Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ rất khó xác định do các bé không thể tự nói về cảm giác của mình. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm và cảm nhận của cha mẹ. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn cần phải gọi bác sĩ trong quá trình theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho con, cùng tìm hiểu ngay với Huggies

Trẻ không thể nói chuyện

Việc xem xét khi nào trẻ cảm thấy tệ và việc đó nghiêm trọng đến mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Đôi khi, bạn sẽ lo lắng thái quá ngay cả khi vấn đề cũng không đáng lo ngại lắm, nhưng đó là một phần của việc trở thành bố mẹ. Bạn sẽ thấy mình trở nên tự tin hơn khi con bạn lớn dần lên. Ở tuổi bé tập đi ít nhất có thể nói cho bạn biết hoặc chỉ cho bạn bé bị đau  ở  đâu.

Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều sẽ có những ngày khó ở, khi chúng khóc hoặc rên rỉ và có vẻ như bồn chồn hoặc bất ổn. Thực tế, sự thật là con bạn đang khóc cũng là một dấu hiệu để yên tâm. Trẻ em mà ốm nặng thì thường ngủ và mềm nhũn ra. Các bệnh nghiêm trọng và đe dọa tính mạng cũng rất ít gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

>> Tham khảo thêm: 4 Cách bổ sung canxi cho trẻ đơn giản, an toàn và hiệu quả

Khi nào nên dưa trẻ đến gặp bác sĩ?

  • Cơ thể mềm nhũn hoặc thờ ơ hoặc ngủ trong thời gian dài.
  • Nôn mửa liên tục kéo dài trong vòng một giờ.
  • Tiêu chảy không thể cầm được trong vòng 24h.
  • Phát ban không rõ nguyên nhân.
  • Bỉm hoặc tã giấy luôn khô (bé không bài tiết).
  • Phân của bé có màu sắc hoặc kết cấu bất thường (phân xanh thường không phản ánh bệnh trạng gì, một số sữa công thức làm cho phân trẻ có màu xanh).
  • Sốt, nóng và khó chịu.
  • Có vệt bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân ở tai, miệng, mũi, hậu môn, trong phân hoặc nước tiểu. 

Dấu hiệu cần trợ giúp về y tế ngay lập tức

  • Co giật, không chỉ là chuyển động co giật của cơ thể, con ngươi mắt không phản ứng khi bạn nhìn vào mắt hoặc nói chuyện với bé.
  • Khó thở.
  • Trở thành vô thức.
  • Quanh miệng hoặc trên mặt có màu xanh tái.
  • Có các triệu chứng nghi ngờ viêm màng não.
  • Đi ngoài ra máu hoặc phân táo có màu đỏ.
  • Trông có vẻ đau đớn rõ ràng. 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;