Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

10 điều mẹ cần lưu ý khi tắm cho bé

Cách tắm cho trẻ nhỏ

Với những người lần đầu làm mẹ, việc tắm cho bé có thể là một thử thách. Tuy nhiên, khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ thấy tắm cho bé là khoảng thời gian thư giãn thoải mái cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra những lưu ý quan trọng giúp mẹ tắm bé dễ dàng và an toàn hơn.

Cách vệ sinh cho bé khi chưa rụng rốn

Việc tắm cho bé khi chưa rụng rốn sẽ cần được mẹ lưu ý hơn, vì vùng rốn lúc này nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ bị nhiễm trùng và gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho bé.

Dưới đây là hướng dẫn cách tắm bé chưa rụng rốn đơn giản mẹ có thể áp dụng ngay:

  • Chuẩn bị: 2 chậu nước ấm, khăn sữa nhỏ, 2 khăn lau lớn, quần áo sạch, tả bỉm sạch.
  • Sau khi đã cởi bỏ đồ cho bé, mẹ hãy quấn bé trong một chiếc khăn lớn, tắm cho bé đến đâu mẹ thì mẹ mở khăn vùng đó ra.
  • Mẹ có thể tìm một chiếc ghế thấp để ngồi, một tay mẹ đỡ cổ bé, một tay thao tác tắm bé.
  • Dùng khăn sữa thấm nước ấm để lau mắt, mặt và tai cho con.
  • Sau đó, tiếp tục dùng khăn thấm nước ấm lau đầu, tóc, và vùng cổ cho bé.
  • Nếu mẹ có dùng sữa tắm cho bé thì hãy pha vài giọt sữa tắm vào thau nước ấm, rồi lấy khăn sữa thấm nước sữa tắm và lau thân người bé. Lưu ý làm sạch những vùng có nếp gấp như cổ, nách, tay, háng.
  • Mẹ tuyệt đối không được để nước vào vùng rốn của bé, nếu nước tắm có vô tình rơi vào vùng rốn của bé thì mẹ hãy nhẹ nhàng dùng khăn thấm khô cho bé.
  • Dùng khăn thấm nước ấm từ thau còn lại và lau sạch người cho bé, rồi dùng khăn tắm lau khô người cho bé và quấn bé lại.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh bổ sung thêm:

bac si

Tắm cho bé sơ sinh bạn cần chuẩn bị 2 thau nước ấm 1 và 2, 2 khăn sữa tắm. Trãi sẵn khăn lông ủ ấm và để áo quần sạch bên cạnh.

 1. Đầu tiên sẽ gội đầu trước: bạn dùng khăn lông quấn quanh người bé từ vai trở xuống chân, sau đó tựa thân mình bé vào lòng bạn, nằm ngửa giống tư thế bú mẹ, tay T đỡ vai bé, tay P thoa sữa tắm, gội đầu cho bé bằng khăn sữa, tránh để nước vào tai, xả lại bằng nước ấm trong thau 2. Lau khô đầu, tai.

 2. Tắm thân mình: cởi bỏ khăn lông, cho bé ngồi ngửa trong thau tắm, tay T vòng qua lưng bé, bàn tay nắm giữ nách, cánh tay T của bé, tay P thoa sữa tắm và tắm cho bé, tựa lưng bé vào thành thau tắm và tay T của bạn. Tắm sạch lại bé vào thau tắm 2, sau đó bế bé ra, lau khô nhanh bằng khăn lông trải sẵn. Mặc quần áo, vệ sinh mắt, mũi, rốn.

Bạn có thể xem hình minh họa cụ thể trong các sách hướng dẫn chăm sóc bé như: Cẩm nang chăm sóc bà mẹ và em bé - TG Nguyễn Lân Đính, có bán tại các nhà sách.

bac si

Tham khảo: Cách tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn

Chú ý nhiệt độ nước tắm cho bé

Nhiệt độ nước tắm cho trẻ em cần được lưu ý, vì nhiệt độ nước quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng không tốt đến bé. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng cho bé là từ 37 độ C đến 38 độ C, tuy nhiên mẹ cần thử nước tắm trước khi tắm cho bé nhằm đảm bảo an toàn cho con.

