Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Mẹ Nên Ăn Gì Để Bé Mau Khỏi Bệnh? | Huggies
Tất cả các chuyên mục
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Mẹ Nên Ăn Gì Để Bé Mau Khỏi Bệnh?

Vàng da là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là giai đoạn trẻ chỉ bú sữa mẹ nên việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người mẹ là rất quan trọng trong quá trình điều trị vàng da cho bé. Vậy khi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì? Hãy cùng Huggies tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

>> Tham khảo thêm: Vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân - Biểu hiện của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Để có thể trả lời câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?” thì các mẹ cần biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu chỉ là vàng da sinh lý không kết hợp những triệu chứng bất thường như lừ đừ, bỏ bú, gan lách to, thiếu máu,... thì nguyên dân chính là do sự tích tụ chất bilirubin.

Thông thường, ở trẻ đủ tháng thì nồng độ bilirubin trong máu sẽ không quá 12 mg% và không quá 14 mg% ở trẻ non tháng. Nếu lượng bilirubin sản sinh ra cao khiến gan của trẻ không đủ khả năng lọc hết, dẫn đến tình trạng vàng da sinh lý.

Trong trường hợp vàng da bệnh lý, trẻ sẽ bị vàng da diện rộng trên cơ thể và tròng trắng mắt. Các dấu hiệu vàng da bệnh lý rõ ràng để mẹ nhận biết như:

  • Vàng da đậm xuất hiện sớm.
  • Qua 7 ngày sau sinh nhưng tình trạng vàng da vẫn không khỏi.
  • Mức độ vàng da rộng toàn thân và mắt.
  • Vàng da kèm theo những biểu hiện bất thường như bỏ bú, co giật,...
  • >> Tham khảo thêm:

    Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có nguy hiểm không?

    Phân biệt vàng da sơ sinh bệnh lý và sinh lý

    Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da

    Vàng da bệnh lý thì trẻ sẽ bị vàng da diện rộng trên cơ thể và tròng trắng mắt (Nguồn: Sưu tầm)

    Biện pháp khắc phục bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

    Mẹ có thể áp dụng các mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh theo dân gian để chữa vàng da sinh lý hoặc để bệnh tự khỏi.Thông thường, hiện tượng vàng da sinh lý chỉ cần 7 - 10 ngày sẽ biến mất. Trong trường hợp vàng da bệnh lý thì có 2 phương pháp điều trị đó là chiếu đèn và truyền máu. Đối với phương pháp chiếu đèn, trẻ sẽ được nằm trong lồng chiếu đèn sẽ giúp chuyển bilirubin trở thành một dạng dễ phân hủy để gan dễ dàng xử lý. Nếu trẻ có nguy cơ nhiễm bilirubin ở mức độ cao, bác sĩ sẽ xem xét cho bé áp dụng biện pháp truyền máu. Khi đó, một phần máu của trẻ sẽ được thay thế để giảm bớt lượng bilirubin.

    Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

    Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng của người mẹ phải đảm bảo đủ dưỡng chất cho con bú. Các bữa ăn phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, giúp củng cố vị giác của mẹ, tránh táo bón, phòng và ngăn bệnh vàng da ở trẻ.

    >> Tham khảo thêm: Chế độ sau sinh nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé

    Ăn đầy đủ 4 nhóm chất

    Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì? Hầu hết các bác sĩ sản khoa đều khuyên sản phụ nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thuộc 4 nhóm chất gồm nhóm chất đạm, nhóm bột đường nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Khi mẹ ăn đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp sức khỏe nhanh chóng hồi phục mà còn giúp tuyến sữa dồi dào. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tốt cũng như chức năng gan sớm hoàn thiện và loại bỏ chất bilirubin trong máu.

    Bổ sung các loại trái cây có tác dụng thải độc

    Sau mỗi bữa ăn, các mẹ nên bổ sung thêm các loại trái cây theo mùa như bơ, bưởi, táo, dưa leo, dứa,... để tăng cường khả năng kích thích măn gan, lọc thận và giải độc cơ thể. Bên cạnh đó, những loại trái cây này còn giúp cơ thể của mẹ cân bằng độ pH, giúp hỗ trợ hiệu quả quá trình tiết sữa nuôi con, giúp con khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh vàng da.

