Tất cả các chuyên mục
Quá trình phát triển của bé
Thực đơn cho bé
Tập cho bé tự đi vệ sinh

Bé có bị nhẹ cân quá không?

Bé có bị nhẹ cân quá không?

Về vấn đề cân nặng của bé. Bên cạnh béo phì, trẻ nhẹ cân cũng là vấn đề đáng quan tâm. Ngoài khả năng là do yếu tố di truyền, có nhiều yếu tố khác khiến trẻ nhẹ cân. Cha mẹ có thể giúp con bằng cách tăng chất đạm, kích thích ăn uống tích cực và lành mạnh, và cuối cùng là cân nhắc việc bổ sung vitamin.

Thưởng chúng ta nghe nhiều về bệnh béo phì ở trẻ em, nhưng trẻ nhẹ cân cũng có thể là một vấn đề cần quan tâm. Vậy thiếu cân là gì? Câu nói của người xưa "nòi nào giống đó" có thể áp dụng cho trẻ em gầy. Những trẻ này có cha mẹ gầy luôn có số đo cân nặng và chiều cao ở phần dưới của biểu đồ tăng trưởng. Nhưng liệu đó có thực sự là vấn đề?

Tăng trưởng và phát triển vẫn là một trong các chỉ số quan trọng nhất của sức khỏe trẻ em. Một số trẻ từ 6 đến 18 tháng sẽ thay đổi các mức tăng trưởng của mình, nhưng thường khi trẻ 24 tháng tuổi thì sự phát triển của trẻ sẽ ổn định. Trẻ em có số đo trượt xuống biểu đồ tăng trưởng cần được quan tâm, đặc biệt là từ 24 tháng trở đi, những bé này có thể đã tụt xuống hai khoảng tăng trưởng chính (từ mức thứ 80 đến 40). Nhưng nếu trẻ tụt xuống mức thấp hơn (khoảng mức thứ 5, hoặc mức thứ 3 tùy trường hợp) thì lúc này bạn nên can thiệp.

Nếu bạn có nghi ngờ rằng trẻ không tăng trưởng với tốc độ bình thường trước đây, việc đầu tiên bạn nên làm là gọi bác sĩ. Họ có thể khám, xem xét việc ăn uống và sức khỏe của bé.

Ngay cả sau khi đã được kiểm tra để xác định tại sao bé bị nhẹ cân, cha mẹ vẫn có thể lúng túng với việc giúp bé tăng cân. Việc giúp tăng cân nặng của trẻ không hề dễ dàng. Trẻ nhỏ có nhu cầu năng lượng rất cao nhưng dạ dày lại nhỏ, nên chỉ riêng việc đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày đã khó, nói chi đến việc giúp bé tăng cân.

Tại sao con tôi bị nhẹ cân?

Đa số các trường hợp có khả năng là do di truyền, có nghĩa là trọng lượng và chiều cao được xác định trước do yếu tố di truyền.

Các yếu tố khác :

• Trẻ có thể rất năng động và do đó đòi hỏi rất nhiều năng lượng đầu vào (calo) chỉ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của bé.

• Có vấn đề về ăn uống, ví dụ như biếng ăn, hay là do hiện tượng neophobia (sợ thức ăn mới) mà thường là do tính cách.

• Thiếu dinh dưỡng tiềm ẩn, ví dụ như thiếu sắt, có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống.

• Một số trẻ nhẹ cân do quá phụ thuộc vào thức uống giàu dinh dưỡng như nước trái cây hoặc sữa. Nước trái cây co thể gây tiêu chảy cho trẻ mới biết đi. Cả hai thức uống này có thể gây chán ăn và bữa ăn, cũng như tạo ra sự mất cân bằng dinh dưỡng.

• Có thể do không thích thức ăn và/hoặc thói quen ăn uống lành mạnh.

• Cha mẹ quá độc đoán với việc ăn uống và do đó khiến trẻ sợ ăn.

• Việc trẻ không thích ăn có thể là do sự phân tâm hoặc quá bận rộn (mải vui chơi?).

• Dị ứng thức ăn và chế độ ăn kiêng hạn chế có thể dẫn đến khó khăn.

• Các bệnh ngắn hoặc kéo dài.

• Bệnh không được chẩn đoán.

• Các vấn đề cơ học về ăn uống, chẳng hạn như phát triển cơ bắp, amidan mở rộng và vấn đề dây thắng lưỡi ngắn.

Vậy cha mẹ nên làm gì?

Trong một số trường hợp có thể bạn không làm gì được. Bạn cũng có thể cung cấp nhiều loại thực phẩm lành mạnh, trẻ chỉ uống nước, trẻ vẫn khỏe mạnh và phát triển với một tốc độ ổn định mặc dù cân nặng của bé không được lý tưởng.

Vấn đề về cân nặng của bé

Nhưng nếu bạn nghĩ rằng một số vấn đề trên có thể liên quan thì sau đây là một vài gợi ý hữu ích. Thông thường các bí quyết để tăng cân ở trẻ nhỏ (tăng cân lành mạnh) là đạm, và ở trẻ lớn là sự kết hợp chế độ ăn uống và tập thể dục.

Tập trung tăng chất đạm.

Ban đầu hãy tập trung vào chế độ ăn uống bằng cách đảm bảo thực phẩm đạm thường xuyên và thêm một ít chất béo (chất béo có lợi cho sức khỏe). Một nguyên tắc đơn giản để cân đong là khoảng lòng bàn tay của trẻ (chiều dài và chiều rộng) là đủ đạm cho mỗi bữa ăn để đảm bảo sự phát triển của trẻ. Và cũng đừng quên đạm trong thức ăn nhẹ của trẻ.