Để kiểm tra nhiệt độ nước tắm, mẹ có thể dùng nhiệt kế hoặc nhanh hơn thì dùng khuỷu tay hoặc mặt trong cổ tay để đo. Đồng thời, mẹ cũng cần đảm bảo nhiệt độ phòng luôn ấm áp, tránh để gió lùa vào. Trẻ em cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ, nên mẹ cần luôn ghi nhớ bước này nhé!

Tham khảo: Giờ tắm cho trẻ sơ sinh

Sử dụng sữa tắm cho bé

Có một số ông bố bà mẹ thường băn khoăn không biết có nên sử dụng sữa tắm cho con không. Việc này sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào thời điểm và loại sữa tắm bố mẹ chọn cho bé.

Với trẻ sơ sinh một vài ngày tuổi, việc lau toàn thân cho bé bằng khăn mềm thấm nước ấm có lẽ là cách tắm an toàn và đơn giản nhất khi bé chưa rụng rốn. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể sử dụng sữa tắm cho bé, nhưng cần lưu ý tránh dùng sữa tắm hay xà phòng thông thường để tắm cho con mà hãy dùng sữa tắm dành riêng cho em bé.

Tắm cho bé trong thau tắm

Khi bé mới sinh, mẹ nên tắm bé trong tư thế để con nằm trong lòng và đỡ cổ bé, đồng thời bao bọc con bằng một chiếc khăn lớn. Khi cơ thể của con đã làm quen được với nước, bạn có thể tắm cho bé trong thau/chậu tắm. Mẹ nên nhớ vệ sinh thau/chậu tắm trước rồi hãy dùng để tắm con mẹ nhé.

Sau này khi bé lớn hơn một chút và khi bạn đã quen với việc tắm bé, bạn có thể tắm cho bé bằng vòi sen hay thậm chí tắm cùng với con. Sau một ngày dài hoạt động và vui chơi, bé sẽ rất thích khi được tắm rửa và đùa nghịch trong làn nước ấm.

Ngoài ra, việc chuẩn bị trước các dụng cụ để tắm bé cũng như khăn, quần áo và tã sạch sẽ giúp mẹ tắm bé được dễ dàng và nhanh chóng hơn, đặc biệt trong trường hợp khi bé quấy khóc không chịu tắm hoặc tránh trường hợp mẹ để bé một mình trong thau nước để đi lấy đồ dùng.

Chú ý an toàn cho bé khi tắm rửa

Để có thể tắm cho con một cách hiệu quả và an toàn nhất, bạn hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi bắt đầu. Tuyệt đối cẩn thận với nước nóng và đừng bao giờ rời mắt khỏi con bạn khi đang tắm rửa cho bé nhé!

Khi bé còn nhỏ mẹ hãy luôn đỡ phần đầu và cổ của bé bằng một tay, trong khi tay còn lại tắm bé. Nếu bé đã biết ngồi thì mẹ có thể cho bé ngồi trên ghế tắm, tuy nhiên mẹ vẫn cần lưu ý phải luôn để mắt đến con vì bé vẫn có nguy cơ bị té nhào hay vấp phải ghế.

Vệ sinh cẩn thận các vùng nhạy cảm của bé

Đối với bé gái: sử dụng khăn sữa mềm thấm nước ấm lau sạch bộ phận sinh dục của bé từ trước ra sau, lưu ý những vùng nếp gấp da.

Đối với bé trai: nếu bé vừa cắt bao quy đầu thì mẹ cần tránh để nước vào vùng này, cần giữ bộ phận sinh dục của bé được khô thì sẽ mau lành hơn. Sau khi bộ phận sinh dục của bé lành hẳn thì mẹ có thể dùng khăn thấm nước ấm lau nhẹ nhàng để vệ sinh cho bé.

Riêng đối với những bé trai không cắt bao quy đầu thì bố mẹ chỉ cần làm sạch vùng nhạy cảm của bé cẩn thận hơn một chút, không cần kéo da quy đầu ra và có thể làm sạch bằng khăn thấm một ít nước pha vài giọt sữa tắm trẻ em.