    >> Tham khảo thêm: Cách làm ngũ cốc lợi sữa cho mẹ bầu đủ dinh dưỡng, đẹp da tại nhà

    Các loại trái cây có tác dụng thải độc

    Mẹ nên bổ sung các loại trái cây theo mùa như bơ, bưởi, táo, dưa leo, dứa (Nguồn: Sưu tầm)

    Bổ sung các loại rau xanh

    Rau xanh là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh vàng da thì người mẹ cần ưu tiên ăn nhiều rau lá xanh trong thực đơn hàng ngày. Các loại rau lá xanh giàu khoáng chất, vitamin sẽ giúp các mẹ tăng cường sức đề kháng, từ đó trẻ sơ sinh cũng được củng cố thể trạng và ngăn ngừa tình trạng vàng da. Một số loại rau xanh thông dụng như măng tây, cải xoong, bông cải xanh, cải xoăn,... Ngoài ra, ăn nhiều rong biển và sả cũng giúp nguồn sữa mẹ dồi dào, chất lượng hơn.

    Uống nhiều nước

    Các mẹ nên duy trì thói quen uống từ 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan và giúp sữa tiết ra không nhiễm các chất độc hại. Khi trẻ bị vàng da nên tăng cường bú sữa mẹ để cơ thể nhanh phát triển và phân giải được hết lượng bilirubin sản sinh ra trong quá trình thay mới hồng cầu.

    Uống nhiều nước có thể hỗ trợ điều trị vàng da ở trẻ

    Uống từ 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan (Nguồn: Sưu tầm)

    Uống trà thảo dược

    Việc uống trà thảo dược không chỉ giúp cho mẹ thải ra hết sản dịch mà còn tăng cường khả năng giải độc cơ thể, làm mát gan, giảm mỡ máu và tăng tiết sữa. Một số loại trà thảo dược các mẹ bỉm có thể sử dụng như trà cam thảo, trà mật ong, trà gừng, trà atiso,...

    Uống trà thảo dược tốt cho sức khỏe mẹ và trẻ sơ sinh

    Uống trà thảo dược giúp cho mẹ thải ra hết sản dịch (Nguồn: Sưu tầm)

    Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên tránh ăn gì?

    Khi trẻ có biểu hiện vàng da, ngoài việc quan tâm đến vấn đề trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì thì các mẹ cũng cần phải biết mình nên kiêng những loại thực phẩm nào. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ cần phải hạn chế trong thời gian cho con bú.

  • Các loại nước ngọt, đồ uống có ga, rượu, bia.
  • Thực phẩm đã qua chế biến, nhiều dầu mỡ, cay.
  • Đường tinh luyện.
  • Thức ăn mặn, thức ăn đóng hộp hoặc đồ ăn vặt.
  • Chất béo không bão hòa.
  • >> Tham khảo thêm: Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng mẹ và bé sau sinh

    Trên đây là một số lời khuyên khi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để bé mau khỏi bệnh. Ngoài chế độ dinh dưỡng, các bậc phụ huynh nên cho trẻ thường xuyên tắm nắng và bú nhiều. Nếu sau 2 tuần vàng da không có dấu hiệu giảm thì bố mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám tìm nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Mẹ đừng quên truy cập ngay Góc chuyên gia của Huggies để tìm hiểu thêm các vấn đề khác hoặc đọc thêm các bài viết liên quan tại mục Chăm sóc bé.

    >> Xem thêm giá tả em bé Huggies chất lượng, đa dạng mẹ nhé!

    EmptyView

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình
    Chăm sóc bé 19/04/2023

    Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình nguy hiểm không?

    Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là biểu hiện thường gặp, tuy nhiên tình trạng kéo dài làm cho bé khó ngon giấc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

    Bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh
    Chăm sóc bé 20/04/2023

    Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?

    Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh cần thiết như thế nào? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu hụt vitamin D3? Làm sao để bổ sung vitamin D3 đúng, an toàn?... Tìm hiểu ngay!

    Máu báo thai có mùi không
    Thụ thai 16/08/2023

    Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú chính xác nhất

    Khám phá những triệu chứng và biểu hiện cụ thể giúp xác định có thai hay không khi vẫn đang cho con bú: biểu hiện trên cơ thể, tâm trạng, kinh nguyệt, sức khỏe,...

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;