Chăm sóc sau khi chích ngừa cho trẻ đúng chuẩn | Huggies
Tất cả các chuyên mục
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chăm sóc trẻ sau khi chích ngừa

Chăm sóc trẻ sau khi chích ngừa

Sau khi tiêm ngừa cho trẻ, tuỳ cơ địa mà mỗi trẻ có những phản ứng khác nhau, thậm chí có bé chẳng có phản ứng đáng kể nào sau khi tiêm. Các bà mẹ hãy tham khảo các biện pháp đơn giản dưới đây để xử lý phản ứng. Nếu phản ứng kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn thì hãy đưa bé đi bác sĩ ngay tức khắc.

Thỉnh thoảng, các phản ứng trên cơ thể sau khi tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh có thể xảy ra nhưng thường nhẹ và dễ điều trị. Chúng tôi đã xác định một số phương pháp giúp kiểm soát các phản ứng này. Trong vài trường hợp hiếm hoi có thể xảy ra phản ứng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn quan tâm đến bất kỳ điều gì liên quan đến tiêm ngừa hay sức khoẻ tổng quát của con mình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc y tá tiêm ngừa ngay tức khắc.

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

Các phản ứng sau tiêm ngừa

Cách kiểm soát

Vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh– Đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, buồn nôn, đau cơ hoặc khớp.

 

Dùng thuốc Paracetamol (nếu cần), chườm khăn ướt, mát lên chỗ tiêm, uống nhiều nước.

DTPa– Sốt nhẹ: đỏ, đau nhức và sưng tại chỗ bị tiêm.

 

Dùng thuốc Paracetamol (nếu cần), chườm khăn ướt, mát lên chỗ tiêm, uống nhiều nước.

Hib– Sưng, tấy đỏ và đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ.

Dùng thuốc Paracetamol (nếu cần), chườm khăn ướt, mát lên chỗ tiêm, uống nhiều nước.

Bại liệt (OPV)– Nhức đầu nhẹ, đau nhức cơ,tiêu chảy nhẹ.

Dùng thuốc Paracetamol (nếu cần), uống nhiều nước.

Sởi, quai bị, rubella– Phản ứng thường xảy ra 7 – 12 ngày sau khi tiêm. Mệt mỏi, sốt nhẹ, phát ban nhẹ, sưng hạch.

Dùng thuốc Paracetamol (nếu cần), chườm khăn ướt, mát lên chỗ tiêm, uống nhiều nước.

Viêm màng não C– Đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt, khó chịu, chán ăn

Dùng thuốc Paracetamol (nếu cần), chườm khăn ướt, mát lên chỗ tiêm, uống nhiều nước.

Thuỷ đậu– Đỏ tại chỗ tiêm, đau hoặc sưng tấy, sốt, phát ban nhẹ 10-21 ngày sau khi tiêm.

 

Chườm khăn ướt, mát lên chỗ tiêm, uống nhiều nước.
Dùng thuốc Paracetamol (nếu cần) uống nhiều nước.

IPV– Sốt, khóc, chán ăn, đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm.

Dùng thuốc Paracetamol (nếu cần) nếu phản ứng kéo dài. Uống nhiều nước.

Phế cầu khuẩn– Đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sưng, sốt nhẹ, buồn ngủ, cáu gắt.

Dùng thuốc Paracetamol (nếu cần), chườm khăn ướt, mát lên chỗ tiêm, uống nhiều nước.

Để biết thêm thông tin hãy xem tại Tiêm ngừa cho trẻ hoặc Chăm sóc trẻ em

EmptyView

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình
Chăm sóc bé 19/04/2023

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là biểu hiện thường gặp, tuy nhiên tình trạng kéo dài làm cho bé khó ngon giấc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 20/04/2023

Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?

Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh cần thiết như thế nào? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu hụt vitamin D3? Làm sao để bổ sung vitamin D3 đúng, an toàn?... Tìm hiểu ngay!

Máu báo thai có mùi không
Thụ thai 16/08/2023

Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú chính xác nhất

Khám phá những triệu chứng và biểu hiện cụ thể giúp xác định có thai hay không khi vẫn đang cho con bú: biểu hiện trên cơ thể, tâm trạng, kinh nguyệt, sức khỏe,...

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;