" "
Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Mẹ Nên Ăn Gì Để Bé Mau Khỏi?

Trẻ sơ sinh gặp phải triệu chứng sôi bụng

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng thì nguyên nhân có thể đến từ chế độ ăn uống của mẹ. Do đó, để cải thiện tình trạng sôi bụng ở trẻ thì các mẹ cần phải điều chỉnh lại dinh dưỡng sao cho phù hợp. Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì để con mau khỏi? Nếu mẹ đang băn khoăn về điều này thì hãy cùng Huggies tìm hiểu bài viết dưới đây.

>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử lý

Nguyên nhân - Biểu hiện trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Nguyên nhân

Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Sữa mẹ có vấn đề do thức ăn: Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của các bé trong giai đoạn sơ sinh. Vì thế, mẹ ăn thực phẩm như thế nào thì bé sẽ nhận nguồn sữa chứa dinh dưỡng từ thực phẩm đó. Nếu mẹ ăn những đồ có quá nhiều dầu mỡ, đạm, cay, gỏi, tái sẽ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng khiến bé bú vào dễ bị sôi bụng và đi ngoài.
  • Trẻ bú không đúng cách: Nhiều trẻ sơ sinh bú bình song song với bú mẹ hoặc bú bình hoàn toàn. Nếu mẹ cho bé bình không đúng cách, sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm sẽ làm bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày gây ra hiện tượng sôi bụng ở trẻ. Ngoài ra, việc mẹ pha sữa công thức không đúng tỷ lệ, không vệ sinh dụng cụ khi pha chế cũng dễ gây ra hiện tượng trên.
  • Bé không hấp thụ được lactose: Vì một nguyên nhân nào đóa mà trẻ phải bú ngoài quá sớm, cơ thể không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose nên tích tụ lại ở ruột dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng.
  • >> Tham khảo thêm: Trẻ bị nôn liên tục phải làm sao? 5 điều cha mẹ cần lưu ý

    Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

    Nhận biết được các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng sẽ giúp mẹ có biện pháp khắc phục kịp thời (Nguồn: Sưu tầm)

    Biểu hiện

    Khi nhận biết được các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng sẽ giúp các bậc phụ huynh có biện pháp khắc phục kịp thời cũng như có cách chăm sóc con mình phù hợp. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết tình trình trẻ sơ sinh bị sôi bụng:

  • Bụng của trẻ phát ra âm thanh ùng ục.
  • Trẻ hay bị nôn trớ, ọc sữa.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, nhất là vào ban đêm.
  • Trẻ sơ sinh bị chướng bụng, ợ hơi.
  • >> Tham khảo thêm: Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Có Sao Không?

    Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì?

    Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường bắt nguồn chủ yếu từ chế độ ăn uống của mẹ không khoa học và hợp lý. Chính vì vậy, các mẹ cần phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp nhằm cải thiện tình trạng sôi bụng ở trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì? Dưới đây là những loại thực phẩm các mẹ nên tăng cường bổ sung:

    Rau xanh

    Rau xanh không chỉ cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cần thiết mà còn chứa rất nhiều vitamin. Nhờ đó, hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động tiêu hóa, giúp cho trẻ tiêu hóa tốt, chấm dứt tình trạng sôi bụng, thậm chí còn điều trị được tình trạng bón ở trẻ sơ sinh. Các mẹ nên ăn những loại rau xanh như rau chân vịt, rau mồng tơi, rau đay, rau dền,...

    >> Tham khảo thêm: Những thực phẩm lợi sữa mà mẹ cho con bú nên ăn

    Trái cây

    Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ nên ăn thật nhiều trái cây tươi bởi nguồn thực phẩm này chứa vitamin, khoáng chất dồi dào. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng cung cấp chất xơ và nước giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ và cải thiện hệ tiêu hóa rõ rệt.

    Sữa chua

    Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì? Trong khẩu phần ăn hàng ngày, các mẹ cần bổ sung nhiều sữa chua. Bởi vì, sữa chua giúp cung cấp cho bé một hàm lượng lợi khuẩn lớn, cực kỳ có lợi cho đường ruột. Bên cạnh đó, việc ăn sữa chua mỗi ngày còn giúp nâng cao hệ miễn dịch đường ruột, cải thiện các vấn đề về đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng sôi bụng và táo bón ở trẻ sơ sinh.

    >> Tham khảo thêm: Cách chọn tã cho bé tốt nhất

    Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì

    Sữa chua giúp cung cấp cho bé một hàm lượng lợi khuẩn có lợi cho đường ruột (Nguồn: Sưu tầm)

    Các loại thịt

    Các mẹ bỉm vẫn có thể bổ sung thêm các loại thịt, cá thông qua chế độ ăn hàng ngày nhưng cần cân đối và hợp lý. Đặc biệt, thức ăn cho mẹ sau sinh phải được nấu chín trước khi ăn, tránh nấu tái để đảm bảo an toàn cho trẻ.

