Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Top 5 kem chống nắng cho bé an toàn, tốt nhất

Dùng kem chống nắng khi tắm nắng cho bé

Kem chống nắng cho bé giúp bảo vệ da bé khỏi tia UV từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm, bạn nên đọc kĩ thông tin về phổ rộng, chỉ số SPF, hạn sử dụng và cách bảo quản để đạt được hiệu quả cao nhất. Cùng Huggies tìm hiểu ngay loại kem chống năng phù hợp cho con của mình trong bài viết dưới đây. 

Thành phần của kem chống nắng

Kem chống nắng có chứa các thành phần hóa học có khả năng hấp thụ và/hoặc phản xạ lại tia UV khỏi da. Kem cũng có chất bảo quản, chất dưỡng ẩm và một số mùi thơm.

Có 2 loại chất chống nắng trong kem:

  • Chống nắng hóa học: chất này hấp thu tia UV trước khi tia UV làm tổn hại đến da.
  • Chống nắng vật lý: chất này có chứa những phần tử cực nhỏ trên bề mặt da như một bức tường giúp ngăn chặn và phản xạ lại tia UV.

Kem chống nắng không phải là lựa chọn đầu tiên để bảo vệ da vì không có loại kem nào có thể bảo vệ da 100%. Bạn hãy luôn sử dụng những phương pháp bảo vệ khác như không đi ra ngoài khi lượng tia UV đạt đỉnh điểm, đội nón và mặc quần áo dài. Sản phẩm phải có phổ rộng (broad-spectrum) và chỉ số SPF30+ để chống nắng hiệu quả.

Broad spectrum và chỉ số SPF

SPF là viết tắt của “sun protection factor” (chỉ số biểu thị mức độ chống nắng). Chỉ số này càng cao thì mức độ bảo vệ của kem chống nắng càng nhiều.

Kem chống nắng có ghi “broad spectrum” (phổ rộng) có thể hạn chế được tia UVA và UVB. (UVA và UVB đều có thể góp phần gây nên tình trạng cháy da, lão hóa da, tổn thương mắt và ung thư da).

Dùng kem chống nắng cho bé có an toàn không?

Không có bằng chứng nào cho thấy kem chống nắng có thể gây tổn hại đến trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất để bảo vệ con bạn là cho trẻ đội nón, mặc quần áo dài và giữ trẻ trong bóng râm. Bạn có thể bôi kem chống nắng cho những vùng da của trẻ có tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Nếu con bạn có phản ứng với kem chống nắng, hãy thay đổi nhãn hiệu hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Dùng kem chống nắng cho bé có an toàn không

Bé mấy tuổi thì nên dùng kem chống nắng?

Các chuyên gia da liễu khuyến cáo rằng trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi có lớp sừng ở thường bì của da khá mỏng và chứa ít melanin nên sẽ không có khả năng chống lại các bức xạ của tia cực tím.

Ngoài ra, tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể của trẻ lớn hơn so với khối lượng cơ thể, điều này làm tăng khả năng nhạy cảm của da và khả năng hấp thụ ánh nắng qua da. Việc trẻ em thường xuyên tiếp xúc với tia UV trong những năm đầu đời có thể làm tăng sắc tố da và gây ra nhiều đột biến di truyền.

Đặc biệt, trong thời tiết mùa hè, trẻ em còn có nguy cơ bị bỏng nắng cao, ngay cả khi được mặc đầy đủ quần áo hoặc sử dụng các dụng cụ bảo vệ. Do đó, các bác sĩ da liễu khuyến nghị cha mẹ tránh cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi trưa và nắng mùa hè. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, cha mẹ nên sử dụng kem chống nắng có hàm lượng SPF ≥15 trên mặt và mu bàn tay để bảo vệ da bé toàn diện cũng như duy trì sức khỏe của làn da nhạy cảm của bé ở độ tuổi này.

Nên bôi kem chống nắng cho bé như thế nào?

