Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

8 điều mẹ cần biết trước khi tiêm chủng cho bé

Tiêm chủng cho bé yêu

Tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho bé

Tiêm chủng cho bé là truyền vào cơ thể bé các loại vắc-xin có chứa một lượng nhỏ các virus hoặc vi khuẩn yếu, không có khả năng gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Khi bé được tiêm liều thấp của một loại virus gây bệnh, cơ thể bé sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại căn bệnh. Vì vậy, nếu bé đã được tiêm chủng tiếp xúc với một trong các loại bệnh này, bé sẽ có khả năng chống lại bệnh.

Nhiều bệnh truyền nhiễm đã được khống chế tại Úc và New Zealand nhờ các chương trình quốc gia về tiêm chủng. Ngày nay, chúng ta ít gặp phải các bệnh như đậu mùa, bại liệt, sởi, rubella và quai bị chính là nhờ các chương trình tiêm chủng.

Điều mẹ cần biết trước khi tiêm chủng cho bé

1. Có bắt buộc tiêm chủng cho bé không?

Bạn có quyền lựa chọn có tiến hành tiêm chủng cho con hay không, nhưng điều quan trọng là bạn hiểu rõ sự cần thiết của việc tiêm chủng trước khi quyết định. Hãy xem các câu hỏi thường gặp để biết thêm thông tin về việc tiêm chủng cho con và nếu có gì băn khoăn, hãy hỏi thêm ý kiến của bác sỹ. 

2. Tiêm chủng có tác dụng phụ hay không?

Đôi khi bé có thể có phản ứng nhẹ đối với việc tiêm chủng. Nếu bạn có thắc mắc gì về phản ứng sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, hãy liên hệ ngay với bác sỹ hoặc chuyên gia về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

3. Thời điểm bé bắt đầu tiêm chủng

Trẻ sơ sinh được tiêm mũi đầu tiên ngay trong bệnh viện. Ở Việt Nam, khi mới sinh ra, bé thường được tiêm phòng Viêm gan B trong 24 giờ đầu tiên. Trong tháng đầu tiên, bé nên được tiêm phòng bệnh lao càng sớm càng tốt.

Trong năm đầu đời, bé có thể được tiêm phòng nhiều loại bệnh. Bạn hãy xem lịch tiêm chủng để biết chi tiết về Chương trình Tiêm chủng Mở rộng. Bạn cũng có thể đến Viện Vệ sinh dịch tễ hoặc các trung tâm y tế cộng đồng để được tư vấn thêm về việc tiêm chủng cho bé.

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

4. Tìm hiểu trước về loại vắc xin tiêm chủng cho bé

Hãy tìm đọc thông tin về việc tiêm chủng cho bé và loại vắc xin con được chích từ Internet hoặc từ phiếu thông tin được cung cấp bởi cơ sở tiêm, đồng thời ghi lại bất kỳ điều gì làm ba mẹ băn khoăn.

Nghiên cứu những lợi ích, rủi ro và những phản ứng phụ từ loại vắc xin con được tiêm, bố mẹ cũng có thể tham khảo thông tin từ bác sĩ về việc này.

Lưu giữ lại phiếu/hồ sơ tiêm chủng cho bé vì những giấy tờ này có thể cung cấp thông tin về loại vắc xin bé được tiêm

Tham khảo: 8 lưu ý quan trọng khi chích ngừa cho trẻ

5. Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé trước khi tiêm

Một trong những điều quan trọng nhất bố mẹ cần lưu ý trước khi đưa con đi tiêm chủng là theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Nếu bé đang bị bệnh, có dấu hiệu bị ho, sốt, sụt cân hay bất kỳ những triệu chứng bất thường nào trong vòng 3 ngày trở lại đây, hãy đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe và trao đổi trước với bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn cho bé khi tiêm.

6. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi tiêm chủng cho bé

Sổ hoặc phiếu tiêm chủng là những loại giấy tờ bố mẹ cần lưu ý giữ gìn cẩn thận và luôn mang theo khi đưa con đi tiêm phòng. Dựa vào sổ và phiếu tiêm chủng, bác sĩ sẽ nắm được lịch sử tiêm chủng của bé, mũi nào chưa tiêm và mũi nào cần tiêm, từ đó đưa ra quyết định tiêm cho trẻ.

7. Lưu ý lịch sử sức khỏe và tình trạng sử dụng thuốc của bé

Một điều khác bố mẹ cần trao đổi trước với bác sĩ là liệu bé có từng bị bệnh gì trước đây, có dị ứng với loại thuốc nào không hay có đang sử dụng loại thuốc nào trong 2 tuần gần đây không. Điều này rất quan trọng vì có một vài loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin.

Chính vì vậy, bố mẹ hãy luôn ghi chú các loại thuốc con sử dụng trong từng thời điểm, cũng như nếu con có từng bị dị ứng với loại thuốc nào.

Hỗ trợ tinh thần trước khi chích ngừa cho trẻ

8. Hỗ trợ tinh thần cho bé trước khi tiêm

Một số trẻ nhỏ có thể cảm thấy hoảng sợ khi được đưa đến địa điểm tiêm phòng, dưới đây là những việc bố mẹ có thể làm để giúp con cảm thấy thoải mái hơn khi đi tiêm:

  • Hãy mang theo món đồ chơi, cuốn sách, gấu bông hoặc chiếc chăn bé yêu thích để dỗ dành bé khi tiêm. Những món đồ quen thuộc sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.
  • Khi bác sĩ chuẩn bị tiêm, hãy trò chuyện nhẹ nhàng, mỉm cười và âu yếm bé nhằm đánh lạc hướng bé.
  • Hãy giữ con ngồi trên đùi nếu có thể.

Tham khảo: Chăm sóc trẻ sau khi chích ngừa

Tiêm phòng cho bé là việc vô cùng quan trọng, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về lâu dài. Bố mẹ hãy lưu ý đưa con đi tiêm chủng đúng lịch, và tìm hiểu thêm thông tin cần thiết về tiêm chủng cho bé từ mục Chăm sóc béGóc chuyên gia của nhà Huggies nhé! 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;