    Các món luộc, hầm

    Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ nên ưu tiên những món ăn được chế biến theo phương pháp luộc, hấp hoặc hầm, bởi các cách chế biến này vừa dễ ăn vừa tránh tiêu thụ chất béo. Vì vậy, khi trẻ bú sữa mẹ vẫn đảm bảo dinh dưỡng mà không lo bị sôi bụng.

    Thực phẩm giúp nhuận tràng

    Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì? Các mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm nhuận tràng như rau lang, củ dền, đu đủ hầm giò, khoai lang,... Như vậy, khi bé bú sữa mẹ sẽ giúp cho tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

    Món ăn có dùng dầu thực vật

    Đối với dầu ăn, mẹ nên chọn các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật như dầu gạo, dầu đậu nành. Bởi trong dầu thực vật có chứa hàm lượng chất xơ rất cao, giúp trẻ dễ tiêu hóa, không gây nóng trong người và rất an toàn với sức khỏe, đặc biệt là dạ dày của bé.

    >> Tham khảo thêm: Ngũ cốc lợi sữa có tốt cho mẹ sau sinh không?

    Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

    Trong dầu thực vật có chứa hàm lượng chất xơ rất cao, giúp trẻ dễ tiêu hóa (Nguồn: Sưu tầm)

    Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên tránh ăn gì?

    Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, ngoài các loại thực phẩm nên ăn thì mẹ cũng nên tránh dùng các loại thực phẩm sau đây:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thực phẩm có nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng hàm lượng chất béo trong sữa mẹ khiến cho bé khó tiêu hóa.
  • Ăn nhiều đồ ngọt: Các mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, đặc biệt là bánh kẹo có nhiều đường. Bởi dạ dày của bé không thể tiêu hóa được tất cả các loại đường nên rất dễ bị sôi bụng.
  • Mỡ lợn: Đây là nguồn chất béo rất khó tiêu hóa đối với dạ dày của bé. Hơn nữa, nguồn thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì nên mẹ cần tránh ăn mỡ lợn ở giai đoạn này.
  • Thực phẩm cay nóng: Các loại gia vị, thực phẩm có tính cay nóng như hạt tiêu, gừng, ớt, tỏi,... hay các loại hoa quả có tính nóng như nhãn, sầu riêng, mít,... sẽ khiến cho nguồn sữa mẹ bị nóng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
  • Rượu, bia và chất kích thích: Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia và các loại chất kích thích để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu một cách tốt nhất.
  • Thực phẩm chưa qua chế biến: Các mẹ không nên ăn các loại thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến. Bởi trong các loại thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng rất dễ khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tình trạng sôi bụng và tiêu chảy.
  • Một số cách khắc phục tình trạng sôi bụng ở trẻ em

    Bên cạnh việc ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thì các mẹ có thể khắc phục tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh bằng các cách như sau:

  • Thay đổi tư thế bú của trẻ: Khi cho trẻ bú, mẹ hãy để đầu con cao hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần chọn loại bình có thiết kế phù hợp, tránh để trẻ nuốt phải khí.
  • Thay đổi nhãn hiệu sữa: Nếu trẻ bú bình mà thường xuyên bị sôi bụng thì mẹ hãy thay đổi loại sữa khác, tránh những loại sữa công thức có nhiều đường Lactose.
  • Không nên cho trẻ bú quá no: Mẹ chỉ nên cho bé bú vừa đủ, sau khi bú xong vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi để tránh tình trạng sôi bụng, chướng bụng.
  • Đưa trẻ đi khám: Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng quá lâu kèm theo các triệu chứng như sốt, bỏ bú, quấy khóc,… thì mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.
  • >> Tham khảo thêm: Men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dùng sao cho đúng?

    Cách khắc phục tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh

    Trẻ sơ sinh bị sôi bụng kèm theo các triệu chứng như sốt, bỏ bú, quấy khóc thì mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế (Nguồn: Sưu tầm)

    Phía trên là những thông tin giúp bố mẹ hiểu rõ trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì cũng như nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng, để có hướng khắc phục phù hợp. Ngoài ra, nếu mẹ có thắc mắc gì trong quá trình chăm sóc bé thì đừng quên gửi câu hỏi đến Góc chuyên gia của Huggies nhé!

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
    Chăm sóc bé 23/09/2020

    Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

    Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
    Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
    Chăm sóc bé 01/03/2019

    Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

    Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

    Dạy bé tập nói
    Bé tập đi 07/12/2018

    9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

    Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;