Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

6 cách trị ho cho bé tại nhà an toàn - Có nên dùng kháng sinh?

trị ho cho bé tại nhà

Trong giai đoạn từ 5 tháng tuổi trở đi, trẻ nhỏ bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài, cộng với hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dẫn đến ho. Nhiều mẹ nôn nóng chữa ho cho bé bằng cách dùng thuốc nhưng điều này có thật sự an toàn? Cùng Huggies giải đáp thắc mắc vừa nêu và tìm hiểu 6 cách trị ho cho bé an toàn tại nhà không dùng thuốc nhé!

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị ho

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị ho

Thông thường, trong 4 tháng đầu đời, trẻ vẫn còn lượng lớn kháng thể được truyền từ mẹ trong quá trình mang thai nên ít khi bị bệnh vặt. Qua tháng thứ 5 – 6, trẻ bắt đầu bước vào một giai đoạn mới được gọi là “cửa sổ miễn dịch”. Lúc này, cơ thể bé phải tự sản xuất các yếu tố miễn dịch để chống đỡ với các tác nhân gây bệnh bên trong và ngoài môi trường. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dẫn đến ho.

Triệu chứng ho ở trẻ nhỏ có thể xảy ra khi bé mắc các bệnh lý ở đường hô hấp trên và dưới như:

  • Cảm lạnh
  • Cảm cúm
  • Viêm họng
  • Viêm mũi xoang
  • Viêm VA
  • Viêm amidan
  • Viêm thanh quản
  • Viêm phế quản
  • Viêm tiểu phế quản
  • Viêm phổi

Bên cạnh các bệnh lý ở đường hô hấp, trẻ nhỏ còn có thể bị ho vì những nguyên nhân sau:

  • Bé bị trào ngược dạ dày. Axit trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản gây ợ chua, ợ nóng và kích ứng niêm mạc họng khiến bé bị ho.
  • Ho do bé dị ứng với sữa, thức ăn, thời tiết, phấn hoa hay các yếu tố dị nguyên khác.
  • Trẻ nhỏ thường xuyên phải hút thuốc lá thụ động cũng dễ bị ho cùng nhiều vấn đề nghiêm trọng ở đường hô hấp.
  • Trẻ hít phải dị vật, khiến cơ thể phản ứng tự nhiên - ho để tống khứ vật lạ ra khỏi đường thở.
  • Bé bú mẹ bị sặc cũng có thể gây ho.

Tham khảo: Cách cho trẻ ăn dặm

Có nên trị ho cho trẻ bằng thuốc hay siro ho?

Nếu mẹ có thể xác định tình trạng ho của trẻ là ho thông thường thì không nên chữa ho cho bé bằng thuốc. Trong hiệu thuốc có rất nhiều loại thuốc khác nhau để chữa ho cho trẻ tại nhà hoặc giúp trẻ thông mũi nhưng các chuyên gia y tế cũng cảnh bảo rằng việc sử dụng thuốc chưa được kê toa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Hơn nữa, một số siro ho cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chứa codein có thể khiến trẻ bị khó thở. Nhiều loại thuốc ho có chứa chất này bị cấm sử dụng, vì thế việc trị ho cho bé bằng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Phương pháp massage cho trẻ sơ sinh tốt nhất

trị ho cho bé tại nhà

Một trong những hoạt chất được sử dụng phổ biến nhất trong thuốc giảm ho là dextromethorphan có thể mua mà không cần toa bác sĩ. Tuy nhiên khi bị lạm dụng, dextromethorphan có thể dẫn đến ngộ độc, đặc biệt là ở trẻ em dưới sáu tuổi.

Ho là một phản xạ sinh lý phức tạp của cơ thể nhằm giải phóng dịch tiết, chất lạ, khắc phục co thắt phế quản hoặc điều trị bệnh lý trong đường thở để bảo vệ hệ hô hấp. Nhờ phản xạ ho mà đường thở của trẻ được làm sạch chất nhầy, giúp không khí lưu thông vào phổi dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bé bị ho thường xuyên, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây chán ăn thì mẹ cần áp dụng một số cách trị ho cho bé tại nhà. Ưu điểm của những cách chữa này là hạn chế sử dụng thuốc, dễ dàng thực hiện và phù hợp cho trẻ nhỏ vốn có đường hô hấp rất nhạy cảm.

Tham khảo: Bé mấy tháng biết ngồi

Cách trị ho cho trẻ nhỏ tại nhà

Các loại thuốc trị ho có thể hiệu quả đối với người lớn nhưng đối với trẻ nhỏ, chúng có thể có tác dụng phụ, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng nếu ba mẹ tự ý sử dụng cho con. Do vậy, việc lựa chọn cách trị ho cho bé cần phải được cân nhắc kỹ càng dựa trên nguyên nhân gây bệnh và mức độ ho của bé.