Tham khảo: Những điều cần tránh khi tắm cho bé sơ sinh

Chăm sóc cho bé sau khi tắm

Chăm sóc cho bé sau khi tắm

Sau khi tắm cho bé xong, bố mẹ cũng đừng quên vệ sinh những vùng rốn, mắt, tai, lưỡi và miệng của con bằng gạc lưỡi thấm nước muối sinh lý. Bên cạnh đó, hãy mát-xa cho bé bằng một ít kem hoặc dầu dưỡng da dành cho em bé, điều này sẽ giúp làn da của con luôn được mịn màng và bé cũng thấy thoải mái hơn.

Bé không muốn tắm

Không phải em bé nào cũng quen ngay với việc được tắm rửa. Có vài bé sẽ rất thích thú khi được đặt vào thau tắm, một số bé khác sẽ hơi sợ hãi và bối rối. Hãy giữ bé ấm áp bằng cách quấn bé trong khăn tắm rồi nhẹ nhàng tắm rửa và mát xa cho bé để bé quen dần với môi trường nước.

Lần đầu tiên tắm cho trẻ sơ sinh có thể mang lại áp lực cho các bà mẹ. Nếu chưa quen với việc tắm bé, bạn có thể chọn cách khác là lau người cho bé. Tùy vào môi trường và thời tiết, các bé có thể không cần phải tắm rửa hàng ngày. Trong những ngày đó, bạn chỉ cần lau người sạch sẽ cho bé là đủ. Điều này cũng giúp bảo vệ làn da non nớt và mềm mại của bé đấy!

Chọn khăn tắm phù hợp cho bé

Việc chọn khăn tắm cho bé cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm khăn tắm cho bé không rõ nguồn gốc nhưng vẫn được bán ở khá nhiều cửa hàng đồ sơ sinh. Những loại khăn này thường có giá thành rất rẻ nhưng chất lượng rất thấp vì dùng những hóa phẩm nhuộm độc hại, việc này có thể làm tổn thương đến làn da của em bé. Vì vậy, bạn hãy để ý đến xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm khi chọn mua khăn tắm cho bé nhé!

Không những vậy, bạn cũng có thể cân nhắc việc sử dụng lưới tắm cho bé sơ sinh nếu đây là lần đầu tiên bạn tắm cho con. Lưới tắm cho bé sớ sinh giúp giảm thiểu nguy cơ tuột tay khi tắm vì bạn có thể đặt bé lên lưới rồi vệ sinh cho bé. Hơn nữa, lưới tắm cho bé sơ sinh phù hợp với những bé kỵ nước vì bé không cần phải ngâm mình trong nước như cách tắm thường thấy.

Tắm cho trẻ lớn hơn: cùng chơi đùa đồng thời dạy con cách vệ sinh thân thể

Với những bé lớn hơn và bắt đầu nhận biết mọi thứ, được tắm cũng có nghĩa là được nghịch nước. Rất vui nhưng cũng có thể sẽ “tung tóe” đấy! Đổi lại, bé sẽ học được thêm nhiều thứ từ nước: làm thế nào để vỗ nước, rót và đổ nước, hay nhận biết những đồ vật nào có thể chìm hoặc nổi.v.v.

Bé ở giai đoạn này thường tò mò về mọi thứ và có thể đòi tự làm mọi chuyện, kể cả tắm rửa. Bạn có thể tận dụng thời điểm này để dạy con cách vệ sinh thân thể. Hãy bắt đầu bằng việc cho bé làm quen với các đồ chơi hay vật dụng để tắm rồi để con tự mình làm các động tác tắm rửa.

Tham khảo: Cách tắm cho trẻ đang lớn

Dù ở lứa tuổi nào, sau khi được tắm sửa sạch sẽ bé sẽ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn. Đối với các bé sơ sinh, thời gian tắm gần như là lúc tỉnh táo nhất vì bé dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Với các bé lớn hơn một chút, tắm rửa giúp con sạch sẽ và dễ chịu, từ đó dễ dàng đi và giấc ngủ và ngủ sâu hơn

Tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp cho bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon. Mẹ hãy tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc chăm sóc bé ở Góc chuyên gia của Huggies nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;