Đầu tiên, hãy đọc kỹ nhãn mác và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đa số mọi người bôi quá ít kem chống nắng khiến họ không được bảo vệ nhiều như họ nghĩ. Bạn cần phải nhớ là trẻ nhỏ cần khoảng nửa muỗng cà phê cho mặt, cổ, tai và nửa muỗng cà phê cho tay và chân trẻ. Điều quan trọng là phải có một lớp kem chống nắng che chở cho phần da tiếp xúc trực tiếp với nắng. Bôi kem chống nắng 20 phút trước khi ra ngoài để kem đạt hiệu quả tốt. Cứ sau 2 tiếng, bôi lại kem thêm lần nữa.

Kem chống nắng có hết hạn sử dụng không?

Tất cả các loại kem chống nắng đều có in hạn sử dụng trên nhãn mác và cách bảo quản. Kem sẽ không đạt hiệu quả cao nếu như đã quá hạn sử dụng hoặc được bảo quản không đúng cách ví dụ như để kem trong xe hơi hoặc ở ngoài trời. Cách tốt nhất là để kem chống nắng ở nơi thoáng mát và có nhiệt độ dưới 25 độ C.

Top 5 loại kem chống nắng tốt nhất cho bé

Kem chống nắng Avène 

Đối với trẻ nhỏ, Avène cung cấp một dòng kem chống nắng an toàn và hiệu quả Very High Protection Lotion for Children SPF 50+. Loại kem chống nắng này không chỉ chứa những thành phần xuất sắc để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, mà còn cung cấp dưỡng ẩm, kiểm soát dầu và nuôi dưỡng da cho trẻ. Đặc biệt, thành phần tiền vitamin E, hay còn gọi là Pre-Tocopheryl, trong kem giúp giữ cho làn da nhạy cảm của bé luôn mềm mại và mịn màng thông qua việc cung cấp độ ẩm.

Kem chống nắng Avène cho bé

Kem chống nắng Bioderma 

Khi lựa chọn Bioderma, ba mẹ có thể hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm, vì chúng được nghiên cứu và kiểm soát một cách nghiêm ngặt bởi các chuyên gia da liễu hàng đầu tại Pháp. 

Với chỉ số chống nắng SPF 50+ vượt trội, kem chống nắng Bioderma Photoderm Kid Lait Solaire Enfant không chỉ ngăn chặn tác động của tia UVA và UVB mà còn đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ. 

Kem chống nắng Bioderma

Kem chống nắng Pigeon 

Kem chống nắng Pigeon SPF 50 là một sản phẩm đến từ thương hiệu Pigeon nổi tiếng của Nhật Bản - thương hiệu chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các bé yêu. Với cơ chế chống nắng vật lý, kem chống nắng Pigeon SPF 50 tạo ra một lớp màng ngăn chặn gần như tuyệt đối các tác động của cả tia UVA và UVB, là giải pháp hiệu quả để bảo vệ làn da mong manh của trẻ.

Kem chống nắng Pigeon

Kem chống nắng Anessa SPF35 

Được đảm bảo theo tiêu chuẩn 5 không: không màu, không cồn, không mùi, không Paraben và không dầu khoáng, kem chống nắng Anessa SPF35 đem lại sự an toàn tuyệt đối cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Ngoài khả năng chống nắng xuất sắc, sản phẩm còn được thiết kế để cung cấp độ ẩm cho da, kết hợp với công nghệ Aqua Booster giúp chống trôi trước mồ hôi và nước, từ đó đảm bảo hiệu quả của kem kéo dài.

Kem chống nắng Anessa SPF35

Kem chống nắng La Roche-Posay 

Kem chống nắng La Roche-Posay sử dụng hệ thống màng lọc độc quyền Mexoplex, mang lại khả năng chống nắng tối ưu, hiệu quả trong việc ngăn chặn tác động của tia UVB và UVA. Từ đó sản phẩm có thể giúp ngăn ngừa sự tổn thương da như bỏng rát và kích ứng do tác động của ánh nắng.

Kem chống nắng La Roche-Posay

Để biết thêm thông tin, tham khảo Chăm sóc trẻ khi đi nắng hoặc Chăm sóc trẻ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;