Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Mẹ có nên cho con bú khi mang thai?

Mẹ Có Nên Cho Con Bú Khi Mang Thai?

Cho con bú khi mang thai có an toàn không?

Liệu có bầu có nên cho con bú? Các nghiên cứu cho thấy mẹ hoàn toàn có thể cho con bú khi mang thai. Một số mẹ lo lắng rằng cho con bú khi mang thai có thể gây ra các cơn co thắt tử cung ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu thai nhi khỏe mạnh và phát triển bình thường thì mẹ không cần bận tâm về những cơn co thắt này, vì chúng thường không gây ra hiện tượng sinh non. Đó là do oxytocin - một loại hormone có khả năng kích thích các cơn co thắt tử cung - được sinh ra trong quá trình cho con bú nhưng với hàm lượng rất nhỏ, không đủ để gây ra tình trạng sinh non. Những cơn co thắt này cũng vô hại với bào thai và hiếm khi dẫn đến hiện tượng sẩy thai.

Bên cạnh đó, một lượng nhỏ hormone được sản xuất trong thời kỳ mang thai cũng sẽ có mặt trong sữa mẹ. Tuy nhiên, những hormone này sẽ không ảnh hưởng đến bé đang bú.

Mẹ nên lưu ý, trong trường hợp mẹ sinh đôi hoặc được chẩn đoán là có nhiều khả năng bị sẩy thai hoặc sinh non, mẹ nên ngưng cho con bú và đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Tham khảo: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Dinh dưỡng trong giai đoạn cho con bú khi mang thai

Cho con bú khi mang thai không có nghĩa là mẹ sẽ tước đoạt mất chất dinh dưỡng của bào thai, miễn là mẹ vẫn ăn uống hợp lý. Ngoài ra, mẹ cũng được khuyến nghị nên uống bổ sung vitamin D và axit folic trong quá trình mang thai.

Canxi rất cần thiết trong suốt thai kỳ và trong sáu tháng đầu cho bú sữa, mẹ có thể bị loãng xương. Ngay cả khi tiếp tục cho con bú, việc khôi phục lại hàm lượng khoáng chất trong xương (BMC) cũng sẽ bắt đầu từ khoảng 3-6 tháng và thường hoàn tất khoảng 12 tháng sau khi sinh. Nếu mẹ mang thai lần hai trước 12 tháng, BMC vẫn tiếp tục được cải thiện và nguy cơ loãng xương không hề gia tăng. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ hấp thụ canxi chủ yếu từ chế độ dinh dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy chế độ ăn uống của mình ít canxi, hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi như rau lá màu xanh đậm, các loại hạt và đậu.

Tham khảo: Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú

Mẹ cần chăm sóc bản thân nhiều hơn

 Cho con bú khi mang thai, mẹ có thể thường xuyên cảm thấy đói và mệt mỏi. Điều quan trọng là mẹ hãy tự chăm sóc mình bằng cách nghỉ ngơi thật nhiều và ăn nhiều thức ăn nhẹ giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, hãy nhờ người thân giúp đỡ các vấn đề về mua sắm, làm việc nhà, nấu ăn.... Dành thời gian chăm sóc bản thân có thể giúp mẹ tránh tình trạng căng thẳng hoặc kiệt sức vì cho con bú khi mang thai.

 Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề cho con bú khi mang thai rồi nhé! 

Tuy nhiên, nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® hay tham khảo thêm thông tin về cách Chăm sóc trong thai kì trên website Huggies.com.vn

 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;