Thông thường, nếu bé chỉ bị ho nhẹ và không có dấu hiệu nhiễm khuẩn, các mẹ có thể hỗ trợ bé bằng các biện pháp tự nhiên. Dưới đây là những cách chữa ho cho bé nhỏ tại nhà mà mẹ có thể thử tham khảo:

Nhỏ mũi bằng nước muối

Khi bị cảm, nước mũi bé bị nghẹt hoặc chảy nhiều xuống phía sau thành họng khiến con có thể bị ho, khó thở và ăn, ngủ kém. Lúc này, mẹ nên nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy trong mũi giúp bé dễ thở hơn; đồng thời sát trùng, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan sang tai hay xuống cổ họng.

Mẹ có thể trữ sẵn vài chai nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho con khi cần thiết. Nếu trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhẹ thì nhỏ ngày 2 – 3 lần, nặng hơn thì 4 – 6 lần. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng nước muối biển sâu dạng chai xịt.

Những trẻ dưới 2 tuổi thường sẽ không thể tự hỉ mũi. Vì vậy, sau khi nhỏ nước muối xong, mẹ hãy chờ vài phút cho dịch nhầy loãng ra rồi sử dụng ống hút mũi để hút sạch nước mũi cho bé. Lưu ý, mẹ chỉ nên hút nhẹ để không làm niêm mạc mũi của bé bị tổn thương.

Xem thêm: Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi

Tăng cữ bú và lượng nước uống trong ngày

Đây cũng là một trong những cách trị ho cho trẻ nhỏ tuổi an toàn. Khi con ho liên tục, mẹ hãy tăng cữ bú cho bé nhưng với lượng sữa ít hơn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng nôn trớ khi ho và đảm bảo bé vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu được, nên cho trẻ bú mẹ bởi sữa mẹ chứa nhiều dinh dưỡng, có khả năng tăng cường sức đề kháng cho bé để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

Cùng với việc tăng thêm các cữ bú cho trẻ, mẹ cũng nên khuyến khích con uống nhiều nước hơn, đặc biệt là nước ấm. Đối với những trẻ nhỏ đã bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể bổ sung cho bé một số loại chất lỏng khác như nước ép trái cây không chua ( lê, táo, dưa hấu…), cháo loãng.

Tham khảo: Thực đơn cho bé ăn dặm

Cho trẻ uống nước chanh mật ong ấm

Với trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể dùng nước chanh ấm pha mật ong như một cách chữa ho cho trẻ. Mẹ nên lưu ý, tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi vì hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển đầy đủ, khi dùng mật ong có thể khiến trẻ bị ngộ độc, thậm chí là tử vong.

Giữ ấm cho trẻ

Việc tắm nước ấm cũng là một trong những cách trị ho cho trẻ nhỏ an toàn. Hơi nước ấm nóng sẽ giúp đường hô hấp của trẻ được thư giãn. Ba mẹ cần ngồi cùng bé khi tắm để tránh việc trẻ có thể bị bỏng.

Ba mẹ cũng không để trẻ đứng lâu dưới trời lạnh, những nơi gió to hay ở phòng có nhiệt độ lanh sẽ khiến ho trở nặng.

Không khí quá khô hanh là một trong những nguyên nhân khiến niêm mạc cổ họng của bé bị khô, kích ứng, từ đó dẫn đến ho, viêm họng. Lắp đặt một thiết bị tạo độ ẩm trong phòng của bé sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện được tình trạng ho ở trẻ nhỏ.

Trong quá trình sử dụng máy tạo độ ẩm, cha mẹ nên thường xuyên thay nước và vệ sinh thiết bị theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để ngăn ngừa ẩm mốc.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ba mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bé. Đẩy lùi cơn ho bằng thực phẩm cũng là một cách trị ho cho trẻ.

Trẻ bị ho nên ăn những thực phẩm giàu vitamin A, kẽm và chất sắt như: thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, tránh tình trạng ho của trẻ thêm nặng, khi chế biến đồ ăn mẹ nên chú ý:

  • Tôm: Bóc hết lớp vỏ cứng và chỉ lưng, chỉ lấy phần thịt tôm chế biến món ăn cho trẻ.
  • Thịt gà: Bỏ da, xé nhỏ.
  • Các món ăn được chế biến kỹ lưỡng và nấu thành những món ăn mềm, dễ nuốt.

Nâng cao đầu bé khi ngủ

Một trong những mẹo giúp trẻ bị ho thoải mái yên giấc là nằm ngủ với một chiếc gối được kê cao. Khi bé ngủ, mẹ hãy lấy một cái gối mềm hoặc dùng khăn gấp lại đặt xuống phía dưới, kê cao từ phần bả vai của bé trở lên đầu. Giải pháp này cũng có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng chảy ngược nước mũi xuống phía sau gây kích thích thành họng, khiến cho nhiều trẻ sơ sinh bị ho.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Nếu trẻ bị ho nhiều, kéo dài, cha mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời. Bài viết trên là những thông tin mà Huggies muốn chia sẻ với mẹ cách trị ho cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được thêm nhiều tư vấn thêm hữu ích nhé!

Mẹ đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;