Các loại thực phẩm giàu đạm bao gồm:

• Thịt (thịt đỏ, thịt lợn, thịt gà, gà tây, v.v...).

• Cá.

• Các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, sữa chua, kem, v.v…).

• Trứng.

• Các loại hạt và các loại đậu: hạt lanh, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu nành, mầm, v.v…

• Bánh mì và ngũ cốc.

• Rong biển.

Một số ý tưởng cho món ăn và bữa ăn

Vấn đề về cân nặng của bé

• Cho trẻ ăn bữa chính khi chúng đói nhất, vì vậy nếu thấy con của bạn ăn tốt nhất vào buổi trưa thì hãy cho trẻ ăn nhiều như ăn bữa tối.

• Cho uống sữa sau bữa ăn và đồ ăn nhẹ để bé của bạn không bị no bụng nước mà mất hứng thú với bữa ăn chính.

• Tránh nước ép táo và lê vì nó có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, việc này sẽ không giúp cải thiện cân nặng của bé.

• Hãy thử cung cấp sữa dưới dạng nước trái cây và sinh tố sữa chua (đó là một bữa ăn nhẹ rất tốt cho việc tăng cân bởi vì hầu hết trẻ em đều thích chúng). Bé của bạn sẽ nhận được một loạt các chất dinh dưỡng, và bạn cũng có thể thêm vào đó các thực phẩm chức năng bổ sung khác.

• Bạn cũng có thể thêm hạt lanh, hạt bí ngô, hạt hướng dương… được nghiền nhỏ (với điều kiện không có nguy cơ dị ứng) vào các loại ngũ cốc, sinh tố, v.v…

• Đảm bảo rằng mỗi bữa ăn, kể cả bữa ăn nhẹ, đều có đạm. Đối với thức ăn nhẹ, hãy thử cho trẻ bánh quy mặn ăn kèm với: phô mai kem, hạnh nhân bột, quả bơ xay, cá ngừ hoặc cá hồi (có thể trộn với sốt mayonnaise), thịt nguội cắt lát, sữa chua với trái cây, v.v…

• Cho trẻ ăn trứng vài lần một tuần: trứng đánh, trứng luộc, trứng tráng, trứng luộc trộn với mayonnaise, trứng dầm với cơm, v.v…

• Thêm phô mai và bơ vào rau củ nghiền, súp và bánh nướng.

• Sử dụng nhiều nước sốt phô mai trong bữa ăn và các món mì ống.

• Mayonnaise có thể làm nước chấm cho các món ăn chơi như là cá chiên, chả giò, chả cá, hoặc làm nước sốt cho các món gỏi/salad, hoặc cho vào thức ăn nghiền.

• Các món bánh làm từ sữa với nguyên liệu từ gạo, sago, tapioca, bánh mì và v.v...

• Tránh các thức ăn có đường và đồ ăn vặt như bánh bích quy, kẹo và khoai tây chiên trước khi ăn, vì việc này chỉ làm cho bé no nhưng không giúp tăng cân lành mạnh.

• Chỉ nên cho bé ăn vừa phải, tránh để bé ngán với một phần ăn quá nhiều vào cuối ngày. Hơn nữa, ăn sạch đồ ăn trong bát cũng là một sự động viên tôt cho bé và bạn.

• Cho bé ăn thường xuyên trong ngày, ví dụ ba bữa chính và ba bữa phụ một ngày.

• Làm cho món ăn/bữa ăn vui vẻ và thú vị: thử loại ống hút mới, trang trí món ăn bắt mắt, hoặc thậm chí có một bữa ăn ngoài trời.
• Hạn chế sự phân tâm như đồ chơi và TV, và luôn luôn sử dụng các từ tích cực, tránh căng thẳng (cho cả hai) trong bữa ăn.

Các bước tiếp theo

Nếu bạn thấy chế độ ăn uống là chưa đủ, bạn có thể cần phải xem xét việc bổ sung vitamin. Các chuyên gia y tế thường sử dụng loại bột giàu năng lượng để cải thiện cân nặng của bé (sữa PediaSure hoặc Polyjoule).

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai
Bé tập đi 15/01/2019

Bỉm/Tã dành cho bé gái và bé trai

Con trai và con gái có rất nhiều đặc điểm khác biệt, thể hiện trong cách chơi, cách giao tiếp, cách thể hiện yêu thương. Do đó, các loại tã của Huggies được nghiên cứu và sản xuất với những thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tốt nhất với sự khác nhau của con trai và con gái, đem đến cho bé những giây phút dễ chịu và thoải mái.

Chăm sóc mắt cho trẻ
Bé tập đi 30/11/2018

Chăm sóc mắt cho trẻ

Đối trẻ nhỏ đang khám phá thế giới xung quanh với tốc độ rất nhanh, vì vậy chăm sóc mắt cho trẻ là việc rất quan trọng. Các vấn đề về mắt phải được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Nên tặng quà gì cho phụ nữ đang mang thai
Làm cha mẹ 08/04/2019

Nên tặng quà gì cho phụ nữ đang mang thai

Chúng tôi đã hỏi những bà mẹ đang sử dụng sản phẩm của HUGGIES® về những món quà mà họ thích tặng hoặc được tặng khi đang mang thai. Những câu trả lời thật thú vị.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;