Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn WHO
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Khoảng thời gian đặc biệt
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức

10 Cách Để Phòng Chống Dịch Cúm Cho Trẻ Tại Nhà

Phòng chống cúm cho bé

Cảm cúm là bệnh lý thường gặp ở trẻ em vào các thời điểm giao mùa. Hơn nữa, gần đây có sự bùng phát dịch bệnh viêm phổi cấp với các triệu chứng tương tự các căn bệnh cảm cúm thông thường như: sốt, ho, khó thở,… Đây là căn bệnh nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh chóng. Vì thế, mẹ cần trang bị những kiến thức về cách phòng chống dịch cúm cho trẻ tốt nhất.  Căn bệnh này rất dễ lây truyền qua các hình thức tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt khi trẻ sinh hoạt trong cùng một điều kiện môi trường, lớp học. Thực tế chỉ cần một bé mắc bệnh mà ho hoặc hắt hơi thì các bạn khác bị tiếp xúc với những hạt nước nhỏ chứa siêu vi cúm bay ra từ miệng, mũi của bé đó cũng sẽ có khả năng mắc bệnh. Vậy làm thế nào để chăm sóc và phòng chống cúm cho trẻ tại nhà? Hãy cùng Huggies tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời, mẹ nhé!

Dạy trẻ ho hoặc hắt hơi đúng cách

Dạy trẻ ho hay hắt hơi đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh hô hấp. Che kín miệng bằng khuỷu tay hoặc sử dụng khăn giấy khi ho và hắt hơi. Ngay sau đó, trẻ cần bỏ khăn giấy vào thùng rác, rồi rửa tay lại bằng xà phòng diệt khuẩn. 
Nếu trẻ thấy bất cứ ai khác đang ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy che mặt và đi theo hướng khác, sau đó vứt khăn giấy đó vào thùng rác, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Hạn chế chạm vào mặt

Hãy cố gắng lặp đi lặp lại nhiều lần với trẻ về việc hạn chế chạm vào mặt, nhất là vùng chữ T (mắt, mũi và miệng). Bởi tay hay các đồ vật có thể dính dịch và khiến trẻ dễ dàng nhiễm bệnh.

Không hôn lên mặt trẻ

Đây là một trong những vấn đề chính bản thân các bậc phụ huynh lại vô tình vi phạm nhiều nhất. Trong giai đoạn này, nếu muốn bày tỏ yêu thương với trẻ thì mẹ chỉ nên hôn phía sau đầu, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Thời gian ủ bệnh có thể từ 0 đến 14 ngày, trong giai đoạn đó người bệnh có thể sẽ không có bất kỳ biểu hiện khác lạ nào. Vì thế, tốt nhất hãy đảm bảo giữ con ở một khoảng cách an toàn nhất định, mẹ nhé.

Luôn đảm bảo sạch sẽ

Trước sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thường xuyên rửa tay. Rửa tay theo sự hướng dẫn của Bộ Y tế, lau lại bằng khăn giấy, sau đó tắt vòi bằng chính khăn giấy đó và vứt vào thùng rác để tránh vi khuẩn lấy lại bàn tay đã được vệ sinh sạch sẽ.

Cho trẻ rửa tay kĩ

Ngoài ra, có thể mẹ chưa biết, việc tránh tụ tập và ăn uống nơi đông người là một trong những cách phòng chống cúm cho trẻ hiệu quả nhất.

Đảm bảo thói quen sinh hoạt đúng quy tắc

Để phòng chống cúm, mẹ nên đảm bảo chế độ sinh hoạt cho trẻ như sau: ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, đảm bảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng giờ, đủ giấc.

Luôn giữ nhiệt độ phòng ở 27-28 độ C

Đảm bảo giữ nhiệt độ phòng ở khoảng 27-28 độ C, mẹ sẽ giúp cơ thể bé không bị lạnh và tránh nguy cơ suy giảm khả năng miễn dịch.

Bổ sung vitamin C

Giúp bé yêu có sức đề kháng cao, phòng chống dịch cúm, mẹ cần tăng cường hệ miễn dịch cho con bằng cách bổ sung vitamin C hàng ngày. Theo các chuyên gia, vitamin C còn có tác dụng tuyệt vời trong phòng ngừa các biến chứng của bệnh cúm.
Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho con từ các loại thực phẩm như rau bắp cải, rau bina hoặc một ly nước cam vào buổi sáng là tốt nhất.
Lưu ý, mẹ cũng cần cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ và đảm bảo “ăn chín uống sôi” nhé.

Cho trẻ vận động phù hợp theo lứa tuổi

Duy trì các hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể trẻ khỏe hơn, tăng cường thể lực. Khi có một cơ thể khỏe mạnh, con có đủ thể lực để phòng chống dịch cúm hơn.
Ở mỗi lứa tuổi của con, mẹ có thể lựa chọn các môn thể thao phù hợp cho con. Với những bé trai, mẹ có thể hướng con đến những bộ môn thể thao: chạy bộ, đá banh trong nhà,... Với những bé gái mẹ có thể hướng con đến những bộ môn thể thao: nhảy dây, học nhảy,... Với những bộ môn thể thao này, các mẹ có thể dễ dàng cho con thực hiện trong nhà và khoảng 2-3 buổi/ tuần.

Đeo khẩu trang

Hãy cho trẻ đeo khẩu trang vừa vặn với mặt khi hoạt động ngoài trời hoặc ở chỗ đông người. Nếu không quá cần thiết, mẹ nên cân nhắc cho trẻ sinh hoạt tại nhà..

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ một số phương pháp giúp bé giảm mắc cúm bao gồm:

1. Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, ít ô nhiễm

2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ đạt cân nặng chuẩn, không suy dinh dưỡng, không béo phì

3.Bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng bằng các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, chanh, dâu...

4.Chích ngừa cúm hàng năm cho bé để bé bớt bị cúm mùa.

5. Rửa tay thường xuyên trước và sau khi ăn

Theo dõi phản ứng của trẻ khi bị sốt

Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Thông thường, nếu kẹp nhiệt độ ở vùng nách của bé trên 37, 5 độ C tức là bé đã bị sốt. Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C thì mẹ có thể hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm. Mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm khoảng 30 độ C để lau cơ thể bé, nhất là vùng trán, nách và bẹn. Ngoài ra, mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé
Chăm sóc bé 02/01/2019

Kinh nghiệm chọn mua chăn ga gối đệm cho bé

Trong phòng ngủ của hầu hết các bé, có lẽ chiếc giường luôn là nơi được chú ý nhiều nhất. Vì vậy, lựa chọn bộ chăn ga gối đệm cho bé luôn là một dịp thú vị để tô điểm thêm màu sắc hay sự vui nhộn cho không gian phòng của bé yêu. Các xu hướng mới nhất hiện nay của các bộ chăn ga gối là họa tiết hình học và họa tiết lấy cảm hứng từ phong cách retro.

biểu đồ phát triển của bé
Chăm sóc bé 15/01/2019

Biểu đồ phát triển của bé

Biểu đồ tăng trưởng của bé được dùng khắp nơi trên thế giới. Mặc dù ở mỗi nước có thể mỗi khác nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng được cải thiện hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;