Tất cả các chuyên mục
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Chiều dài xương đùi thai nhi chuẩn theo tuần mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Ảnh hưởng của rượu tới việc nuôi con bằng sữa mẹ

Ảnh hưởng của rượu tới việc nuôi con bằng sữa mẹ

Các bà mẹ thường được khuyên không nên uống rượu khi đang mang thai và đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Rượu có thể được truyền qua máu, hoặc vào sữa mẹ và sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp không tốt đến bé. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu khi đang nuôi con bằng sữa mẹ và không nên cho bé bú ngay sau khi uống rượu.

Các bà mẹ thường được khuyên không nên uống rượu khi đang mang thai.

Mặc dù các bác sĩ đều khuyên là không nên uống rượu trong thời kỳ mang thai, những khuyến cáo về việc này lại không thực sự rõ ràng. Bởi vì trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu vẫn lựa chọn lời khuyên an toàn là tránh mọi đồ uống có cồn thì thực tế cho thấy rằng vẫn có trường hợp uống rượu khi cho con bú.

Hội đồng Nghiên cứu Sức khỏe và Y khoa (NHMRC) khuyến nghị lựa chọn tốt nhất là không uống rượu khi cho con bú.

Rượu được cơ thể hấp thu rất nhanh. Đối với các bà mẹ đang cho con bú, thời điểm nồng độ cồn trong cơ thể cao nhất vào khoảng 30-60 phút sau khi họ uống rượu. Nếu người mẹ uống rượu trong khi ăn thì thời gian này là 60-90 phút.

Sự thật về rượu và cho con bú

  • Uống rượu hoàn toàn không có lợi đến việc cho con bú.
  • Uống rượu khi cho con bú có thể để lại những hậu quả lâu dài cho sự phát triển sức khỏe của trẻ.
  • Cồn được truyền qua máu vào sữa mẹ và không được lọc bớt. Do vậy nồng độ cồn trong máu và trong sữa mẹ là tương đương nhau.
  • Trọng lượng và kích thước của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chuyển hóa cồn. Về cơ bản, người mẹ có vóc dáng nhỏ hơn sẽ chuyển hóa cồn lâu hơn.
  • Em bé không có sức mạnh thể chất cũng như cơ chế chuyển hóa đầy đủ để lọc bỏ chất cồn trong cơ thể. Do vậy ảnh hưởng của cồn lên cơ thể em bé càng nghiêm trọng hơn.
  • Không nên uống rượu khi cho con bú vào bất kỳ thời điểm nào.
  • Dù ở tuổi nào đi nữa, việc không uống rượu khi cho bé bú luôn mang lại lợi ích thực tế cho sức khỏe của bé.
  • Mỗi bé sẽ có phản ứng khác nhau đối với cồn. Do vậy không thể dự đoán được phản ứng của bé khi uống sữa mẹ có cồn. Do vậy giải pháp an toàn nhất vẫn là tránh hoàn toàn việc uống rượu khi cho con bú.

Rượu sẽ ảnh hưởng thế nào đến bà mẹ trong thời kỳ cho con bú?

  • Rượu có thể làm giảm lượng sữa mà mẹ cung cấp cho bé.
  • Rượu có thể ức chế (ngăn chặn hoặc làm chậm) phản xạ xuống sữa của vú mẹ.
  • Nhiều phụ nữ thấy rằng tửu lượng của họ thay đổi sau khi sinh em bé.
  • Bạn sẽ không chăm sóc được cho em bé nhiều và tốt như khi bạn không uống rượu.
  • Nếu bạn uống rượu, bạn sẽ không thể đưa bé đến cơ sở y tế hoặc dịch vụ chăm sóc y khoa khi bé cần. Nên có người chăm sóc bé phòng khi cần thiết.

Rượu ảnh hưởng như thế nào đến bé?

  • Rượu có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bé. Bé có thể thấy buồn ngủ, không hiếu động. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc sản sinh sữa của mẹ.
  • Dần dần, bé có thể không phát triển đúng với tuổi.

Lời khuyên khi bạn uống rượu

  • Tránh uống rượu trong tháng đầu tiên sau khi sinh bé. Cồn có thể ảnh hưởng đến việc bắt đầu cho bé bú và giảm lượng sữa của mẹ.
  • Uống không quá 2 ly mỗi ngày và luôn cố gắng không uống rượu mỗi ngày.
  • Kiểm soát việc uống rượu của bạn và lên kế hoạch cụ thể lượng rượu bạn sẽ dùng.
  • Tránh cho con bú ngay sau khi uống rượu. Thời gian từ lúc uống rượu đến lúc cho bé bú nên là khoảng vài giờ.
  • Nên vắt sữa ra trước khi uống rượu và không cho bé bú nếu bạn dự định sẽ uống rượu.
  • Nếu bạn thấy lo lắng về việc cho bé bú sau khi uống rượu, bạn có thể vắt sữa đấy bỏ đi và sử dụng sữa đã được vắt trước khi uống để cho bé bú.
  • Một số chuyên gia y tế tin rằng sữa mẹ với độ cồn nhỏ vẫn tốt hơn sữa bột.
  • Nên dùng bữa hoặc ăn đồ ăn nhẹ khi bạn uống rượu. Điều quan trọng là không uống khi đói và giữ cho lượng đường trong máu của bạn ở mức an toàn.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cũng lưu ý thêm:

bac si

Làm mẹ là 1 thiên chức, không bà mẹ nào không mong muốn cho con trẻ 1 sức khỏe và tinh thần tốt nhất cả. Nếu bạn muốn làm mẹ, trước tiên hãy tập cai rượu. Bạn nên nhớ rằng mẹ uống rượu sẽ qua sữa trẻ bú, đứa bé sẽ nhận được rượu rất sớm ngay khi cơ thể non nớt còn đang có gắng thích nghi với cuộc sống, nguy cơ ung thư gan sớm, phát triển trí tuệ lệch lạc sẽ rất cao nếu mẹ uống rượu như vậy. Vì tương lai của con trẻ, các mẹ sẽ nói không với rượu nhé!

bac si

Một ly rượu tiêu chuẩn là gì?

Một ly rượu tiêu chuẩn có chứa 10 gam nồng độ cồn nguyên chất. Thông tin trên nhãn đồ uống cho biết mức độ tiêu chuẩn của loại đồ uống đó. Tuy nhiên không có một tiêu chuẩn nào về kích thước cốc dùng để uống. Do vậy lượng cồn uống vào phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của cốc.

Phải mất khoảng 2 giờ cho một phụ nữ với trọng lượng tiêu chuẩn tiêu hóa hết cồn trong một ly rượu tiêu chuẩn. Đối với mỗi ly rượu tiếp theo, phải mất thêm 2 giờ nữa.

Để biết thêm thông tin về rượu và cho con bú

  • Nói chuyện với bác sĩ.
  • Tham khảo tại www.alcohol.gov.au.
  • Tham khảo hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ và rượu.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;