do được lên men, vi khuẩn tiêu hóa phần nào lượng đường sữa (lactose), cho phép nhiều cơ thể không dung nạp lactose “đối phó” với loại sữa chua này.

Probiotic là những lợi khuẩn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như sữa chua "với vi khuẩn sống “ (cụ thể hơn là được làm từ các vi khuẩn sống chứ không phải thêm vào sau) và cũng có trong các loại thực phẩm bổ sung. Lợi khuẩn như acidophilus giữ cho đường ruột của chúng ta an toàn khỏi sự tấn công từ vi khuẩn có hại và các chất miễn dịch khác. Các lợi khuẩn cũng có thể làm giảm các triệu chứng không dung nạp lactose và sự xuất hiện của dị ứng. Sữa mẹ, tất nhiên, là một nguồn lợi khuẩn phong phú và nhiều loại sữa công thức bây giờ cũng bổ sung các lợi khuẩn này.

Những lời khuyên hữu ích khác:

  • Tránh cho bé làm quen với loại thực phẩm mà bạn hoặc chồng bạn dị ứng cho đến sau khi bé lên ba tuổi, khi hệ miễn dịch của bé đã phát triển đầy đủ (hãy kiểm tra trước với bác sĩ).
  • Tránh các chất gây dị ứng thực phẩm đối với các bé bị dị ứng, ví dụ những món phổ biến nhất như đậu phộng, trứng, các loại hạt, sữa… trong hai đến ba năm đầu đời của bé, mặc dù sau này đôi khi cơ thể bé có thể chấp nhận được một lượng nhỏ.
  • Trẻ sơ sinh có nguy cơ dị ứng cao nên tránh cho bé làm quen với sữa hoặc đậu nành cho đến khi hơn một tuổi; hoặc trứng cho đến khi hai tuổi, và đậu phộng, các loại hạt, cá và động vật có vỏ (sò, cua, tôm…) cho đến khi ba tuổi (việc hạn chế ăn uống phải được hướng dẫn bởi một chuyên gia với trình độ phù hợp để đảm bảo con bạn không bỏ sót chất dinh dưỡng nào).

Chăm sóc trẻ dị ứng với thực phẩm

Chúng ta có cần thêm các loại thực phẩm mới?

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống phải được xem xét kỹ bởi kết quả có thể bao gồm việc giảm lượng dinh dưỡng, không đủ calo và gia tăng dị ứng với các thực phẩm khác do việc giới hạn của hàng loạt thực phẩm.

Bảng dưới đây là ví dụ ngắn gọn của một số vitamin và khoáng chất có thể có vấn đề nếu một loại thực phẩm gây dị ứng cụ thể nào đó bị loại ra từ chế độ ăn uống. Hãy nhớ là danh sách này không bao gồm các axit amin thiết yếu và các axit béo thiết yếu (EFAs) cũng như các yếu tố dinh dưỡng khác.

Để biết thêm thông tin, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các hiệp hội chăm sóc bà mẹ và trẻ em.

Danh sách mua sắm thực phẩm

Danh sách mua sắm các sản phẩm không gây dị ứng (PDF Download: 1.2MB).

Vitamin và khoáng chất được cung cấp bởi các chất gây dị ứng thực phẩm khác nhau.

Chất gây dị ứng

Vitamin và khoáng chất

Sữa

Vitamin A, D, B2, B5, B12, canxi và phốt pho

Trứng

Vitamin B12, B6, B2, B5, biotin và selenium

Đậu nành

Thiamin, B2, B6, B9, canxi, phốt pho, magiê, sắt và kẽm

Bột mì

Thiamin, B2, B3, B9(nếu có bổ sung) và sắt.

Nguồn:  Mofidi, 2003, pp1648 h3. Để được giúp đỡ:

  • Hãy tìm kiếm sự tư vấn y tế chuyên nghiệp.
  • Hãy tham khảo các trang web chứa thông tin hữu ích về dị ứng thực phẩm.

Để biết thêm thông tin, hãy xem Chăm sóc trẻ em

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;